Đề bài - đề số 4 - đề kiểm tra giữa học kì 2 - toán lớp 3

Bài 3. Cứ 60 cái bánh đựng đều trong 5 hộp. Cô giáo mua về cho lớp 3A 6 hộp bánh như vậy và chia đều cho học sinh, mỗi học sinh 2 cái. Hỏi lớp 3Acó bao nhiêu học sinh?

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm [3 điểm]

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Số gồm có: 9 nghìn, 1 chục và 6 đơn vị được viết là:

A. 9016 B. 9106

C. 9116 D. 916

Câu 2. Số lớn nhất có 4 chữ số mà chữ số ở mỗi hàng đều khác nhau là:

A. 9999 B. 9012

C. 9876 D. 9123

Câu 3. 18m 2dm = ........ dm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. 182dm B. 1802dm

C. 1820dm D. 18200dm

Câu 4. Trong cùng một năm, ngày 8 tháng 3 là thứ hai. Hỏi ngày ngày 12 tháng 3 là thứ mấy?

A.Thứ tư B. Thứ năm

C. Thứ sáu D. Thứ bảy

Câu 5. Tính giá trị biểu thức:

5532 1004 : 4.

A. 1132 B. 1234

C. 5182 D. 5281

Câu 6. Có 135kg gạo đựng đều trong 9 bao. Hỏi 5 bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

A. 15kg B. 75kg

C. 90kg D. 105kg

Phần 2: Tự luận

Bài 1. [2 điểm] Đặt tính rồi tính:

a] 6281 + 3625 b] 7813 5659

c] 2428 × 4 d] 7053 : 6

...........

...........

...........

...........

...........

...........

Bài 2. Tìm \[x\], biết:

a] 7547 \[x\] = 729

b] \[x\] + 4020 = 1826 × 5

...........

...........

...........

Bài 3. Cứ 60 cái bánh đựng đều trong 5 hộp. Cô giáo mua về cho lớp 3A 6 hộp bánh như vậy và chia đều cho học sinh, mỗi học sinh 2 cái. Hỏi lớp 3Acó bao nhiêu học sinh?

...........

...........

...........

...........

...........

...........

Bài 4. [1 điểm] Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AB, CD, PQ, HK, IG.

...........

...........

...........

Lời giải chi tiết

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1.

Phương pháp:

Xác định chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị, từ đó viết được số đó.

Cách giải:

Số gồm có: 9 nghìn, 1 chục và 6 đơn vị được viết là 9016.

Chọn A.

Câu 2.

Phương pháp:

Dựa vào lí thuyết về số tự nhiên để viết số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Cách giải:

Số lớn nhất có 4 chữ số mà chữ số ở mỗi hàng đều khác nhau là 9876.

Chọn C.

Câu 3.

Phương pháp:

Áp dụng kiến thức: 1m = 10dm.

Cách giải:

Ta có 1m = 10dm nên 18m = 180dm.

Do đó: 18m 2dm = 18m + 2dm = 180dm + 2dm = 182dm.

Chọn A.

Câu 4.

Phương pháp:

Đếm lần lượt từ ngày 8, 9, 10, 11, 12 rồi xác định thứ tương ứng.

Cách giải:

Ngày 8 tháng 3 là thứ hai nên ta có:

- Ngày 9 tháng 3 là thứ ba ;

- Ngày 10 tháng 3 là thứ tư ;

- Ngày 11 tháng 3 là thứ năm ;

- Ngày 12 tháng 3 là thứ sáu.

Chọn C.

Câu 5.

Phương pháp:

Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Cách giải:

5532 1004 : 4

= 5532 251

= 5281

Chọn D.

Câu 6.

Phương pháp:

- Tính số gạo có trong 1 bao ta lấy số gạo có trong 9 bao chia cho 9.

- Tính số gạo có trong 4 bao ta lấy số gạo có trong 1 bao nhân với 5.

Cách giải:

1 bao gạo như thế có số ki-lô-gam gạo là:

135 : 9 = 15 [kg]

5 bao gạo có số ki-lô-gam gạo là:

15 × 5 = 75 [kg]

Đáp số: 75kg

Chọn B.

Phần 2. Tự luận

Bài 1.

Phương pháp:

- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Cộng, trừ hoặc nhân lần lượt từ phải sang trái.

Phép chia ta đặt theo cột dọc, sau đó chia lần lượt từ trái sang phải.

Cách giải:

Bài 2.

Phương pháp:

a] \[x\] là số trừ, muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

b] - Tính giá trị vế phải trước.

- \[x\] là số hạng chưa biết, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

Cách giải:

a] 7547 \[x\] = 729

\[x\] = 7547 729

\[x\] = 6818

b] \[x\] + 4020 = 1826 × 5

\[x\] + 4020 = 9130

\[x\] = 9130 4020

\[x\] = 5110

Bài 3.

Phương pháp:

- Tính số cái bánh có trong 1 hộp ta lấy số cái bánh có trong 5 hộp chia cho 5.

- Tính số cái bánh cô giáo mua về ta lấy số cái bánh có trong 1 hộp nhân với 6 [vì cô giáo mua 6 hộp bánh]

- Tìm số học sinh của lớp 3A ta lấy số cái bánh cô giáo mua về chia cho 2 [vì mỗi bạn được chia 2 cái bánh]

Cách giải:

1 hộp có số cái bánh là:

60 : 5 = 12 [cái bánh]

Cô giáo mua về số cái bánh là:

12 × 6 = 72 [cái bánh]

Lớp 3Acó số học sinh là:

72 : 2 = 36 [học sinh]

Đáp số: 36 học sinh.

Bài 4.

Phương pháp:

Điểm M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu :

+] M là điểm ở giữa hai điểm A và B.

+] Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB [AM = MB].

Cách giải:

- Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm M.

- Trung điểm của đoạn thẳng CD là điểm I.

- Trung điểm của đoạn thẳng PQ là điểm N.

- Trung điểm của đoạn thẳng HK là điểm O.

- Trung điểm của đoạn thẳng IG là điểm N.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề