Dấu hiệu bệnh tâm thần ở trẻ em

 - Không giống như người lớn, bệnh tâm thần ở trẻ em rất khó phát hiện vì triệu chứng không điển hình như ở người lớn.

Chia tay vẫn liên lạc với người cũ, bạn có thể bị tâm thần

Vụ truy sát trong chùa: Nghi can có dấu hiệu tâm thần

6 dấu hiệu trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần

Thỉnh thoảng bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhưng lại khó có thể phân biệt các hành vi đó với hành vi bình thường của chúng.

Bố mẹ càng hiểu rõ trẻ thì càng có nhiều cơ hội tìm được phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường cho các em. Sau đây là 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tâm thần ở trẻ mà bạn không thể bỏ qua:

Thay đổi hành vi

Những thay đổi về hành vi của trẻ dễ dàng được quan sát thông qua những hoạt động thường ngày của chúng. Đây là những thay đổi lớn về hành vi và tính cách của trẻ. Bạn có thể thấy con bạn trở nên bạo lực, đánh nhau và dùng vũ khí thường xuyên, hoặc thậm chí nói những lời làm tổn thương người khác. Chúng có thể dễ nổi giận và làm thất vọng người khác.

Thay đổi tâm trạng

Trẻ có xu hướng thay đổi tâm trạng đột ngột và liên tục. Cảm giác chán nản và buồn bã này có thể kéo dài ít nhất hai tuần, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ của trẻ với bạn bè cũng như các thành viên trong gia đình. Thay đổi tâm trạng là những triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.

Khó tập trung

Trẻ bị bệnh tâm thần thường khó chú ý hay tập trung đến những việc nhất định trong thời gian dài. Ngoài ra, chúng khó ngồi yên tại chỗ và gặp khó khăn trong việc đọc. Những triệu chứng này sẽ khiến trẻ đạt kết quả học tập kém không như mong đợi và sự phát triển của não cũng bị ảnh hưởng.

Sụt cân

Không chỉ những bệnh về thể chất gây giảm cân mà các bệnh về tâm thần cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Những triệu chứng thường gặp là cảm giác chán ăn kéo dài, nôn ói và rối loạn ăn uống.

Thay đổi những triệu chứng thể chất

Bệnh tâm thần khiến trẻ bị đau đầu và đau bụng. Trẻ dễ mắc bệnh cúm, sốt, hoặc những bệnh khác hơn những trẻ bình thường, khỏe mạnh. Đôi khi, trẻ bị bệnh tâm thần thường tự làm tổn thương mình. Chúng thường cắt tay hoặc tự làm bỏng bản thân. Trong những trường hợp nghiêm trọng, chúng có thể có ý định tự tử hoặc cố gắng tìm cách tự tử.

Cảm xúc dữ dội

Trẻ thường có sự sợ hãi quá mức không rõ lý do. Những dấu hiệu đáng chú ý là khóc, thét lên, nôn mửa kèm những cảm xúc mãnh liệt. Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm hoặc chứng rối loạn lo âu. Những cảm xúc mạnh còn có thể gây ra những tác hại vật lý cho trẻ như khó thở, tim đập nhanh hoặc thở nhanh, ảnh hưởng cuộc sống thường ngày của trẻ.

Bạn nên làm gì nếu nghi ngờ con mình bị tâm thần?

Lời khuyên tốt nhất dành cho bậc phụ huynh trong trường hợp con có dấu hiệu bị tâm thần là hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về những dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị hoặc việc sử dụng thuốc cho trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nhiều hơn tới hành vi của trẻ và quan tâm, chăm sóc trẻ nhiều hơn. Trẻ rất cần sự quan tâm yêu thương của cha mẹ, bạn bè và thầy cô để có thể vượt qua được tình trạng này. Hãy nói chuyện với giáo viên, bạn bè và những thành viên khác trong gia đình về việc chú ý những thay đổi vật lý và tâm lý ở trẻ.

