Đề cương trắc nghiệm tin học 11 học kì 2

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan

Có thể bạn quan tâm

Các bài thi hot trong chương

Chương trình môn Tin học 11 trong năm học 2021 – 2022: HK I: 01 tiết/tuần x 18 tuần = 18 tiết; HK II: 02 tiết/tuần x 17 tuần = 34 tiết [Kể cả bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ].

Lập trình Python

1. Kiến thức cần nắm vững

– Hiểu về kiểu dữ liệu tệp, các thao tác với tệp như: mở tệp, đọc/ ghi dữ liệu, đóng tệp
– Biết cách viết hàm tự định nghĩa và xây dựng được hàm đơn giản để giải quyết bài toán.

2. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Dữ liệu kiểu tệp?
A. được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài
B. được lưu trữ trên ROM
C. chỉ được lưu trữ trên đĩa cứng
D. được lưu trữ trên RAM.

Câu 2: Thứ tự các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp là?
A. Đọc/ ghi dữ liệu -> Mở tệp -> Đóng tệp
B. Đọc/ ghi dữ liệu -> Đóng tệp -> Mở tệp
C. Mở tệp -> Đóng tệp -> Đọc/ ghi dữ liệu
D. Mở tệp -> Đọc/ ghi dữ liệu -> Đóng tệp

Câu 3: Chọn câu lệnh mở tệp TAMGIAC.INP để đọc và gán cho biến f, biết tệp TAMGIAC.INP cùng thư mục với tệp chương trình?
A. f = open[‘TAMGIAC.INP’,’w’]
B. f = open[‘TAMGIAC.INP’,’r’]
C. f = open[‘TAMGIAC.INP’,’a’]
D. f = open[TAMGIAC.INP’,’ab’]

Câu 4: Kiểu dữ liệu trả về mặc định khi đọc dữ liệu từ tệp là?
A. int
B. str
C. bool
D. float

Câu 5: Khi ghi dữ liệu vào tệp, nội dung phải là kiểu dữ liệu nào sau đây?
A. Kiểu số nguyên
B. Kiểu số thực
C. Kiểu xâu
D. Kiểu logic

Câu 6: Để đóng tệp f ta sử dụng lệnh nào dưới đây?
A. f.close[]
B. f.write[]
C. f.readline[]
D. f.read[]

Câu 7: .write[] có ý nghĩa?
A. Đọc dữ liệu từ tệp
B. Mở tệp để đọc dữ liệu
C. Mở tệp để ghi dữ liệu
D. Ghi dữ liệu vào tệp.

Câu 8: Hãy chọn thứ tự hợp lí nhất để ghi nội dung ‘Hello World’ vào tệp DATA.OUT?
A. fout = open[‘DATA.OUT’,’w’]; fout.write[‘Hello World’];
B. fout = open[‘DATA.OUT’,’r’]; fout.write[‘Hello World’];
C. fout = open[‘DATA.OUT’,’r’]; fout.readline[‘Hello World’];
D. fout = open[‘DATA.OUT’,’w’]; fout.read[‘Hello World’];

Câu 9: Viết câu lệnh mở tệp DATA.INP để đọc, biết tệp DATA.INP ở ổ đĩa D trong thư mục HOC TAP?
A. f = open[‘D:\HOC TAP\DATA.INP’,’r’]
B. f = open[‘DATA.INP’,’r’]
C. f = open[‘D:\HOC TAP\DATA.INP’,’w’]
D. f = open[‘DATA.OUT’,’w’]

Câu 10: Trong ngôn ngữ lập trình Python, từ khóa dùng để khai báo hàm là?
A. function
B. procedure
C. def
D. define

Câu 11: Trong ngôn ngữ lập trình Python, từ khóa dùng để trả về giá trị của hàm là?
A. return
B. function
C. def       
D. define

