Gia định là ai

Giả định là gì? Giả định là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với mọi người. Giả định được sử dụng nhiều trong các hoạt động nghiên cứu, thực hành và trong pháp luật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết về giả định là gì dưới khía cạnh pháp lý. Mời các bạn cùng theo dõi.

Giả định là gì

Giả định [Assumption] được hiểu là một yếu tố trong quy trình lập kế hoạch được coi là đúng, thực hoặc chắc chắn, nhưng không có bằng chứng hoặc chứng minh.

Xét dưới góc độ luật học, giả định là một trong ba bộ phận cấu thành nên quy phạm pháp luật [bên cạnh quy định và chế tài]. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”.

Theo đó, giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống [hoàn cảnh, điều kiện] có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể [tổ chức, cá nhân] nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào; trong những hoàn cảnh và điều kiện như thế nào.

Một cách đơn giản hơn thì giả định là bộ phân quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.

Ví dụ:

Tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung 2017] quy định về tội Cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

Phần giả định là Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung 2017] quy định về Tội tổ chức tảo hôn: “Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”.

Phần giả định: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Ý nghĩa của bộ phận giả định được thể hiện như sau:

  • Phần giả định giúp cho mọi người biết quy phạm đó điều chỉnh quan hệ xã hội nào, ai và khi nào, trong điều kiện và hoàn cảnh nào thì cần phải xử sự theo quy phạm đó.
  • Giả định cũng giữ vai trò giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết là khi nào thì họ cần phải áp dụng các biện pháp tác động của nhà nước được quy định trong quy phạm, áp dụng đối với ai, đối tượng nào và điều kiện để áp dụng các biện pháp đó là gì.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu giả định là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Địa danh Gia Định đã xuất hiện từ 300 năm qua, nhưng khi là phủ, là tỉnh, là toàn xứ Nam bộ, lại chỉ định những địa bàn hành chính to nhỏ rất khác nhau. Thật là phức tạp, chúng ta cần xem xét cho thấu đáo.

1- Phủ Gia Định từ 1698 đến 1802.

Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang "hàng ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ". Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự khẩn hoang lập ấp đó, Cảnh bèn lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phước Long [Biên Hòa] và Tân Bình [Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông]. Diện tích rộng khoảng 30.000 km2.
Năm 1708, Mạc Cửu xin cho trấn Hà Tiên thuộc quyền Chúa Nguyễn. Năm 1732, chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ [sau là Vĩnh Long]. Năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trường Đồn [sau là Định Tường].
N
ăm 1757, chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó toàn miền Nam thuộc về lãnh thổ và chính quyền Việt Nam.
Từ 1779
, phủ Gia Định bao gồm cả:

      • Dinh Phiên trấn [Sài Gòn]
      • Dinh trấn Biên [Biên Hòa]
      • Dinh Trường Đồn [Định Tường]
      • Dinh Long Hồ [Vĩnh Long, An Giang].

Như vậy, diện tích phủ Gia Định là diện tích toàn Nam bộ rộng khoảng 64.743 km2.
Gia Định kinh từ 1790 đến 1802
Sau khi thâu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành Bát Quái rộng lớn theo cách bố phòng Vauban, theo định hướng phong thổ Aá Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam và mệnh danh là Gia Định kinh.

2- Gia Định trấn từ 1802 đến 1808.

Năm 1802, Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân rồi lên ngôi và lấy đế hiệu Gia Long. Gia Long bèn hạ cấp Gia Định kinh xuống làm Gia Định trấn thành. Cải tên phủ Gia Định làm trấn Gia Định và đặt "trấn quan" để cai quản cả ngũ trấn là: trấn Phiên An, trấn Biên Hòa, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long, trấn Hà Tiên.

3- Gia Định thành từ 1808 đến 1832

Gia Định thành thay cho Gia Định trấn. Gia Định thành là đơn vị hành chính lớn cũng như Bắc thành cai quản cả xứ Bắc gồm nhiều trấn. Có lẽ phải đổi tên Gia Định trấn ra Gia Định thành để khỏi lẫn với 5 trấn dưới quyền cai quản. Từ đó, thành cai quản trấn. Để dễ phân biệt. Khi Trịnh Hoài Đức viết Gia Định thành thông chí là có ý nghiên cứu toàn hạt 5 trấn đã kể trên.

4- Tỉnh Gia Định từ 1836 đến 1867.

