Đèn wan trên tp link bị đỏ tại sao

Bạn thử xem máy có thông mạng không,Đèn báo không có chỉ là bóa kết nối thôi.

Nội dung chính Show

  • 1. Khởi động lại modem
  • Bạn làm cụ thể theo các bước sau.
  • 2. Kiểm lại tình trạng modem
  • 3. Thay đổi kết nối WAN
  • 4. Sao chép lại địa chỉ MAC
  • 5. Thay đổi địa chỉ IP LAN của router
  • Video liên quan

Bạn thử cách này xem sao:

Bạn cắm nguồn bộ phát vào rồi kết nối với máy tính,nhưng đừng cắm đường mang vào nhé.

Sau đó bạn kết nối máy tính với wifi,nếu có thông báo thì bạn kích vào dòng chữ nhỏ màu xanh ở giữa bảng thông báo[..with out jj dó..].

Kết nối vớ wifi rồi bạn mở ie lên gõ 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1 để vào trang config wifi.

Sau đó bạn tìm đến mac clone tạo clone mới rồi save lại.tiếp tục tìm lan settting đổi 192.168.1.1 hoặc 0.1 thành 2.1,nósẽ bắt reset wifi,reset song bạn cắm dâymạng kết nối từ modem vào đầu màu xanh nhé.

Chúcthành công.

Đã bao giờ trong quá trình tìm kiếm và xử lí lỗi mạng gia đình, hoặc tìm dấu hiệu về việc xâm nhập trái phép, bất chợt bạn nhìn thấy đèn Internet/DSL của modem nhà mình nháy liên tục ngay cả khi máy đã tắt và tự hỏi tại sao, liệu có ai đó đang cố xâm nhập hoặc phá hoại không? Về cơ bản, khi một đèn nào đó trên các thiết bị mạng phát sáng, điều đó cho thấy phần chức năng tương ứng của thiết bị đó đang bật. Và khi đèn nhấp nháy chứng tỏ chức năng đó đang hoạt động, Vậy những đèn tín hiệu này cho biết những điều gì, chúng ta hãy cùng genk tìm hiểu qua trong bài viết dưới đây.

Các loại tín hiệu thường gặp trên Modem

Như đã đề cập trong các bài viết trước, nền tảng mạng Ethernet có vị thế thống trị tuyệt đối trong các mạng gia đình hiện nay. Và với việc các modem dân dụng hiện đại được tích hợp hàng loạt các chức năng khác nhau, trong đó quan trọng nhất phải kể đến chức năng của router/switch và access point. Khi một modem có nhiều cổng LAN/Ethernet [thường gặp nhất là 4], thường sẽ có một đèn tín hiệu cho mỗi cổng. Khi bạn nối PC, laptop với một cổng của thiết bị và đèn tín hiệu tương ứng sáng bình thường [thường là màu xanh lá cây] điều đó cho thấy việc giao tiếp đã thành công, còn màu đỏ thường cho thấy rằng bạn cần kiểm tra lại PC hoặc thiết bị mạng của mình, đôi khi là cả dây dẫn. Tín hiệu nhấp nháy trên mỗi đèn này sẽ cho ta biết đang có dữ liệu ra/vào máy tính kết nối với cổng tương ứng hay không. Điều này khá quan trọng vì nếu phát hiện một máy tính nào đó của bạn hiện chắc chắn không thực hiện các tác vụ cần đến Internet nhưng đèn tương ứng vẫn cho thấy có kết nối đang diễn ra, bạn cần lập tức tiến hành tìm hiểu. Thường thì các ứng dụng update, đồng bộ chạy ngầm như dropbox, java update.v.v sẽ là “thủ phạm” , nhưng nếu chắc chắn các ứng dụng này đang không hoạt động, để cần thận bạn nên tiến hành quét virus.