Thành Luân [tổng hợp]

Không ít người trong chúng ta đều đã nghe tới cụm từ "tâm thần phân liệt". Tuy nhiên, hầu hết lại không rõ chứng bệnh này thực sự là gì, biểu hiện ra sao, diễn biến như thế nào,... dẫn đến những hiểu lầm về căn bệnh. 

Để hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần phân liệt, các nhà tâm lý học lâm sàng đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tế lâm sàng những liệu pháp tâm lý nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại chức năng sống.

Tâm thần phân liệt hoang tưởng được coi là bệnh tâm thần phổ biến nhất. Đây là loại rối loạn tâm thần, có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành xử. 

Trên tạp chí Pediatrics, các nhà nghiên cứu vừa công bố một danh sách gồm 11 dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết để cha mẹ và những người khác trong cộng đồng phát hiện những rối loạn tâm thần ở trẻ. Theo Tiến sĩ Peter S.Jensen tại Mayo Clinic “Nhiều người bối rối không biết con của họ có vấn đề gì không? ”Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giúp bậc cha mẹ phân biệt được những hành vi bình thường của tuổi thơ ấu và triệu chứng thực sự của bệnh tâm thần bằng một danh sách.

Để lập ra danh sách này, nhóm nghiên cứu đã xem lại các công trình về sức khỏe tâm thần liên quan đến hơn 6000 trẻ, và bảo đảm những triệu chứng trong danh sách có thể giúp nhận biết một số rối loạn sức khỏe tâm thần của trẻ.

11 dấu hiệu cảnh báo là:

- Cảm thấy buồn hay tỏ vẻ lãnh đạm trong thời gian từ 2 tuần trở lên.

- Thực sự cố gắng làm đau bản thân hay tự tử, hay có kế hoạch làm như thế.

- Đột nhiên bị chìm trong sợ hãi mà không có lý do, đôi khi tim đập nhanh hay thở gấp.

- Tham gia nhiều vụ tấn công, có sử dụng vũ khí, hay rất muốn làm đau người khác.

- Hành vi nghiêm trọng, mất kiểm soát, có thể gây tổn thương cho bản thân hay cho người khác.

- Không ăn, vứt bỏ thức ăn hay sử dụng thuốc để xuống cân

- Nhiều lo lắng hay hoảng sợ xen vào những hoạt động hàng ngày.

- Cực kỳ khó tập trung hay khó giữ yên lặng dẫn đến những nguy hiểm cho cơ thể hay thất bại trong việc học.

- Liên tiếp sử dụng ma túy hay rượu.

- Tâm tính thay đổi đột ngột, gây rắc rối trong các quan hệ.

- Thay đổi lớn lao trong hành vi hay nhân cách.

Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào trong số 11 dấu hiệu này ở trẻ, cha mẹ nên đưa cháu đến khám ở một bác sĩ nhi hay chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, để tránh khả năng các bậc phụ huynh quá vội vã chẩn đoán trẻ bị rối loạn tâm thần, các nhà nghiên cứu cho biết bản danh sách được thiết kế với tính chất dè dặt. Trong số 15% trẻ em được đánh giá là bệnh tâm thần, danh sách này sẽ nhận dạng được khoảng 8%.

Các bệnh lý rối loạn tâm thần ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của bé. Triệu chứng của những chứng rối loạn tâm lí, thần kinh ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng, do đó ba mẹ rất khó để chẩn đoán. Cha mẹ nên biết về những loại bệnh thần kinh thường gặp ở trẻ, từ đó biết cách điều trị và đảm bảo trẻ được phát triển bình thường. Chuyên khoa nhi bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã điều trị thành công rất nhiều trường hợp bé có tâm lý thần kinh không ổn định, nhận được sự tin tưởng của nhiều bố mẹ.

