Đau một bên tinh hoàn phải là bệnh gì năm 2024

SKĐS - Đau tinh hoàn gặp ở mọi lứa tuổi. Có cơn đau thoáng qua, nhưng cũng có cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau buốt làm ảnh hưởng tới sức khỏe tình và chất lượng sống của nam giới.

Chứng đau tinh hoàn gây cho nam giới những bực bội, nhu cầu tình dục có thể giảm sút. Hầu hết những trường hợp đau tinh hoàn đều có khả năng điều trị khỏi bệnh cao, với điều kiện họ phải phát hiện kịp thời những bất thường và được bác sĩ tư vấn cho cách giải quyết tốt nhất.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc các bệnh lý, bị nhiễm trùng mà không điều trị trong một thời gian dài, không điều trị dứt điểm rất có thể tinh hoàn bị tổn thương vĩnh viễn.

Chứng đau tinh hoàn gây cho nam giới những bực bội, nhu cầu tình dục có thể giảm sút.

Nguyên nhân và triệu chứng tinh hoàn bị tổn thương

Nguyên nhân đau tinh hoàn có thể do va đập, do chấn thương do bệnh lý. Triệu chứng khi tinh hoàn bị tổn thương:

  • Khởi đầu trên da bìu có những đám chấm xuất huyết, sau đó da bìu bầm tím tụ máu rõ, sưng to dần
  • Người bệnh thấy đau dữ dội ở vùng bìu bìu đau co thắt, sờ nắn kêu đau chói.
  • Bìu có thể rách hoặc không rách, khối tụ máu trong da bìu lớn và có khuynh hướng tiến triển.
  • Tổn thương nặng: tổn thương dập nát tinh hoàn, hoại tử và xuất huyết lan rộng,
  • Tổn thương phối hợp: chấn thương hoặc vết thương vùng bìu, tinh hoàn trong bệnh cảnh đa chấn thương như tai nạn giao thông, thảm họa...

Đau tinh hoàn do bệnh lý

Viêm mào tinh hoàn: Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của ống cuộn ở mặt sau của tinh hoàn và mang tinh trùng. Đau và sưng là những dấu hiệu phổ biến nhất và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn thường được gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc do một căn bệnh qua đường tình dục [STD], chẳng hạn như bệnh lậu hay chlamydia. Trong một số trường hợp, tinh hoàn cũng có thể bị viêm, một tình trạng gọi là epididymo - orchitis.

Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương vật bị đau, đau bụng dưới, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau rõ rệt hơn.

Xoắn tinh hoàn: là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.

Xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi bị chấn thương bìu, do hoạt động thể chất và khi ngủ. Khi tinh hoàn bị xoắn, người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ, bìu sưng to, buồn nôn và nôn, đau bụng. Khi chạm vào tinh hoàn cảm giác đau rõ hơn. Trong lúc ngủ mà tinh hoàn bị đau dữ dội thì đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh xoắn tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn cần được phẫu thuật cấp cứu trong vài giờ đầu. Nếu để lâu hơn, tinh hoàn bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Có thể gây đau tinh hoàn, biểu hiện là đau một bên tinh hoàn, đau âm ỉ hoặc đau liên tục. Bệnh nhân chủ yếu là thanh niên, hiếm gặp ở người cao tuổi.

Dãn tĩnh mạch thừng tinh: Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là kiểu đau tức, đau tăng khi vận động, hay gặp ở tinh hoàn bên trái, sờ phía trên thấy có búi lùng nhùng như búi giun.

Khi thấy dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn, đau tinh hoàn, nam giới cần tìm đến bác sỹ để tìm rõ nguyên nhân. Ảnh minh họa

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi thấy dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn, đau tinh hoàn, nam giới cần lưu ý:

  • Hạn chế làm việc nặng nhọc, hoặc phải gắng sức.
  • Tạm dừng hẳn việc chơi thể thao.
  • Cần theo dõi cơn đau giảm dần hay tăng dần theo thời gian. Nếu chỉ đau trong thời gian ngắn và cơn đau không lặp lại thì không đáng lo.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày, nam giới cần vận động nhẹ nhàng, tham gia các môn thể thao vừa sức. Khi mới chơi thể thao, không nên chơi ngay các môn đòi hỏi nhiều thể lực, mà phải lượng sức dần.
  • Cần tránh mọi va chạm mạnh dễ dẫn đến chấn thương cho cơ thể nhất là vùng hạ bộ.
Khi nào cần đi khám?

