Đánh giá vai trò của tin học

Tin học đang phát triển ngày càng nhanh và trở thành nhân tố vô cùng cần thiết trong mọi mặt mọi lĩnh vực. Trong đó, Tin học được sử dụng phổ biến và đặc biệt quan trọng trong giáo dục. Tin học được đưa vào chương trình học và hỗ trợ giảng dạy. Cả trong công việc và đời sống, Tin học luôn chứng minh được tầm quan trọng của nó.

Xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng đi cùng sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc thành thạo các kỹ năng tin học đang được nước ta ngày càng chú trọng nhằm nâng cao cơ hội học hỏi và hội nhập với thế giới. Mức độ cần thiết của Tin học là rất cao, dễ dàng nhận thấy điều này qua những mối liên hệ mật thiết của THVP với Giáo dục, Công việc và Đời sống.

Tin học và Giáo dục

Trong việc đưa Tin học vào lĩnh vực Giáo dục nhằm mục đích bồi dưỡng kiến thức cho thế hệ trẻ, nước ta đang có 2 xu hướng chính:

  • Đưa Tin học vào chương trình giảng dạy

Học sinh cấp 1 được làm quen với các khái niệm cơ bản của Tin học, sử dụng máy tính để học và thi một số môn 

Học sinh THCS được chọn Tin học trong danh sách các môn thi nghề bắt buộc cho học sinh cuối cấp. 

Học sinh THPT được học và thi Tin học như là một môn học chính thức. 

Sinh viên tại hầu hết các ngành, đặc biệt là kinh tế, kỹ thuật, phải học một số tín chỉ về Tin học ngay học kì đầu tiên để phục vụ cho việc học tập các môn học khác đòi hỏi kỹ năng xử lý bộ phần mềm Microsoft Office. Trong suốt các năm đại học, Tin học được sinh viên sử dụng xuyên suốt để làm tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận, thuyết trình… 

  • Sử dụng Tin học trong giảng dạy

Giáo viên sử dụng máy tính nhằm hỗ trợ cho công tác giảng dạy và chuẩn bị tài liệu cho giảng dạy. Khi giảng dạy, giáo viên sử dụng thiết bị máy chiếu để phát các slide bài giảng sinh động, dễ tiếp thu cho học sinh. Còn khi muốn lên giáo án, thầy cô có thể sử dụng bộ Microsoft Office để xử lý văn bản, bảng tính hay slide trình chiếu hoặc soạn các câu hỏi trắc nghiệm. 

Tin học và Công việc

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu ứng viên phải thành thạo các kỹ năng Tin học nói chung và Tin học Văn phòng nói riêng

Nhân viên trong công ty cũng được yêu cầu phải sử dụng thành thạo các ứng dụng Tin học để hoàn thành trôi chảy các công việc như: hoạt động giao dịch bằng giấy tờ, văn bản; hoạt động kế toán – kiểm toán; hoạt động quản lý hành chính – nhân sự; hoạt đông quản trị và xử lý thông tin; hoạt động vận hành và điều khiển máy móc…

Tin học và Đời sống

Nhờ có Tin học, cuộc sống con người trở nên thoải mái và thú vị hơn rất nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động sau:

  • Tìm kiếm nguồn tri thức mở vô cùng phong phú trên Internet
  • Chia sẻ những thông tin bổ ích, những cảm nhận của bản thân tới mọi người trên thế giới 
  • Kết nối và liên lạc với mọi người xung quanh thông qua các mạng xã hội, ứng dụng gọi chat trực tuyến
  • Các vấn đề xử lý thông tin, văn bản, thuyết trình…

Tin học tuy là một ngành khoa học trẻ nhưng những giá trị mà nó mang đến cho cuộc sống thì lại vô cùng quan trọng. Chú trọng phát triển Tin học sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn, đáp ứng tốt các nhu cầu của đất nước và con người trong thời kì hội nhập quốc tế.

Thay vì là môn học tự chọn như chương trình hiện hành, ở chương trình phổ thông mới, Tin học là môn bắt buộc có sự phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9. Đối với cấp học THPT, Tin học là môn học được chọn lựa theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Vai trò của môn Tin học

Nói về vai trò của môn Tin học, những chuyên gia giáo dục của trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho rằng:  môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận và mở rộng tri thức cũng như sáng tạo trong thời đại thông tin, hỗ trợ đắc lực trong quá trình học tập và tự học của học sinh. Đồng thời, Tin học cũng tạo cơ sở vững chắc trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại.

Tin học có sứ mạng là giúp học sinh có được năng lực tin học với những kỹ năng cơ bản như sử dụng và quản lý phương tiện, công cụ và những hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông. Hiểu biết và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa..trong môi trường số hóa cũng như nhận biết và giải quyết những vấn đề trong nền kinh tế tri thức. Đặc biệt giúp học sinh học tập và tự học với sự hỗ trợ của ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông.

Vai trò của môn Tin học trong chương trình phổ thông mới có sự thay đổi

So với chương trình Tin học hiện hành, vị trí và vai trò của môn Tin có sự thay đổi. Với chương trình phổ thông mới, Tin là môn học bắt buộc có sự phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9. Tuy nhiên, với cấp học THPT, Tin học vẫn là môn học được chọn lựa theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, được phân hóa theo 2 định hướng là Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.

Tập trung 3 mạch tri thức

Theo những tin tức giáo dục, chương trình môn Tin học đảm bảo tính cơ bản, khoa học và sư phạm. Chương trình học chọn lọc những nội dung cơ bản của 3 mạch tri thức: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông và Học vấn số hóa phổ dụng.

Nắm bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chương trình giúp học sinh định hướng và phổ rộng những ngành nghề cho những đối tượng học sinh khác nhau, gồm cả ngành chuyên sâu và những ngành ứng dụng. Đặc biệt, việc học và ứng dụng môn tin học không bị đóng khung trong nhà trường phổ thông mà được triển khai trong và ngoài nhà trường, khai thác đặc tính của giáo  dục định hướng STEM. Chương tình gồm 4 yếu tố của giáo dục STEM: khoa học, công nghệ kỹ nghệ và toán học, khai thác ưu thế về tích hợp liên môn bằng cách yêu cầu học sinh làm ra những sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm để thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục hàn lâm và thực tiễn.

Trọng tâm là khả năng vận dụng của học sinh

Tin học trong chương trình giáo dục mới sẽ đặt trọng tâm vào việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tin học của học sinh trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Điều này tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh.

Chương trình khuyến khích áp dụng những giải pháp đánh giá kết quả học tập tin học bằng khảo sát, kiểm tra kiến thức thông qua câu hỏi, bài tập,bài thực hành và sản phẩm của học sinh. Đánh  giá kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh.

Chủ Đề