1. Các bệnh lý rối loạn tâm thần ở trẻ em

– Rối loạn lo âu

Nhiều người nghĩ rằng, bệnh này chỉ có ở người lớn, nhưng khi trẻ em mắc bệnh lại có những triệu chứng khác. Nếu thấy trẻ dễ bị sợ hãi, lo âu, hoặc khóc thét lên khi phải đối diện với những vật hoặc sự việc nhất định, rất có thể đó là những triệu chứng của bệnh tâm thần mà ba mẹ cần lưu ý. Trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng, trẻ nhỏ có thể có những dấu hiệu liên quan đến thể chất điển hình như tim đập nhanh, đổ mồ hôi liên tục.

Rối loạn lo âu là một trong các bệnh lý thần kinh tâm thần hay gặp ở trẻ em

– Hội chứng tăng động giảm chú ý

Những trẻ nhỏ bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường gặp những vấn đề trong việc phải chú ý, tập trung. Trẻ rất dễ chán hoặc có cảm xúc tiêu cực với những việc hoặc tình huống xung quanh xảy ra. Ngoài ra, những đứa trẻ mắc chứng bệnh này hầu như không nghe lời và thường có xu hướng di chuyển liên tục.

– Rối loạn ăn uống         

Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ mắc bệnh tâm lí, thần kinh không được ổn định. Bé dường như không ăn và thường xuyên có cảm giác không muốn ăn, có những cảm xúc hay thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với thức ăn.

– Rối loạn khả năng học tập và giao tiếp

Rối loạn này sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu trữ và xử lý thông tin của trẻ, điển hình là các vấn đề về phát âm, khả năng trình bày ý kiến và hệ suy nghĩ. Trẻ rất khó học những điều mới mẻ và thường gặp khó khăn trong việc xử lý bất kì thông tin mới nào.

– Rối loạn bài tiết

Trẻ em mắc phải rối loạn này thường gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh. Bé sẽ không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu dẫn đến chứng hay đái dầm.

– Rối loạn cảm xúc

Chứng bệnh này khiến trẻ dễ thay đổi tâm trạng, cảm xúc một cách nhanh chóng và cực khó kiểm soát. Rối loạn cảm xúc bao gồm căn bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, thường đi kèm với cảm xúc buồn bã kéo dài.

– Rối loạn phát triển lan tỏa

Đây là chứng rối loạn khiến cho trẻ bị suy nghĩ lộn xộn cúng như khó khám phá và hiểu về thế giới xung quanh mình. Bệnh cũng có khả năng kìm hãm sự phát triển các kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như việc giao tiếp hoặc tưởng tượng của trẻ nhỏ.

– Tâm thần phân liệt

Đây là một bệnh rối loạn nghiêm trọng ở não làm biến đổi suy nghĩ và hành động của trẻ một cách tiêu cực. Trẻ bị tâm thần phân liệt thường khó khăn trong việc thực hiện chức năng trong cộng đồng ví dụ ở trường học và trong các mối quan hệ với người thân trong gia đình. 

– Rối loạn vận động

Ở trường hợp này, trẻ sẽ có những động tác bất ngờ và vô nghĩa thậm chí là thốt ra những âm thanh liên tục không kiểm soát được. Điển hình ở trẻ em là hiện tượng nháy mắt hoặc ngoáy mũi nhiều lần trong vô thức. Mặc dù đây là chứng rối loạn không nguy hiểm và chỉ là bệnh mang tính tạm thời nhưng nó cũng sẽ gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của trẻ.

– Rối loạn hành vi gây rối

Rối loạn hành vi gây rối khiến trẻ nhỏ có dấu hiệu phá bỏ luật lệ và có những hành động quấy phá không ý thức ở những nơi công cộng như trường học, công viên và ở nhà. 

Những rối loạn thần kinh trên thường gặp ở trẻ nhưng đều có thể được điều trị nếu bố mẹ phát hiện bệnh sớm và đưa trẻ đi khám kịp thời. Do đó, việc chú ý quan sát trẻ thường xuyên hơn sẽ giúp bố mẹ sớm phát hiện được những bất thường trong suy nghĩ và hành vi của con.