Một cú đấm hay đạp trực tiếp vào bìu, hoặc một va chạm bất ngờ vào hạ bộ sẽ gây chấn thương tinh hoàn, nhiều người chủ quan ngại đi khám bác sĩ nên gặp những biế chứng đáng tiếc. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu sau:

Tinh hoàn là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với đấng mày râu. Chính vì thế, những tình trạng bất thường đối với bộ phận này cần phải được lưu ý để có những phương pháp chữa trị kịp thời. Một trong số đó là tình trạng đau một bên tinh hoàn.

1. Đau một bên tinh hoàn xuất phát do đâu?

Mỗi nam giới đều có hai tinh hoàn với kích thước tương đương nhau và đều có nhiệm vụ sản xuất ra tinh trùng. Đau một bên tinh hoàn là tình trạng mà nam giới thường gặp phải ít nhất một lần trong đời. Dưới đây là một số là lý do gây ra tình trạng này:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Khi tĩnh mạch thừng tinh không có van hoặc hệ thống trào ngược của bộ phận này gặp vấn đề sẽ làm ứ đọng máu xung quanh tinh hoàn quá nhiều, gây ra giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Tình trạng này thường khiến cho nam giới bị đau ở tinh hoàn phía bên trái hoặc phải.

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn cũng là lý do của tình trạng đau một bên tinh hoàn. Nguyên nhân của bệnh lý này rất nhiều, tuy nhiên phần lớn là do sự tấn công của vi khuẩn. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những biến chứng của bệnh quai bị ở nam giới nếu không được điều trị kịp thời hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Viêm tinh hoàn khiến một bên tinh hoàn bị đau và sưng to

Xoắn tinh hoàn

Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm. Chính vì vậy, nam giới cần đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau: đau tinh hoàn bên trái hoặc phải, phần bìu bị sưng to, vị trí của tinh hoàn có sự chênh lệch với nhau so với bình thường, xảy ra tình trạng nôn mửa,…

Nguyên nhân của căn bệnh này là do tinh hoàn tự xoay quanh trục làm xoắn dây thừng tinh, gây ra tình trạng tắc nghẽn. Nam giới khi bị bệnh này nếu để lâu và không được chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, nhất là mất hoàn toàn khả năng làm cha.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính

Với vai trò quan trọng là sản xuất tinh dịch và hormone, thì khi tuyến tiền liệt bị viêm, bạn sẽ cảm thấy tinh hoàn bên trái hoặc phải bị đau âm ỉ hoặc liên tục.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính sẽ gây ra tình trạng đau một bên tinh hoàn âm ỉ

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn khiến cho vùng bìu bị sưng to và đau một bên tinh hoàn. Tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm hay thậm chí là mất đi khi nằm nghỉ và nặng hơn trong trường hợp hoạt động mạnh, đi lại nhiều hoặc chạy nhảy.

Tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc là tình trạng một bên hoặc cả hai tinh hoàn bị ứ đọng dịch gây ra triệu chứng sưng và đau. Đây là một căn bệnh mà nam giới rất thường hay gặp phải và có thể tự hết.

Chấn thương

Khi xảy ra tai nạn hoặc va đập mạnh vào tinh hoàn sẽ gây ra tình trạng đau nhức, bầm tím và sưng to.

Ung thư tinh hoàn

Căn bệnh ung thư này khá hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân của ung thư tinh hoàn vẫn còn là ẩn số và các chuyên gia cho rằng có thể là do di truyền, dị tật tinh hoàn hoặc các bệnh nền gây ra.

Đau một bên tinh hoàn là triệu chứng thường gặp của ung thư tinh hoàn

Một số triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn, đó chính là xuất hiện những khối u ở một bên tinh hoàn kèm theo những cơn đau. Khi đến những giai đoạn cuối, tình trạng đau sẽ dữ dội hơn và lan sang những vùng xung quanh.

2. Cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Đau một bên tinh hoàn thường không gây nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên, khi đi kèm với các triệu chứng dưới đây, nam giới cần phải đến gặp bác sĩ ngay:

  • Phát hiện ở vùng bìu có những khối u bất thường.
  • Xảy ra tình trạng nóng rát và sưng đỏ ở phần da bìu.
  • Tinh hoàn bên trái hoặc phải xuất hiện những cơn đau bất thường và tình trạng ngày càng nặng hơn.
  • Đau tinh hoàn trái hoặc phải kèm với hiện tượng sốt và nôn mửa.
  • Tinh hoàn bị đau và sưng tấy sau một tiếng đồng hồ vẫn không đỡ.

