Đề thi đánh giá năng lực đại học luật tp hcm 2022

Thí sinh có thể thi thử đề minh họa TẠI ĐÂY.

Trường ĐH Luật TP.HCM đã chính thức công bố mức điểm đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ và danh sách thí sinh đạt yêu cầu để xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2019.

Kết quả có có 3.799 thí sinh vượt qua giai đoạn sơ tuyển vòng 1 theo điểm thi THPT quốc gia năm 2019 [60%] và điểm học bạ ba năm học THPT [10%].

Theo thông báo của hội đồng tuyển sinh, những thí sinh đã đạt ở giai đoạn một sẽ bước vào giai đoạn hai là kiểm tra năng lực để giành suất vào ĐH  vào sáng 21-7 tới theo hình thức trắc nghiệm. Bài thi có 100 câu, thời gian làm bài 75 phút theo thang điểm 30.

Đề thi sẽ gồm bốn nhóm kiến thức: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp [gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người, đạo đức công dân]; kiến thức về pháp luật; tư duy logic và khả năng lập luận.

Theo nhà trường, việc tổ chức kiểm tra năng lực sẽ giúp trường tuyển được các thí sinh có tố chất, có tư duy lôgic tốt, có hiểu biết sâu rộng các vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội chứ không chỉ đạt điểm cao ở kỳ thi THPT quốc gia. Trong đề sẽ có nhiều câu hỏi về luật để xem hiểu biết của thí sinh như thế nào. Đồng thời, giúp thí sinh bước đầu xác định được ngành học mình lựa chọn là phù hợp với khả năng và nguyện vọng.

Kết quả từ kiểm tra chiếm khoảng 30% kết quả xét tuyển của thí sinh. Trường sẽ công bố kết quả kiểm tra đánh giá năng lực, điểm xét tuyển [chính thức] và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển dự kiến sau 15 giờ ngày 24-7.

PHẠM ANH

ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM tư vấn cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2019 của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Chiều 6-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM - cho biết nhà trường vừa thông qua đề án tuyển sinh đại học năm 2020. Theo đó, trường thay đổi hoàn toàn phương thức xét tuyển so với các năm trước.

3 điểm mới trong tuyển sinh, đào tạo

Cũng theo ThS Lê Văn Hiển, 3 điểm mới trong tuyển sinh, đào tạo nhà trường chính thức triển khai trong năm nay gồm:

Thứ nhất, nhà trường thay đổi căn bản phương thức tuyển sinh năm 2020 theo hướng không tổ chức kiểm tra năng đánh giá năng lực, thay vào đó sẽ áp dụng 2 phương thức tuyển sinh độc lập là: "Xét tuyển thẳng" [phương thức 1] và "Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2020" [phương thức 2] với các điều kiện cụ thể do trường quy định.

Thứ hai, nhà trường đa dạng hóa các chương trình đào tạo: bên cạnh các chương trình đào tạo đại trà, đào tạo chất lượng cao [tăng cường tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật]. Từ năm nay, trường sẽ đẩy mạnh tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên thông giữa 3 ngành: Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh [chuyên ngành Anh văn pháp lý].

Theo đó, sau khi đã học xong học kỳ thứ 3 chương trình đào tạo của ngành thứ nhất, sinh viên được đăng ký học liên thông sang ngành thứ 2.

Cụ thể: 

Ngành Luật liên thông sang ngành Ngôn ngữ Anh [chuyên ngành Anh văn pháp lý] hoặc sang ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Ngôn ngữ Anh liên thông sang ngành Luật [hệ đại trà hoặc chất lượng cao]

Ngành Quản trị kinh doanh liên thông sang ngành Luật [hệ đại trà] hoặc sang ngành Ngôn ngữ Anh [chuyên ngành Anh văn pháp lý].