2. Điều trị các rối loạn tâm thần tại khoa nhi bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

2.1 Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em đang được ứng dụng

Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao đã điều trị thành công các bệnh lý rối loạn tâm thần ở trẻ em.

Cũng như những rối loạn y khoa khác, bệnh lý thần kinh ở trẻ có thể được chữa khỏi. Những phương pháp được vận dụng để điều trị bệnh này bao gồm thuốc, liệu pháp sử dụng tâm lý và phương pháp sáng tạo. Y học cũng đang tìm kiếm những phương pháp mới có thể điều trị cụ thể cho từng loại bệnh tâm thần ở trẻ nhỏ. Hiện nay, các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc thường sử dụng những phương pháp điều trị bệnh tâm thần ở trẻ sau:

– Điều trị nội khoa, dùng thuốc: các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh lý thần kinh cho trẻ thường nhằm mục đích chống loạn thần, giải lo âu, chống trầm cảm hoặc một số thuốc có thể giúp ổn định tâm trạng của bé.

– Liệu pháp tâm lý: phương pháp này được bác sĩ thực hiện nhằm giải quyết những cảm xúc tiêu cực của trẻ tâm thần. Đây là quá trình các chuyên gia tại bệnh viện giúp trẻ đối diện với bệnh tật, sử dụng lời nói, trò chuyện về các phương pháp để giúp trẻ hiểu và đối mặt với các triệu chứng xấu. liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là liệu pháp ủng hộ, nhận thức hành vi và tương tác với gia đình, tập thể.

– Liệu pháp sáng tạo: bao gồm những liệu pháp nghệ thuật, có thể là chơi đùa rất hữu ích cho trẻ mắc các bệnh lý thần kinh, tâm thần, đặc biệt là trẻ đang gặp nhiều vấn đề trong việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ.

2.2 Ưu điểm khoa Nhi bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Chuyên khoa Nhi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cung cấp tất cả các dịch vụ khám và điều trị bệnh lý dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả trẻ ở lứa tuổi thiếu niên từ 0- 15 tuổi.

Chuyên khoa được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị vô cùng hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám ở các lứa tuổi. Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao đã điều trị thành công nhiều bệnh lý thần kinh ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ cực hiểu tâm lý trẻ, thăm khám tận tình, nhẹ nhàng và hạn chế kháng sinh, do đó trẻ hoàn toàn không có tâm lý sợ khám.

Với bệnh lý thần kinh ở trẻ em, chuyên khoa đã trang bị riêng sân chơi hấp dẫn với không gian thoáng mát, sạch sẽ để hỗ trợ cùng các bác sĩ điều trị thần kinh cho bé được hiệu quả nhất. Khu vui chơi còn là nơi trẻ có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi, khám phá thêm nhiều điều thú vị, xua tan những bất ổn trong tâm lý của trẻ.

Chuyên khoa Nhi đã trang bị riêng sân chơi với không gian thoáng mát để hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ.

Bên cạnh đó, chuyên khoa nhi còn thực hiện phối hợp với hầu hết các chuyên khoa khác thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc trong đó có khoa thần kinh, giúp quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở trẻ được hiệu quả. Từ đó, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bé.

Chuyên khoa nhi Thu Cúc thấu hiểu nỗi khó khăn trong việc sắp xếp thời gian của ba mẹ để đưa con nhỏ đi thăm khám, vì vậy chuyên khoa Nhi Thu Cúc đã kéo dài thời gian mở cửa từ 08h00 – 20h00 vào tất cả các ngày trong tuần. Điều này giúp các bậc cha mẹ hoàn toàn chủ động đưa trẻ đi thăm khám, mà không ảnh hưởng đến công việc của phụ huynh cũng như kế hoạch học tập của con.

Video liên quan

Chủ Đề