Em hiểu thế nào về hai câu thơ Lưng mẹ cứ còng dần xuống cho con ngày một thêm cao

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.  - Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành - Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin, và nghị lực để con bay cao bay xa. Mẹ chính là động lực là cuộc sống của con.

viết một bài văn í ạ dài tầm 3mặt là OK r

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Thời gian chạy qua tóc mẹ một màu trắng đến nôn nao hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Thời gian chạy qua tóc mẹ một màu trắng đến nôn nao đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Thời gian chạy qua tóc mẹ một màu trắng đến nôn nao - Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

[Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương]

Câu 1: Đoạn thơ được viết theophong cách ngôn ngữnào?

Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theothể thơnào? [0.25 điểm]

Câu 3.Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. [0.25 điểm]

Câu 4.Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật củabiện pháp tu từđược sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”. [0.5 điểm]

Câu 5.Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết đoạn văn [khoảng 5 đến 7 dòng] nêu cảm nhận về sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống ngày nay. [0.5 điểm]

Đáp án :

1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2. Thơ tự do

3. Nội dung chính của đoạn thơ trên: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ

4. Biện pháp nhân hoá : Thời gian- chạy. Tác dụng : Thể hiện ý nghĩa thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua và bộc lộ niềm xót xa của người con đối với mẹ

5. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, bộc lộ sự cảm nhận của cá nhân nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. Bộc lộ tình cảm chân thành, không khuôn sáo.

Đọc hiểu Thời gian chạy qua tóc mẹ một màu trắng đến nôn nao - Đề số 2

Đọc các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

[Trích Trong lời mẹ hát -Trương Nam Hương]

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

[Trích Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm]

Câu 1.Những đối tượng nào được nhắc đến trong cả hai đoạn thơ?

Câu 2.Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của đoạn thơ thứ hai?

Câu 3.Làm rõ hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hoá được sử dụng trong câu thơ: “ Thời gian chạy qua tóc mẹ”.

Câu 4.Hãy chỉ ra một điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ mà anh/chị tâm đắc

*Gợi ý làm bài:

Câu 1.Những đối tượng được nhắc đến trong cả hai đoạn thơ: người mẹ và con.

Câu 2.Nghệ thuật tương phản được thể hiện trong các câu thơ: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”.

Câu 3.Hiệu quả của phép nhân hoá được sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”:

– Phép nhân hóa: “Thời gian chạy”

– Hiệu quả: làm câu thơ sinh động, hấp dẫn; nhấn mạnh sự trôi qua nhanh chóng của thời gian, đồng nghĩa với dấu ấn tuổi tác [tuổi già] của mẹ; sự xót xa, lo lắng của người con hiếu thảo.

Câu 4.Một điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ về phương diện nội dung hoặc nghệ thuật; chẳng hạn: Cả hai đoạn thơ đều làm bật lên hình ảnh người mẹ với sự hi sinh thầm lặng và tình cảm yêu thương biết ơn của con với mẹ…

Đọc hiểu Thời gian chạy qua tóc mẹ một màu trắng đến nôn nao - Đề số 3

Câu 1: [0.5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

Câu 2: [0.5 điểm ]

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Câu thơ đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3: [1.0 điểm ] Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép tu từ trong câu thơ: Thời gian chạy qua tóc mẹ

Đáp án:

Câu 1: [ 0.5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

⇒PTBĐ chính của đoạn trích là: biểu cảm.

Câu 2: [ 0.5 điểm ]

"Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao".

Câu thơ đã sử dụng phép tu từ nào?

⇒Phép tu từ nhân hóa: thời gianchạyqua tóc mẹ.

Câu 3: [ 1.0 điểm ] Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép tu từ trong câu thơ

⇒Tác dụng: nhằm nhấn mạnh sự già yếu của mẹ theo năm tháng. Qua đó bộc lộ được tình cảm trân trọng, yêu quý mà người con dành cho mje của mình. Đồng thời cũng tăng hiệu quả cho sự diễn đạt trong câu thơ.

Đoạn thơ bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho tác giả xúc động đến nôn nao. ý đối lập trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao.” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. Mẹ đem đến cho con cả cuộc đời trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để rồi lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao nhiêu.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa...

[ Trích trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương ]

Các câu hỏi tương tự

Thông qua hình ảnh đối lập: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao”, tác giả muốn bộc lộ lòng biết ơn của mình đối với mẹ. Cả cuộc đời mẹ đã làm lụng vất vả, nỗi vất vả đã làm trĩu còng lưng mẹ. Lưng mẹ càng còng, con càng lớn thêm lên. Viết ra được những dòng thơ chan chứa tình cảm đó chứng tỏ tác giả rất thấu hiểu nỗi gian truân, vất vả của mẹ. Qua đó, ta cũng thấy tình cảm của tác giả dành cho mẹ cũng thật là đẹp đẽ, thật là sâu đậm.

Video liên quan

Chủ Đề