"Việc học liên thông được bắt đầu từ học kỳ thứ 4 đến học kỳ thứ 10, tính theo khóa đào tạo của ngành thứ nhất. Nếu sinh viên tích lũy đủ và đạt các học phần trong cả 2 chương trình sẽ được cấp 2 văn bằng: bằng cử nhân ngành thứ nhất và bằng cử nhân ngành liên thông [tùy theo chương trình sinh viên theo học" - ông Hiển cho biết thêm.

Thứ ba, từ năm học 2020-2021, nhà trường nâng chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh theo chương trình TOEIC quốc tế của sinh viên theo học các ngành đào tạo của trường lên 50 điểm. 

Theo đó, tùy theo khoa/ ngành/ chương trình đào tạo mà sinh viên theo học, trình độ tiếng Anh của sinh viên phải đạt từ 500-650 điểm theo chuẩn TOEIC quốc tế [hoặc TOEFL, IELTS tương đương].

Trường mở 1 ngành mới, 7 tổ hợp mới, gồm: 

Phương thức tuyển sinh mới: 

Phương thức 1: tối đa 25% / tổng chỉ tiêu, gồm các đối tượng:

Đối tượng 1: thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Riêng đối với thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp THPT sẽ được trường xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp với môn đạt giải. Cụ thể:

- Môn Văn, Toán: ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;

- Môn tiếng Anh: ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;

- Môn tiếng Nhật và tiếng Pháp: ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật Thương mại quốc tế;

- Môn Lý, Hóa: ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật;

- Môn Sử: ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh;

- Môn Địa: ngành Luật.

Đối tượng 2: Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: tiếng Anh/ hoặc tiếng Pháp/ hoặc tiếng Nhật hoặc SAT [Scholastic Assessment Test], còn thời hạn có giá trị đến ngày 30-6 nếu chứng chỉ đó có quy định về thời hạn, với điều kiện: 

Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT [hoặc tương đương]; thứ hai, trình độ ngoại ngữ quốc tế hoặc SAT...; Thứ ba, phải có điểm trung bình của 6 học kỳ THPT [điểm học bạ] của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 21 trở lên [điểm trung bình của 6 học kỳ THPT được làm tròn đến 1 chữ số thập phân]

Thứ tư [tiêu chí phụ]: khi có thí sinh đạt đủ các điều kiện nêu trên nhiều hơn so với chỉ tiêu xét tuyển thẳng, trường sẽ xét tiêu chí phụ theo thứ tự: điểm của Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc điểm SAT; điểm trung bình của 6 học kỳ THPT của môn chính thuộc tổ hợp xét tuyển; riêng tổ hợp D00 môn chính là Ngữ văn.

Đối tượng 3: thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu; và thí sinh học tại các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong các năm 2017, 2018 và 2019 theo danh sách "Các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020".

Phương thức 2: xét tuyển theo quy định và kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, với chỉ tiêu xét tuyển tối thiểu là 75%/tổng chỉ tiêu.

Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển

Đối với phương thức 1, đối tượng 1: nộp hồ sơ qua sở giáo dục và đào tạo, theo thời gian và cách thức do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định; đối tượng 2 và 3 nộp từ ngày 1-5 đến ngày 30-6-2020;

Thí sinh nộp trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên [bên ngoài phong bì thư ghi thêm thông tin: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng].

Đối với phương thức 2, thí sinh nộp hồ sơ tại các trường THPT hoặc tại các điểm thu nhận hồ sơ do sở giáo dục và đào tạo quy định, theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và đào tạo [dự kiến từ ngày 1-4 đến ngày 20-4-2020].

Năm 2020 vẫn lấy điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh đại học

TRẦN HUỲNH

Từ chiều 15/9, thêm nhiều trường đại học đã công bố điểm trúng tuyển ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Năm 2022, ĐH Luật TP.HCM đặt mức điểm chuẩn từ 24,5 đến 28,5 điểm. Trong đó, ngành Luật Thương mại quốc tế xét tuyển theo khối D66 và D84 có mức điểm trúng tuyển cao nhất.