Năm 1832, sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng liền cải ngũ trấn thành lục tỉnh là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đổi thành Gia Định - nơi trú đóng của Tổng trấn - làm tỉnh thành Phiên An - nơi trị sở của Tổng đốc coi riêng Phiên An thôi., sau vụ Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho phá thành Bát Quái và xây dựng Phụng thờ nhỏ, gọi là tỉnh thành Phiên An. , cải tỉnh Phiên An ra tỉnh Gia Định. Tỉnh thành Phiên An cũng đổi ra tỉnh thành Gia Định. Tỉnh Gia Định đương thời rộng khoảng 11.560 km2. , Pháp tới chiếm Sài Gòn và phá bình địa thành Gia Định [Pháp gọi là thành Sài Gòn]. Năm 1835 Năm 1936 Năm 1859 Sau Hòa ước 1862 mất đi ba tỉnh miền Đông, Pháp vẫn chia tỉnh Gia Định làm 3 phủ như cũ: Tân Bình, Tân An, Tây Ninh.

5- Hạt Gia Định từ 1885 đến 1889.

Từ năm 1867, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn. Tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn tỉnh Gia Định trước, song không chia ra phủ huyện, mà chia ra 7 hạt tham biện [inspection], trong đó có hạt Sài Gòn [không kể thành phố Sài Gòn]. Hạt Sài Gòn gồm 2 huyện Bình Dương và Bình Long. Nhưng từ năm 1872, hạt Sài Gòn gồm thêm huyện Ngãi An [Thủ Đức] nguyên thuộc tỉnh Biên Hòa. Năm 1885, đổi tên hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định [có lẽ để phân biệt rõ với thành phố Sài Gòn].

6- Tỉnh Gia Định từ 1889 đến 1975.

Năm 1889, bỏ danh xưng hạt [arrondissement], lấy tên tỉnh cho thống nhất với toàn quốc Việt Nam. Tỉnh Gia Định là 1 trong 20 tỉnh của cả Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Tỉnh Gia Định [thu hẹp] này chia ra 18 tổng với 200 xã thôn, rộng khoảng 1.840 km2. Năm 1944, thiết lập tỉnh Tân Bình trên một phần đất của tỉnh Gia Định [bắc Sài Gòn như Phú Nhuận, Phú Thọ, Hạnh Thông, Tân Sơn Nhì..., vùng Thủ Thiêm và một phần Nhà Bè]. Tỉnh này chỉ tồn tại đến cuộc Cách mạng 5-1945 rồi giải thể. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, một phần không nhỏ của địa phận tỉnh Gia Định đã là căn cứ Cách mạng kháng chiến. Năm 1956, vùng Củ Chi được trích ra để lập thêm 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, Hậu Nghĩa lấy phần đất phía tây vẫn gọi là quận Củ Chi. Bình Dương lấy phần đất phía đông gọi là quận Phú Hòa. Sau vụ chia cắt, Củ Chi cho 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, tỉnh Gia Định [1970] còn chia ra 8 quận với 74 xã, rộng 1.499 km2. Tình hình đó tồn tại đến ngày Giải phóng 1975. Từ năm 1975 đến nay, địa danh Gia Định không còn dùng để chỉ bất cứ một đơn vị hành chính nào. Song nhân dân miền Nam vẫn nhớ tên đó với nhiều ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp, Sử sách Thành phố và toàn Nam Bộ luôn nói đến Gia Định từ suốt 300 năm qua để ghi dấu bao chiến công và thành tích phát triển vượt bậc của phần đất phía Nam của Tổ quốc.

Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Định, phủ lỵ được đặt tại thôn Tân Khai [nay thuộc vị trí khu vực đường Hàm Nghi, Nguyễn Trung Trực].

Năm 1775, trước sự tấn công của chúa Trịnh và phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã phải rời bỏ Phú Xuân và chọn Gia Định làm nơi định đô, biến nơi đây thành trung tâm quyền lực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa cho đến trước khi hoàn thành nhiệm vụ đại định thiên hạ [1802].

Cấu trúc và quy mô thành Gia Định

Sự kiện Nguyễn Ánh cho xây dựng thành Gia Định [còn gọi là thành Bát Quái, thành Quy, thành Phiên An] được chính sử triều Nguyễn ghi chép như sau: Ngày Kỷ Sửu, tháng 3 năm 1790, đắp thành đất Gia Định. Vua thấy thành cũ ở thôn Tân Khai chật hẹp, bàn mở rộng thêm. Dụ rằng: “Vương công giữ nước, tất phải đặt nơi hiểm yếu trước. Nay đất Gia Định mới thu phục, cần sửa thành trì cho bền vững để chỗ dựa được vững mạnh”.

'Cổng thành Gia Định' hay chỉ là bót lính gác?

Nguyễn Ánh huy động hơn 3 vạn dân phu và chủ yếu sử dụng đá ong Biên Hòa để xây thành, hẹn trong 10 ngày đắp xong. Thành đắp theo kiểu thành Vauban phương Tây [do Oliver de Puymanel, một kỹ sư công binh người Pháp được Nguyễn Ánh giao thiết kế và chỉ huy xây dựng], mở tám cửa, ở giữa là cung điện, bên tả dựng nhà Thái Miếu, phía sau miếu là kho tàng, bên hữu đặt cục chế tạo, chung quanh là nhà tranh cho quân túc vệ ở. Giữa dựng kỳ đài ba tầng, trên làm tòa vọng đẩu bát giác, ban ngày kéo cờ, ban đêm thì kéo đèn làm hiệu lệnh cho các quân. Thành đắp xong, gọi tên là Kinh thành Gia Định.