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hàm có thể tham gia vào biểu thức để tính toán
B. Hàm là thủ tục khi trong thân chương trình không có câu lệnh return
C. Thủ tục không trả về giá trị, hàm có trả về giá trị
D. Thủ tục có thể tham gia vào biểu thức để tính toán

Câu 13: Trong ngôn ngữ lập trình Python, khi hàm có nhiều tham số thì các tham số cách nhau bởi dấu?
A. dấu phẩy
B. dấu chấm
C. dấu chấm phẩy
D. dấu cách

Câu 14: Trong ngôn ngữ lập trình Python, khi khai báo hàm thì danh sách tham số được đặt trong dấu ngoặc đơn, sau dấu ngoặc đơn sẽ là dấu?
A. dấu hai chấm
B. Dấu chấm
C. dấu chấm phẩy
D. dấu cách

Câu 15: Trong Python, hãy cho biết ý nghĩa của từ khóa return sử dụng trong hàm?
A. Chỉ trả về giá trị
B. Chỉ thoát khỏi hàm
C. Thoát khỏi chương trình chính
D. Trả về giá trị và thoát khỏi hàm

Câu 16: Trong Python, biến cục bộ là?
A. Biến khai báo trong chương trình con
B. Biến khai báo trong chương trình chính
C. Biến biến tự do không cần khai báo
D. Biến khai báo trong chương trình chính nhưng chỉ dùng cho chương trình con

Câu 17: Trong Python, biến toàn cục là?
A. Biến khai báo trong chương trình con
B. Biến khai báo trong chương trình chính
C. Biến khai báo trong chương trình chính nhưng chỉ dùng cho chương trình con
D. Biến tự do không cần khai báo

Câu 18: Cho hàm:

def sqr[x]: return x**2

Cho biến số thực s , sau khi thực hiện lệnh: s = sqr[3]; thì giá trị của s là?
A. 6
B. 32
C. 9
D. 2

Câu 19: Sau khi đã mở tệp DATA.OUT cho biến tệp f, để ghi tổng của 2 số nguyên a và b vào tệp DATA.OUT ta sử dụng câu lệnh nào sau đây?
A. f.write[str[a+b] 
B. f = write[a+b]
C. f.write[int[a+b]]
D. f.write[a+b]

Câu 20: Tệp văn bản?
A. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.
B. cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.
C. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
D. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

Câu 21: Chương trình con gồm có hai loại là?
A. Thủ tục và hàm
B. Biểu thức và hàm
C. Hằng và biến
D. Thủ tục và biểu thức

Câu 22: Giả sử ta có hàm để tìm số lớn nhất trong 2 số a và b như sau:

def  max[a,b]: if a>b : max = a else: max = b

Ta cần gọi hàm max trên như thế nào để tìm được số lớn nhất trong 3 số a, b, c?
A. max[max[a,b],c];
B. max[a,b,c];
C. max[max[a,b], max[c]];
D. max[a ;b;c];

Câu 23: Trong Python, trong tệp DATA.INP gồm có một dòng duy nhất là 123456Sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây:f = open[‘DATA.INP’,’r’]; n = f.readline[];sẽ ghi đúng giá trị của n?

A. 123456


B. ‘123456’
C. 123456E
D. f12345

I. Phần trắc nghiệm [5 điểm]

Chọn đáp án đúng và điền vào bảng tương ứng dưới đây.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức

B. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.

C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.

D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.

Câu 2: Để biết con trỏ tệp đã ở cuối dòng của tệp f hay chưa, ta sử dụng hàm:

A. eof[f]

B. eoln[f]

C. eof[f, ‘trai.txt’]

D. foe[f]

Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự.

B. Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự

C. Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự

D. Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tuỳ thuộc vào từng hàm và thủ tục.

Câu 4: Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là đúng khi khai báo tệp văn bản?