Đại học Huế cũng đã công bố điểm trúng tuyển đợt 1 tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [điểm thi] và phương thức xét điểm thi kết hợp với kết quả thi năng khiếu của tất cả khoa và trường thành viên. Trong đó, ĐH Luật, ĐH Huế, đặt mức điểm chuẩn 19 cho cả hai ngành Luật và Luật Kinh tế.

Ngành Truyền thông đa phương tiện thuộc khoa Quốc tế, ĐH Huế, lấy mức điểm cao nhất là 21 điểm. Hai ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên lần lượt có điểm trúng tuyển là 18 và 16.

Khoa Giáo dục Thể chất, ĐH Huế, xác định điểm trúng tuyển là 19.

ĐH Khoa học, ĐH Huế, lấy điểm chuẩn cho 24 ngành đào tạo trong khoảng 15-17 điểm. Hai ngành lấy 17 điểm là Báo chí và Công nghệ thông tin. Ngành Kiến trúc và Kỹ thuật phần mềm lấy 16 điểm.

ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế, có mức điểm chuẩn dao động từ 15 đến 23 điểm. Trong đó, ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc có mức điểm cao nhất.

Ngành Kinh tế xây dựng của phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị có mức điểm chuẩn thấp nhất là 15. Ngoài ra, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; ngành Du lịch; ngành Công nghệ thông tin lấy chung mức điểm là 17.

26,4 là mức điểm thí sinh cần đạt được khi xét tuyển vào ngành Y khoa của ĐH Y - Dược, ĐH Huế. Nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, thí sinh ngành này chỉ cần đạt 24,4 điểm là trúng tuyển. Ngành Răng - Hàm - Mặt cũng yêu cầu thí sinh đạt từ 26,4 điểm trở lên. Điểm chuẩn các ngành còn lại dao động từ 19 đến 25,1.

ĐH Kinh tế, ĐH Huế, có mức điểm trúng tuyển cao nhất là 23 điểm đối với ngành Marketing. Tiếp đến là Thương mại điện tử với 22,5 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 16 đến 21,5 điểm.

Trường Du lịch, ĐH Huế, có mức điểm chuẩn dao động từ 17 đến 22 điểm. Trong đó, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và khách sạn có mức điểm cao nhất là 22, thấp nhất là ngành Du lịch điện tử là 16 điểm.

ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế, đề ra mức điểm chuẩn cho 6 ngành đào tạo là từ 18 đến 20 điểm. Trong đó, ngành Sư phạm Mỹ thuật lấy 20 điểm, Thiết kế đồ họa lấy 19,5 điểm, Điêu khắc lấy 18 điểm. Các ngành còn lại là Hội họa, Thiết kế thời trang và Thiết kế nội thất yêu cầu thí sinh đạt từ 19 điểm trở lên.

ĐH Nông Lâm, ĐH Huế, lấy điểm chuẩn từ 15 đến 20 điểm. Năm nay, Công nghệ thực phẩm và Thú y là hai ngành có mức điểm chuẩn cao nhất.

ĐH Sư phạm, ĐH Huế, yêu cầu thí sinh xét tuyển ngành Vật lý và Sư phạm Vật lý phải đạt 26 điểm trở lên mới trúng tuyển. Đây là hai ngành lấy điểm chuẩn cao nhất của trường trong năm nay. Với các ngành còn lại, mức điểm chuẩn dao động từ 19 đến 25,25. Cụ thể như sau:

Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, ĐH Huế, có mức điểm cao nhất là ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tuệ [gồm hệ Cử nhân và hệ kỹ sư] là 18,5 điểm. Thấp nhất là 2 ngành Kỹ thuật xây dựng và Kinh tế xây dựng là 15,75 điểm.

ĐH Hàng hải công bố điểm chuẩn cao nhất là 33,25 điểm [ngành Ngôn ngữ Anh - thang điểm 40], xếp sau là ngành Tiếng Anh thương mại với 33 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 16 đến 26,26 điểm [thang điểm 30].

