Độ pô xe máy có bị phạt không

Hành vi độ ống xả (pô) của các "dân chơi" để phát ra tiếng kêu thật to nhằm thể hiện cái tôi của mình có thể bị xử phạt nặng đến hơn 4 triệu đồng.

Không khó để bắt gặp ngoài đường những chiếc mô tô, xe máy được độ thêm ống xả (pô). Những chiếc xe này mỗi lần về số, vê ga là phát ra những tiếng kêu nhức óc, gây bức xúc cho người đi đường và những người dân xung quanh.

Độ pô xe máy có bị phạt không
Những tiếng nẹt pô từ dàn "quái xế" ở đường Võ Chí Công vào tối 2/4 khiến người dân xung quanh vô cùng bức xúc. (Ảnh: Đình Hiếu)

Chưa xét đến hành vi tụ tập, lạng lách và đua xe trái phép, chỉ việc chủ xe độ pô cho mô tô, xe máy đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ khi tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (Được nêu tại khoản 2, Điều 55, của Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Với hành vi này, chủ xe sẽ bị phạt nặng theo điểm c, khoản 5, điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, cụ thể:

"Phạt tiền từ 800 nghìn đến 2 triệu đồng đối với cá nhân; từ 1,6 triệu đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe".

Độ pô xe máy có bị phạt không
Chiếc xe này thậm chí không còn bộ phận giảm thanh và lọc khói bụi mà chỉ có mỗi cổ pô.

Ngoài ra, hành vi điều khiển mô tô độ pô vào buổi tối và gây mất trật tự còn có thể bị xử lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội,...

Theo đó, tại điều 6, Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt từ 100-300 nghìn đồng khi cá nhân có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Độ pô xe máy có bị phạt không
Độ pô khiến chiếc xe thay đổi kết cấu - là hành vi bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ.

Như vậy, việc độ chế ống xả và nẹt pô khi trên đường của một bộ phận bạn trẻ không chỉ là hành vi phản cảm, thiếu ý thức mà còn có thể bị lực lượng chức năng xử phạt nặng. Nhiều ý kiến cho rằng, với hành vi cố tình độ chế ống xả và ra đường nẹt pô, cần có quy định xử lý mạnh tay hơn, thậm chí là tước GPLX hoặc tịch thu phương tiện để tăng tính răn đe.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: . Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Độ pô xe máy có bị phạt không

Bắt loạt quái xế nẹt pô, cho đứng nghe vít ga mà đau đầu, ớn lạnh

Các tổ Cảnh sát 141 công khai kết hợp hóa trang trên đường Võ Chí Công (Tây Hồ, Hà Nội) đã phát hiện, xử lý hàng loạt thanh niên điều khiển xe máy nẹt pô. 

  • Độ pô xe là gì?
  • Có được độ pô xe hay không?
  • Độ pô xe ô tô, xe máy có bị phạt không?
  • Có được đổi màu sơn xe ô tô không?

Hiện nay không khó để bắt gặp ngoài đường những chiếc ô tô, xe máy được độ thêm ống xả (pô). Những chiếc xe này mỗi lần về số, về ga là phát ra những tiếng kêu nhức óc, gây bức xúc cho người đi đường và những người dân xung quanh. Độ pô xe ô tô, xe máy có bị phạt không?

Độ pô xe là gì?

Độ pô xe là hình thức nâng cấp ống xả nhằm cải thiện động cơ và tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho xe.

Pô xe máy hay ống xả là bộ phận quan trọng của bất kỳ chiếc xe máy nào, ống pô xe máy có nhiệm vụ đưa khí thải ra bên ngoài giúp biến đổi, giảm âm thanh của luồng khí khi xe vận hành. 

Đối với người chơi xe tại Việt Nam, độ ống xả (pô) được xem là thú chơi phổ biến từ lâu. Không chỉ với những người chơi xe mô tô, người chơi xe máy phổ thông cũng bị cuốn vào cuộc chơi này.

Ngoài làm đẹp ống xả mới còn giúp xe tăng hiệu suất và cho âm thanh phấn khích hơn. Tuy nhiên, độ pô có thể mang đến những phiền phức cho chủ xe, thậm chí là liên quan đến pháp luật.

Có được độ pô xe hay không?

Độ pô xe nhằm mục đích là để thay đổi kết cấu của pô xe, làm cho tiếng nổ của xe giòn hơn, to hơn.

Tuy nhiên, hành vi độ pô xe này lại hoàn toàn bị nghiêm cấm theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008, cụ thể tại Khoản 13 Điều 8 như sau:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Như vậy, việc độ pô xe máy để tạo âm thanh to hơn so với các thiết kế của nhà sản xuất được coi như là hành vi vi pháp luật bị nghiêm cấm và hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Độ pô xe ô tô, xe máy có bị phạt không?

Độ phô xe ô tô, xe máy bị xử phạt theo quy định cụ thể như sau:

– Đối với ô tô

Theo quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;

Như vậy đối với trường hợp độ pô ô tô bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

– Đối với xe máy

Theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung:

– Tịch thu biển số, Giấy đăng ký xe (trường hợp đã được cấp lại); hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo;

– Tịch thu biển số, thiết bị thay đổi biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa.

Như vậy đối với hành vi độ pô xe phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe.

Có được đổi màu sơn xe ô tô không?

Cũng giống như biển số xe, màu sơn xe là thông tin nhận dạng trong giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô và số chứng nhận kiểm định. Khi chủ xe tự ý thay đổi màu sơn xe sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thẩm định.

Do đó khi muốn thay đổi màu sơn mới cho xe ô tô thì chủ xe cân làm thủ tục đổi màu sơn xe ô tô theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau khi hồ sơ được chấp nhận thì chủ xe được phép sơn lại xe sau đó quay trở lại cơ quan có thẩm quyền để đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký xe có màu sơn mới. Khi tới kỳ đăng kiểm cơ quan đăng kiểm sẽ đổi lại màu sơn của xe trong sổ chứng nhận kiểm định.

Mong rằng qua nội dung thông tin bài viết trên đây đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần biết về vấn đề độ pô xe ô tô, xe máy và mức xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.