3. Các phương pháp chữa đau một bên tinh hoàn

Đối với tình trạng đau một bên tinh hoàn nhẹ, chúng ta có thể tự chữa trị ở nhà bằng các các cách sau:

  • Chườm đá lạnh lên chỗ đau để giảm sưng.
  • Sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mang quần lót thoáng mát và thoải mái.
  • Hoạt động nhẹ hoặc tập các bài thể dục đơn giản nhằm quên đi cơn đau.

Đối với những trường hợp nặng hơn cần tuân theo phác đồ điều trị. Theo đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân để đưa ra phương pháp phù hợp:

  • Do viêm, nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh, chống viêm.
  • Do xoắn tinh hoàn: đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị.
  • Do giãn tĩnh mạch thừng tinh: tùy theo mức độ giãn để điều trị: nội khoa, ngoại khoa [thuyên tắc tĩnh mạch, hoặc phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch giãn].
  • Do ung thư tinh hoàn: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất.

Cần phải đi gặp bác sĩ để có phương án chữa trị đau tinh hoàn một bên hiệu quả

Nam giới khi mắc những căn bệnh này, cần dẹp bỏ tâm lý e ngại để đến ngay những bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng với máy móc hiện đại để hạn chế những ro không đáng có tối đa.

4. Những điều cần nhớ trong quá trình điều trị đau một bên tinh hoàn

Để những phương pháp chữa trị tình trạng đau một bên tinh hoàn đạt hiệu quả cao nhất, nam giới cần phải lưu ý một vài điều dưới đây:

  • Tạo cho mình một thói quen ăn uống khoa học và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hơn thế nữa, cần tránh xa bia rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác.
  • Trong thời gian chữa bệnh, nên hạn chế quan hệ tình dục.
  • Cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ mỗi ngày để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Tránh làm việc hoặc hoạt động nặng, đi lại nhiều cũng như không được luyện tập thể thao trong lúc chữa bệnh để tránh tình trạng đau ở tinh hoàn nặng thêm.
  • Nên mang những loại quần lót thoáng mát và thoải mái.
  • Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Đau một bên tinh hoàn là một tình trạng khiến nam giới khó chịu và gây cản trở cho nhiều hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy, nắm được những nguyên nhân của tình trạng này cũng như cách chữa trị sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu còn có thắc mắc gì, các bạn có thể liên hệ với số tổng đài của MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn một cách tận tâm và chính xác nhất.

Đau tinh hoàn là triệu chứng gì?

Đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh khác nhau như: khối tụ máu, xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, nang sinh tinh, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, ung thư tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, sỏi thật, bệnh lây truyền qua đường tình dục.17 thg 7, 2023nullĐau tinh hoàn: triệu chứng, nguyên nhân, phòng ngừa và điều trịbenhvienquan11.vn › tin-tuc-benh-vien › dau-tinh-hoan-trieu-chung-nguy...null

Tại sao ngồi lâu bị đau tinh hoàn?

Giãn tĩnh mạch tinh Bạn có cảm thấy tinh hoàn của bạn giống như một chiếc túi đựng đầy mì khi bạn đứng lên nhưng lại trở lại bình thường khi bạn ngồi. Đây là một kiểu của giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng tới tinh hoàn. Tĩnh mạch ở bìu bị thắt lại và giãn ra dẫn tới đau và căng tức kéo dài ở vùng dưới.null10 lý do gây đau tinh hoàn đáng báo động - Vinmecwww.vinmec.com › tin-tuc › 10-ly-do-gay-dau-tinh-hoan-dang-bao-dongnull

Tại sao đau tinh hoàn sau khi quan hệ?

Khi hưng phấn tình dục, máu dồn về dương vật nhiều có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tinh hoàn, gây căng tức tinh hoàn. Đau tinh hoàn có thể do cách thức kích thích khi thủ dâm, quan hệ tình dục với thời gian cương cứng dương vật lâu.nullChứng đau tinh hoàn và “chuyện ấy” - Báo Sức khỏe & Đời sốngsuckhoedoisong.vn › chung-dau-tinh-hoan-va-chuyen-ay-16966660null

Làm sao để biết bị xoắn tinh hoàn?

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn.

Đau đột ngột và dữ dội một bên bìu..

Đỏ và sưng bìu..

Một bên tinh hoàn cao hơn bên còn lại..

Đau bụng..

Buồn nôn và nôn..

Đi tiểu thường xuyên..

Chóng mặt..

Chủ Đề