19 ngành đào tạo của ĐH Văn hóa Hà Nội đã có điểm chuẩn chính thức. Ngành Báo chí và Luật lấy điểm chuẩn cao nhất là 27,5 [ở tổ hợp C00] và 26,5 [ở tổ hợp D01, D78, D96, A16 và A00]. Ngành Văn hóa học - Văn hóa truyền thông và ngành Du lịch - Lữ hành, hướng dẫn du lịch cũng lấy 27 điểm ở tổ hợp C00 và 26 điểm cho các tổ hợp còn lại. Điểm chuẩn các ngành khác của trường được công bố như sau:

ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, thông báo điểm chuẩn cao nhất là 38,46 điểm [thang điểm 40] đối với ngành Sư phạm tiếng Trung. Riêng ngành Kinh tế - Tài chính [CTĐT LKQT do nước ngoài cấp bằng] có mức điểm 24,97 [thang điểm 30]. Các ngành còn lại có mức điểm chuẩn từ 30,49 đến 38,1 điểm.

Giáo dục tiểu học là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất tại ĐH Thủ Dầu Một, 25 điểm. Theo sau đó, ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử lấy 24 điểm, Marketing và Truyền thông đa phương tiện lấy mức chuẩn 23. Điều kiện trúng tuyển các ngành còn lại nằm trong khoảng 15-19 điểm.

ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội, thông báo điểm trúng tuyển như sau:

ĐH An Giang lấy điểm chuẩn cao nhất là 27 [ngành Sư phạm Toán học]. Theo sau đó là ngành Sư phạm Lịch sử với 26,51 điểm. Với 30 ngành còn lại, điểm chuẩn rơi vào khoảng từ 16 đến 25,7.

ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, lấy điểm chuẩn dao động từ 20,75 đến 28,55 điểm. Ngành Giáo dục Tiểu học có mức điểm chuẩn cao nhất.

ĐH Đông Á công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngành Dược học lấy 21 điểm, cao nhất trong số 36 ngành tuyển sinh. Theo sau đó là ngành Điều dưỡng, Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học [19 điểm] và Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo [18 điểm]. Các ngành còn lại đều lấy mức chuẩn 15 điểm.

Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, công bố điểm chuẩn cho 9 ngành đào tạo. Ngành Kinh doanh quốc tế và Ngôn ngữ Anh [chuyên sâu Kinh doanh - Công nghệ thông tin] có mức điểm cao nhất - 24 điểm. Duy nhất ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh lấy mức điểm 23,5. Các ngành còn lại dao động từ 20 đến 22,5 điểm.

ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết quả thi đánh giá tư duy. Ở phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, ngành Quan hệ công chúng lấy điểm chuẩn cao nhất - 28,6. Các ngành còn lại nằm trong khoảng từ 26,1 đến 28,15. Với phương thức xét kết quả thi đánh giá tư duy, thí sinh cần đạt 20-24,5 điểm mới có thể trúng tuyển.

Thí sinh đăng ký theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vào ĐH Đà Lạt cần đạt 16 điểm trở lên để trúng tuyển. Cụ thể, Sư phạm Ngữ văn là ngành lấy điểm cao nhất, 26. Theo sau đó là Sư phạm Toán học và Sư phạm Lịch sử, 25 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 16 đến 24,5 điểm. Với phương thức xét kết quả học bạ, nhà trường đề ra mức chuẩn từ 18 đến 27,5. Điểm chuẩn cho phương thức xét kết quả đánh giá năng lực là 15-20 điểm. Tất cả đều tính theo thang điểm 30.

Phần lớn ngành của ĐH Đại Nam có mức điểm chuẩn là 15 điểm. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có mức điểm cao nhất - 23 điểm. Các ngành Y khoa, Ngôn ngữ Hàn Quốc có mức điểm 22.