Nếu Modem kiêm chức năng của Access Point, đèn tín hiệu sẽ sáng khi việc phát tín hiệu không dây diễn ra bình thường, chứ không cho biết các thiết bị không dây trong nhà bạn kết nối thành công hay chưa. Và nếu có dữ liệu vào/ra bất kì thiết bị không dây nào, đèn này sẽ nhấp nháy. Vì vậy việc khoanh vùng khi có lỗi có khó khăn hơn đôi chút.Trong trường hợp của đèn DSL/Link, ta sẽ chỉ thấy ánh sáng nhấp nháy khi kết nối tới dịch vụ DSL [thường cũng do các đơn vị của ISP đảm nhiệm] đang được thiết lập. Sau khi thiết lập thành công, thường đèn này sẽ sáng cố định trong suốt quá trình sử dụng. Nhưng đó chưa phải là bước cuối cùng. hệ thống mạng của ISP sau đó mới tiến hành kết nối người dùng với Internet, và đèn Internet chỉ sáng xanh nếu việc kết nối này thành công. Việc đèn Internet nhấp nháy chứng nó có kết nối Internet đang hoạt động. Lưu ý là một số mẫu modem có thể tách riêng đèn hiển thị trạng thái hoạt động này dưới cái tên Act hoặc Send và Receive - đồng thời không có đèn DSL/Link mà chỉ có đèn Internet [điều này cũng không thực sự quan trọng]. Nếu chúng ta đang sử dụng mạng, việc các đèn hiển thị trạng thái kết nối chớp nháy là hiển nhiên, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra ngay cả khi tất cả các thiết bị trong nhà đã tắt - chắc hẳn điều này đã hoặc sẽ có lúc khiến người dùng băn khoăn. Vì vậy tiếp theo chúng ta sẽ nói qua về những nguyên nhân bên ngoài có thể buộc modem của bạn phải giao tiếp với Internet.


Các ISP đang kiểm tra việc sử dụng IP 


Chắc chắn không ít người trong chúng ta đã từng thực hiện thủ thuật …tắt và bật lại modem để thay IP mới phục vụ download. Cách làm này hiệu quả vì các ISP không tội gì mà phải phung phí IP và cấp cho mỗi khách hàng/hộ gia đình một IP tĩnh cả. Thường thì khách sử dụng dịch vụ ADSL sẽ tự động được máy chủ/thiết bị DHCP của ISP cấp cho một IP mỗi khi tiến hành kiến nối với dịch vụ DSL của hãng [nói đơn giản là khi bật modem lên]. Vấn đề là nếu chỉ cấp IP một lần và không lấy lại khi có thể thì đâu có gì khác với việc giao cho khách hàng một IP tĩnh, chỉ là giảm bớt một chút công sức cho các kỹ thuật viên mà thôi. Không, dĩ nhiên là ISP phải lấy lại IP đó khi bạn không còn kết nối với dịch vụ DSL nữa.

Vậy làm thế nào để các máy chủ này biết khi nào thì modem nhà bạn đã tắt để lấy lại? Giaỉ pháp đơn giản là các thiết bị của ISP sẽ định kì gửi các thông điệp để kiểm tra tình trạng kết nối của bạn. Nếu modem nhà bạn vẫn đang bật, nghĩa là vẫn có khả năng bạn sẽ sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào, IP của bạn sẽ không bị động vào. Nhưng nếu việc kiểm tra thất bại, bất kể là vì bạn muốn cho modem nghỉ, modem nhà bạn hỏng hay… cột điện ngoài ngõ mới cháy, ISP sẽ lấy lại IP đó để dùng vào nơi khác. Các thông điệp kiểm tra này là một trong những lí do thường gặp nhất khiến đèn Internet  của modem chớp nháy kể cả khi mọi thiết bị khác trong nhà bạn đã tắt hoặc không có kết nối mạng nào đang diễn ra.

ISP đang kiểm tra tình trạng kết nối

“Tình trạng kết nối” ở đây là một khái niệm khá chung chung và mơ hồ với người dùng cuối chúng ta, nhưng lại khá quan trọng cho việc giữ kết nối được ổn định. Nếu việc kiểm tra như ở trên chỉ đơn thuần là xem xem kết nối từ dịch vụ DSL đến modem nhà bạn “còn hay mất” để lấy lại IP, thì việc kiểm tra tình trạng kết nối lại gồm nhiều tác vụ hơn, chủ yếu để xác định độ ổn định và thông suốt của kết nối đến mỗi người dùng. Các thông tin này có thể được sử dụng để phát hiện lỗi từ rất sớm. Thử nhớ lại xem, đã bao giờ bạn gặp tình trạng mất kết nối Internet chỉ trong một thời gian ngắn, sau đó mọi chuyện nhanh chóng được khắc phục ngay cả khi bạn chưa kịp gọi điện phàn nàn?