A. Var f: String;

B. Var f: byte;

C. Var f = record;

D. Var f: Text;

Câu 5: Giả sử trên thư mục gốc của đĩa C có tệp f  đã có nội dung sẵn. Khi thực hiện thủ tục Rewrite[f]; 

A. Nội dung trong tệp f sẽ hiện ra trên màn hình

B. Nội dung trong tệp cũ vẫn còn nguyên

C. Nội dung mới sẽ được ghi tiếp theo phía dưới tệp đã có sẵn

D. Nội dung trong tệp cũ sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi dữ liệu mới

Câu 6: Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:

A. Read[];

B. Read[,];

C. Read[, ];

D. Read[];

Câu 7: Cho đoạn chương trình sau:

Var g:text;

I:integer;

Begin

Assign[g, ‘C:\DLA.txt’];

Rewrite[g];

For i:=1 to 10 do

If i mod 2 0 then write[g, i];

Close[g];

Readln

      End.

Sau khi thực hiện chương trình trên, nội dung của tệp ‘DLA.txt’ gồm những phần tử nào?

A. 2; 4; 6; 8;10

B. 1; 3; 5; 9

C. 1; 3; 5;7; 9

D. 4; 6; 8;10

Câu 8: Tệp f có dữ liệu

để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:

A. Read[f, x, y, z];

B. Read[f, ‘x’, ‘y’, ‘z’];

C. Read[x, y, z];

D. Read[‘x’, ‘y’, ‘z’];

Câu 9: Giả sử a = 5; b = 9; c = 15; để ghi các giá trị trên vào tệp f có dạng là

ta sử dụng thủ tục ghi:

A. Write[f, a,b,c];  

B. Write[a, ‘  ’, b, ‘  ’, c];           

C. Write[f, a, ‘ ’, bc];

D. Write[f, a ‘’, b‘’, c];

Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính.

B. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó.

C. Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính.

D. Biến toàn cục chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con.

II. Phần tự luận [5 điểm]

Câu 1: Cho chương trình sau

Program Baitap;

Var x, y, z , t: word;

Function BCNN[a, b:word]:word;

Var du, c, d:word;

Begin

c:=a; d:=b;

While b0 do

Begin

du:=a mod b;

a:=b;

b:=du;

End;

                      BCNN:=[c*d] div a;

           End;

Begin

          Write[‘nhap 4 so x, y, z, t: ‘]; readln[x, y, z, t];

          Write[‘BCNN cua 4 so la: ’, BCNN[BCNN[x, y],BCNN[z, t]]];

          Readln;

End.

Câu hỏi: Quan sát và:

a] Nêu các tham số thực sự, tham số hình thức?

b] Nêu tên các biến cục bộ, biến toàn cục?

Câu 2: Cho mảng A gồm N phần tử thuộc kiểu nguyên [N≤50]? Viết chương trình con thực hiện các yêu cầu sau:

a] Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng A từ bàn phím.

b] Viết thủ tục in ra màn hình các phần tử âm trong mảng A.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. Phần trắc nghiệm [5 điểm]

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

D

D

D

B

C

A

A

B

Điểm

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

II. Phần tự luận [5 điểm]

Câu 1: [2 điểm]

a] Tham số thực sự: x, y, z, t

Tham số hình thức:  a, b

b] Biến cục bộ: du, c, d

Biến toàn cục:   x, y, z, t

Câu 2: [3 điểm]

a] Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng A từ bàn phím

procedure nhap[var A:kmang; var n:integer];

begin

    write[‘Nhap so phan tu cua mang N=’];

    readln[n];

    for i:=1 to n do

        begin

              write[‘Nhap phan tu thu A[‘,i,’]=’];

              readln[A[i]];

        end;

end;

b] Viết thủ tục in ra màn hình các phần tử âm trong mảng A.

procedure hienam[A:kmang;n:byte];

begin

     for i := 1 to n do

     if A[i] < 0 then write[A[i],’  ’];

end; 

Video liên quan

Chủ Đề