Học viện Chính sách và Phát triển công bố điểm chuẩn cho 10 ngành đào tạo. Ngành Ngôn ngữ Anh lấy 30,8 điểm [tính theo thang điểm 40]. Các ngành còn lại đều tính theo thang điểm 30, do đó mức chuẩn dao động từ 24,2 đến 27 điểm. Nhà trường thông tin thêm thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá tư duy cần đạt từ 18 điểm trở lên.

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, lấy mức điểm chuẩn cao nhất 26,45 đối với ngành Khoa học dữ liệu. Các ngành còn lại dao động từ 20 đến 26,35 điểm:

ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, thông báo điểm chuẩn theo phương thức kết hợp. Điểm xét tuyển bao gồm 70% điểm thi đánh giá năng lực, 20% điểm thi tốt nghiệp THPT và 10% kết quả học tập bậc THPT. Theo đó, kết quả trúng tuyển theo từng ngành được công bố như sau:

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, công bố điểm chuẩn cao nhất là 28,2 ngành Khoa học Máy tính. Xếp sau đó là 27,2 điểm ở ngành Công nghệ Thông tin [CT Chất lượng cao] và nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin.

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã công bố điểm chuẩn năm 2022 ở các phương thức xét tuyển cho 32 ngành đào tạo trình độ đại học chính quy như sau:

Thí sinh trúng tuyển các phương thức trên của trường sẽ làm thủ tục nhập học từ ngày 16/9 đến 30/9.

Cùng ngày, ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM đã công bố điểm chuẩn xét tuyển các phương thức cho tất cả ngành đào tạo. Trong đó, ở phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, mức điểm chuẩn nhà trường đưa ra là 15 điểm. Các phương thức còn lại của trường có điểm trúng tuyển như sau:

ĐH Thương mại lấy điểm chuẩn cao nhất là 27 với các ngành Marketing thương mại, Quản trị thương mại điện tử, Logistics và chuỗi quản lý cung ứng. Các ngành còn lại, thí sinh phải đạt 25,8-26,9 mới có thể trúng tuyển vào trường.

Trước đó, Zing đã cập nhật 20 trường công bố điểm chuẩn, cao nhất là 29,95 tại đây.

Thêm trường đại học công bố thông tin tuyển sinh 2023

10:58 15/11/2022 10:58 15/11/2022 Giáo dục Giáo dục

0

Tại chương trình Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh 2023 diễn ra tối ngày 14/11, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM công bố một số thông tin trong kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2023.

Đại học đầu tiên công bố thông tin tuyển sinh năm 2023

09:58 14/11/2022 09:58 14/11/2022 Giáo dục Giáo dục

0

ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa công bố thông tin tuyển sinh đại học năm 2023. Đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố thông tin tuyển sinh năm học tới.

Nhiều trường công bố điểm xét tuyển bổ sung

19:41 28/10/2022 19:41 28/10/2022 Giáo dục Giáo dục

0

ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Quốc tế, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cùng nhiều trường khác đã có kết quả đợt xét tuyển bổ sung.

Sinh viên chật vật, tốn tiền với chuẩn đầu ra ngoại ngữ

06:00 28/10/2022 06:00 28/10/2022 Giáo dục Giáo dục

0

Xác định ngoại ngữ là chuẩn đầu ra của trường đại học, nhiều sinh viên đầu tư cho các khóa học khác nhau ngay từ năm nhất, nhưng gần ra trường vẫn chưa hoàn thành mục tiêu.

Mảng khiến hầu hết sinh viên trường Y tái mặt mỗi lần nhắc tới

06:30 27/10/2022 06:30 27/10/2022 Xuất bản Sách hay

0

Kỳ thi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa năm 2018, tổ 8 bốc thăm vào bộ môn Nhi. Chỉ mới tưởng tượng thôi đã thấy khó khi thí sinh phải khám bệnh trực tiếp trên bệnh nhi.

Video liên quan

Chủ Đề