Bạn đang nằm trong tầm ngắm của những cổ máy tấn công tự động.


Nhiều người sẽ bật cười khi nghe đến điều này, đặc biệt là ở các môi trường mạng như ở Việt Nam. Có thể bạn sẽ cho rằng mạng nhà mình nói riêng và các máy tính cá nhân nói chung chẳng mấy khi có gì đáng giá để các dạng tội phạm mạng chuyên nghiệp phải mất công ngồi mày mò tìm lỗ hổng. Điều này hoàn toàn không đúng. Thực tế là, việc các hệ thống mạng gia đình trên thế giới nằm trong tầm quét của các cỗ máy tấn công tự động đã và vẫn đang diễn ra trên toàn thế giới. Công vụ do giới tội phạm mạng triển khai có thừa thời gian và sức mạnh để sục sạo đến mọi ngóc ngách, nhằm tìm được các lỗ hổng có thể xấm nhập. Khi tìm được lỗ hổng có thể xâm nhập và nắm được quyền kiểm soát các máy tính cá nhân, tội phạm mạng bằng cách này hoặc cách khác sẽ tận dụng được miếng mồi này, và bạn sẽ phải chịu thiệt hại. Với việc CNTT ngày càng phát triển tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, số lượng thợ săn và con mồi hiện chỉ có xu hướng tăng, chứ chưa có dấu hiệu giảm.

Việc tấn công máy tính của người dùng được thực hiện dưới rất nhiều hình thức, trong đó virus chỉ là một dạng tấn công phổ biến nhất. Để bảo vệ bản thân khi đang nằm trong tầm ngắm của các công cụ tìm kiểm lỗ hổng này, ngoài các công cụ bảo mật như tường lửa, anti-virus, việc quan trọng vẫn là phải trang bị cho bản thân các kiến thức về lỗ hổng bảo mật. Miễn sao các thành phần mềm trong hệ thống mạng nhà bạn thường xuyên được cập nhật các bản vá cần thiết, các tường lửa sẵn có trong modem hoặc Window - cùng với cácloại free anti-virus như avast,avg là quá đủ để bảo vệ máy tính trong nhà khỏi các đợt càn quét này.

Làm chủ hệ thống mạng trong nhà


Vấn đề chung với các kết nối xuất phát từ bên ngoài là: chúng ta hoàn toàn … bất lực không thể thay đổi được tần suất xuất hiện của chúng. Cách tốt nhất để khỏi phải bất an khi các đèn tín hiệu trên thiết bị mạng chớp nháy vô tội vạ bất kể thời điểm là bạn phải tìm hiểu và nắm được tình trạng của các thiết bị cũng như phần mềm trong nhà. Về phần thiết bị, chúng ta hoàn toàn có thể biết máy bàn hoặc laptop nào đang giao tiếp qua kết nối dây bằng cách nhìn vào đèn tín hiệu tương ứng như đã nói. Phần mạng không dây có khó kiểm soát hơn đôi chút, nhưng thường sẽ không có vấn đề gì nếu như bạn đã đặt mật khẩu cẩn thận với phương pháp mã hóa mới nhất. Nếu cẩn thận hơn một chút, bạn có thể cố gắng tìm đến danh sách các thiết bị đang truy cập không dây trong menu của modem:

Về phần các phần mềm, ngoài việc nắm bắt kĩ chức năng của phần mềm trước khi cài đặt, các ứng dụng tường lửa hoặc kiểm soát lưu lượng mạng [cfosSpeed, NetLimiter] là quá đủ để giúp ta tìm ra các “thủ phạm”đang chiếm dụng kết nối Internet.

Để khắc phục lỗi modem TP-Link không vào được mạng, ta cần kiểm tra lại tình trạng vật lí của thiết bị và các cài đặt của nó.

1. Khởi động lại modem

Bạn làm cụ thể theo các bước sau.

Bước 1: Tắt Modem và Router trong khoảng 1 phút

Bước 2: Bật nguồn Modem trước và đợi khoảng 2 phút cho tới khi cáp nối ổn định và nhận được tín hiệu đèn của đèn sáng của internet.

Bước 3: Bật lại thiết bị TP-Link Router lên.