Năm 1800, Gia Long đổi tên Kinh thành Gia Định thành trấn Gia Định. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có các ghi chép rất chi tiết về quy hoạch, cấu trúc, hệ thống các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng của thành Gia Định cũng như hoạt động thị dân trong thành vào năm 1816.

Các nguồn tư liệu bản đồ cho thấy, để bảo vệ thành Gia Định, phía trước còn có hai đồn binh lực lớn án ngữ cửa sông Sài Gòn gọi là đồn Cá Trê [Giác Ngư] nằm bên trái trong khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay và đồn Thảo Câu nằm bên phải khu vực Cảng Sài Gòn hiện nay. Cả hai dấu tích này đều đã bị phá hủy bởi hoạt động xây dựng thời hiện đại mà không có bất kỳ một cuộc khảo sát nào.

Vị trí thành Gia Định năm 1790 trên bản đồ vệ tinh TP.HCM ngày nay

\n

Sau khi Tả quân Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt qua đời, người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi đã tiến hành cuộc bạo loạn từ năm 1833. Nhiều lúc triều đình Minh Mạng tưởng như bất lực, có nguy cơ phải chia đôi san hà khi không thể dẹp loạn bởi Lê Văn Khôi đã chiếm giữ thành Gia Định kiên cố và hầu hết các tỉnh thành Nam bộ, gây ra nhiều hệ lụy: trong nước hao mòn binh lực, kinh tế bị phá hủy…; ngoài biên cương giặc Xiêm xâm lấn, phên giậu Cao Miên cũng bội phản. Mãi đến giữa năm 1835, cuộc bạo loạn mới bị dập tắt.

Tháng 7 năm 1835, sau khi dẹp xong loạn Lê Văn Khôi, Minh Mạng ra lệnh triệt phá thành Phiên An. Vua bảo Bộ Công rằng: “Thành Phiên An trước, kiểu mẫu hơi quá cao rộng. Đó thực là bởi Lê Văn Duyệt tiếm lạm, vượt bậc, để đến gây thành tai vạ về sau. Nay nghịch tặc đã yên, đáng nên sửa lại. Ngặt vì mới lấy lại được, quân sĩ vừa được vui mừng nghỉ vai, chưa nên vội dùng đến sức họ. Vậy sai dụ quan tỉnh Gia Định liệu thuê dân chúng trong hạt, trước hãy san phẳng những chỗ núi đất, lũy đất ở ngoài thành; còn thân thành và trong thành không sửa chữa vội, luống phí nhân công”. Sau đó, quan tỉnh xin thuê 3.000 dân trong hạt, và dân 2 tỉnh Vĩnh Long, Định Tường mỗi tỉnh 1.000 người, dỡ gạch, đá, san hào, lũy. Vua y cho [Đại Nam thực lục].

Tường thành đá ong của Thành Gia Định năm 1790 phát hiện tại khu vực góc đường Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi ngày nay

Dấu tích thành Quy

Căn cứ vào bản vẽ của Giám thành sứ Trần Văn Học, cùng một số dấu tích hiện tồn, năm 1936, nhà khảo cổ học nổi danh người Pháp là Louis Malleret đã có nghiên cứu mô tả đầu tiên về cấu trúc “Tòa thành của Gia Long”: “Thành xây trên một diện tích hình tứ giác với các đường cạnh là 1.000 m x 1.200 m, phía tây bắc giáp đường Richaud [nay là đường Nguyễn Đình Chiểu]; phía đông nam vượt qua đường Espagne [nay là đường Lê Thánh Tôn]; phía tây nam vượt qua phố Max Mahon [nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa], ở quảng trường Phủ Toàn quyền hiện nay, phía bắc - đông bắc giáp đại lộ Luso [nay là đường Tôn Đức Thắng kéo dài qua đường Đinh Tiên Hoàng].

Theo ông, thành Gia Định có cấu tạo tường thành bốn phía, các cửa thành, các pháo đài góc và pháo đài giữa cùng với các con hào vây quanh để phòng thủ.

Năm 1877, khi đào móng xây Vương cung Thánh đường, người ta đã thu nhặt được gạch đá, gỗ, tiền kẽm, súng đạn... Năm 1926, khi đào móng xây Catinat, đã phát hiện nhiều đá ong “Biên Hòa” ở góc đường Đồng Khởi - Lý Tự Trọng [ngày nay]. Năm 1936, phát hiện nhiều di vật của phế thành ở phạm vi Bệnh viện Đồn Đất [nay là Bệnh viện Nhi đồng 2] và góc đường Lý Tự Trọng - Chu Mạnh Trinh [ngày nay].

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề