Giá cam sành hà giang 2023

Thu hoạch cam cành. [Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN]

Trái ngược với những năm trước, dịp Tết Nguyên đán 2017 giá cam Hà Giang các loại đã giảm mạnh. Đặc biệt, giá cam sành Hà Giang đã giảm khoảng một nửa so với năm trước, khiến nhiều người trồng cam nơi đây không khỏi lo lắng.

Nguyên nhân cam Hà Giang rớt giá được xác định là do sản lượng cam mà các tỉnh cung cấp ra thị trường quá nhiều; trong đó, cam sành Hàm Yên [Tuyên Quang] năm nay chín trước nên các chủ vườn đã bán ồ ạt ra thị trường trước Tết Nguyên đán, kéo theo giá cam sành Hà Giang cũng bị giảm. Bên cạnh đó, việc quy hoạch và phát triển cây cam tại Hà Giang vẫn còn bất cập, dẫn tới chưa kiểm soát được nguồn cung ra thị trường.

Tại huyện Bắc Quang - địa phương chiếm phần lớn sản lượng cam của Hà Giang, cam sành cũng không tránh khỏi hiện tượng rớt giá. Ông Ngô Quang Tuấn, người trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Vĩnh Hảo, lo lắng năm nay các nơi trồng cam quá nhiều trong khi lượng cam từ Trung Quốc sang cũng rất lớn. Hiện gia đình ông Tuấn có 9ha cam cho thu hoạch, sản lượng ước tính đạt trên 200 tấn. Do giá thấp nên gia đình chưa dám bán nhiều.

Năm ngoái, giá cam sành VietGAP dao động từ 24.000-32.000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ còn 10.000-15.000 đồng/kg. Nếu bán ở mức giá như hiện nay, doanh thu của gia đình sẽ giảm một nửa.

Theo ông Lã Hồng Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hảo, để ổn định tâm lý cho người trồng cam, chính quyền xã Vĩnh Hảo đã tuyên truyền người dân kiên trì chăm sóc cam để sau Tết bán cho được giá, đồng thời đảm bảo chi phí và thu nhập. Niên vụ cam năm 2016-2017, sản lượng ước tính của toàn xã đạt trên 6.000 tấn. Đến thời điểm này mới bán ra thị trường khoảng 300 tấn.

Tình hình tiêu thụ cam niên vụ này chậm hơn so với niên vụ trước bởi sản lượng cam ở các nơi đều tăng. Ngoài ra, diện tích cam của xã Vĩnh Hảo niên vụ này tăng gần 300ha lên 861ha; trong đó, 540ha đang cho thu hoạch và chủ yếu là cam sành. Bình quân mỗi ha cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn.

Bà Hoàng Thị Dự - người trồng cam ở thôn Việt Tân, thị trấn Việt Quang [Bắc Quang] cho biết: “Năm nay không có nhiều thương lái vào vườn mua nên giá cả không được bao nhiêu. Cam sành đẹp mới bán được 12.000-13.000 đồng/kg còn loại bình thường giá chỉ 7.000-8.000 đồng/kg.

Mức giá này quá rẻ bởi mọi năm dịp Tết nguyên đán chúng tôi thường bán 20.000 đồng/kg. Thương lái không vào mua nhiều nên nhà tôi hiện còn 10 tấn cam sành chưa bán được; các gia đình khác còn rất nhiều, có hộ tồn vài chục tấn. Tết sắp đến và cam không bán được nên nhiều gia đình không có đủ tiền để trả các khoản vay đầu tư cho cây cam.”

Theo ông Nguyễn Hồng Tuyên - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Quang, huyện có trên 5.300ha cam, diện tích cho thu hoạch là 2.600ha. Riêng cam sành, sản lượng hàng năm đạt trên 30.000 tấn. Huyện Bắc Quang đã làm quy hoạch phát triển cây cam từ vài năm về trước. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá cam sành tăng cao nên người dân đã quay ra tập trung trồng cam. Dù việc quy hoạch đã được triển khai nhưng vẫn còn một số bất cập bởi người dân chưa theo quy hoạch mà theo xu hướng thị trường.

Tại trung tâm thành phố Hà Giang, giá cam sành dịp Tết cũng giảm so với những năm trước và dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sức mua vẫn duy trì ổn định.

Toàn tỉnh Hà Giang hiện có khoảng 7.900ha cam, trong đó trên 1.400ha được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap. Tỉnh này định hướng tiếp tục ổn định diện tích cam đến năm 2020 với tổng sản lượng đạt 50.000-80.000 tấn/năm./.

Ông Phạm Quang Lân [bên trái], Chủ tịch Hiệp hội Cam sành Bắc Quang tại vườn cam của gia đình. [Nguồn: baohagiang]

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang Nguyễn Đức Vinh, do áp dụng đúng hướng dẫn về kỹ thuật, quy trình chăm sóc và thu hái cam sành của các cơ quan chuyên môn nên năm nay loại cam này cho năng suất, chất lượng cao, không chỉ được mùa mà còn được cả giá.

Mặc dù còn cách Tết Nguyên đán gần 1 tháng, song trong những ngày này, tại các vườn cam của các hộ gia đình ở huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên, các thương lái ở các nơi đã đổ về đây thu mua mang về thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác bán.

Ông Phạm Quang Lân, thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang phấn khởi cho biết: Do năm nay nhuận, thời tiết, khí hậu ổn định nên cam sành của gia đình trồng ở xã Vĩnh Hảo nói riêng và các gia đình khác nói chung đều có mẫu mã đẹp, các vườn cam chín vàng đã được thương lái về tận nơi thu mua hết. Năm nay, cam loại đẹp tại vườn có giá từ 12.000 đến 15.000 đồng/kg, tăng từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg so với vụ cam năm trước.

Hà Giang là một trong những tỉnh có diện tích cam lớn nhất cả nước, được trồng tập trung tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Toàn tỉnh hiện có trên 3.600ha cam, trong đó diện tích cho sản phẩm đạt gần 1.500ha, sản lượng cam đạt gần 12.000 tấn quả, giá trị sản lượng đạt khoảng 200 tỷ đồng.

Từ những giá trị kinh tế của cây cam sành, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã xác định là cây kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Là huyện có diện tích cây cam lớn nhất tỉnh, huyện Bắc Quang hiện có tổng diện tích gần 2.070ha, trong đó đang cho thu hoạch trên 930ha, sản lượng hàng năm đạt 9.125 tấn, trị giá trên 120 tỷ đồng. Để bảo vệ quyền lợi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, những người trồng cam ở đây đã thành lập Hội Cam sành Bắc Quang và một số hợp tác xã.

Một lý do khiến cam Hà Giang được mùa, được giá được ông Trần Văn Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Quang cho biết, qua khảo sát chất lượng cam sành Bắc Quang, trong những ngày trung tuần tháng Một này, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã chứng nhận cam sành Bắc Quang đạt Top 10 sản phẩm, dịch vụ tin cậy vì người tiêu dùng 2014.

Đặc biệt, Ban Chỉ đạo Chương trình “món ngon tinh hoa ẩm thực Việt” cũng đã chứng nhận sản phẩm cam sành của hộ ông Phạm Quang Lân, thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang đạt danh hiệu Vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt-2014.”

Đây là cơ hội để những người trồng cam sành của huyện Bắc Quang nói chung và những người trồng cam của tỉnh Hà Giang nói riêng phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương để mở rộng vùng sản xuất và quyết tâm giữ vững thương hiệu./.

Chủ Đề