Bước 4: Hãy chờ khoảng 1 – 2 phút rồi kiểm tra lại truy cập mạng internet xem có được không. Và nếu như đã thực hiện đầy đủ các bước trên mà vẫn không thể sửa được lỗi modem wifi TP-Link thì hãy thử cách thứ 2 dưới đây nhé.

2. Kiểm lại tình trạng modem

Trước hết là kiểm tra xem modem có bị nóng hay không, bởi khi nó bị quá tải thì sẽ dễ gây ra lỗi. Nếu có thì hãy tắt để nó được nghỉ ngơi một lúc rồi hẵng khởi động lại.

Bên cạnh đó cũng hãy kiểm tra lại xem modem có bị dính bụi bẩn gì vào hệ thống tản nhiệt không. Ngoài ra cũng hãy đảm bảo là modem đang được đặt ở nơi thoáng, không bị chặn bởi các vách ngăn, vật kim loại hoặc các thiết bị có phát sóng khác. Có quá nhiều thiết bị ở gần nhau có thể gây ra tình trạng nhiễu sóng và khiến modem bị lỗi.

Sau khi đã xác nhận tình trạng vật lí của modem vẫn bình thường nhưng vẫn không vào được mạng, bạn có thể thử tiếp các cách sau.

3. Thay đổi kết nối WAN

Bước 1: Mở trình duyệt web, nhập 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1 vào ô địa chỉ rồi nhấn Enter. Bạn sẽ được đưa đến trang quản trị mạng của TP-Link.

Bước 2: Tại giao diện đăng nhập, nhập vào tên người dùng và mật khẩu của bạn. Hai thông tin này được in trên mặt dưới của router, hộp đựng hoặc giấy hướng dẫn đi kèm khi bạn mới lắp đặt router.

Bước 3: Click chọn mục Network → WAN. Tại mục WAN Connection Type, chọn thành Dynamic IP rồi click Save để lưu lại.

Bước 4: Đợi vài phút. Sau đó click tiếp vào mục Status rồi kéo xuống xem ở mục WAN. Nếu các thông số hiển thị giống như hình thì mạng của bạn đã được kết nối lại.

Còn nếu IP vẫn hiện là 0.0.0.0 thì bạn có thể thử khởi động lại router theo hướng dẫn bên trên hoặc làm tiếp cách bên dưới.

4. Sao chép lại địa chỉ MAC

Có một số nhà cung cấp mạng internet sẽ nhận dạng và quản lý địa chỉ MAC trên thiết bị máy tính của bạn trong lần đầu tiên tiến hành truy cập internet thông qua Cable Modem. Nếu như bạn cài thêm một router để kết nối mạng thì nhà cung cấp sẽ phát hiện địa chỉ MAC này không khớp với ghi nhận của mình rồi chặn truy cập nó. Lúc này bạn có thể dùng đến tính năng MAC Address Cloner để chép địa chỉ MAC của router gốc sang router thứ 2, như vậy hai router sẽ dùng chung một địa chỉ MAC ban đầu đã được nhà cung cấp cho phép.

Bước 1: Kết nối Router với máy tính và máy tính kết nối với modem bằng cáp. Sau đó đăng nhập vào trang quản trị mạng của TP-Link bằng cách tương tự bên trên.

Bước 2: Click vào Network  MAC Clone. Click vào nút Clone MAC Address rồi click Save để lưu lại.

Nếu sau đó vẫn còn lại thì bạn thử khởi động lại router một lần nữa.

5. Thay đổi địa chỉ IP LAN của router

Địa chỉ IP LAN mặc định của router TP-Link là 192.168.1.1, và đôi khi nó bị trùng với IP có sẵn của ADSL modem, gây ra tình trạng xung đột IP và khiến router không giao tiếp được với modem, gây ra tình trạng thiết bị không thể kết nối với Internet.

Bạn có thể chỉnh lại địa chỉ IP để giải quyết tình trạng này.

Sau khi đăng nhập vào trang quản trị mạng, click vào Network  LAN. Tại ô IP Address, đổi sang 192.168.100.1 rồi click Save để lưu lại.

Nếu cách này thành công thì sau này khi đăng nhập vào trang quản trị mạng, bạn hãy dùng IP này để đăng nhập thay vì IP cũ như ở các hướng dẫn bên trên.

Chủ Đề