Giá nhím giống 2023

Từ hai con nhím nuôi ban đầu, ông Trần Ngọc Tuân ở khu vực Tân Mỹ 1, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, đã nhân giống đàn nhím lên đến vài chục con và thu lời trên 100 triệu đồng mỗi năm.

 Ông Trần Ngọc Tuân và một chú nhím con 1 tháng tuổi.

Hiện nay, ông Trần Ngọc Tuân có trong tay 12 cặp nhím sinh sản. Trung bình cứ 2 năm, mỗi cặp nhím sinh 3 lần, cặp nào nhanh thì chu kỳ sinh sản sẽ là 6 tháng/ lần, mỗi lần từ 1-3 con. Tháng nào cũng có vài ba con nhím mới sinh. Nhím con được nuôi khoảng 3 tháng, nặng từ 3-4 kg thì có thể bán làm nhím giống. Mỗi cặp nhím đực- cái, ông Tuân bán được 12 triệu đồng. Trung bình mỗi năm, ông Tuân bán được 10 cặp nhím giống, trừ chi phí thức ăn, ông còn lời từ 100 triệu đồng trở lên.

Ông Tuân bộc bạch: “Nhà tôi nuôi nhím bắt đầu từ một sự tình cờ. Đâu có tính toán gì! Không ngờ, về lâu dài, tôi thấy nhím rất dễ nuôi lại có hiệu quả kinh tế cao nên mới đầu tư nuôi như một cái nghề”. Năm 2004, người thân trong gia đình ông Tuân đi TP Hồ Chí Minh đem về 2 con nhím nặng khoảng 3 kg để cả nhà ăn cho biết. Không nỡ làm thịt, vợ chồng ông Tuân quyết định giữ lại nuôi. Gần 2 năm sau, cặp nhím đẻ lứa con đầu tiên, rồi đến các lứa tiếp theo... Qua các phương tiện thông tin đại chúng, ông Tuân biết nhu cầu nhím giống trên thị trường rất nhiều, giá rất cao. Do đó, ông giữ lại những lứa nhím con đầu tiên làm giống, nuôi cho đến khi sinh sản. Cứ thế, ông nhân rộng đàn nhím của mình lên từ từ. Nhím mỗi lúc một nhiều, ông bắt đầu xuất bán. Mỗi cặp nhím giống có giá trên 10 triệu đồng, có thời điểm lên đến 13,5 triệu đồng/cặp. Hiện nay, ông bán với giá ổn định là 12 triệu đồng/cặp. Tháng nào cũng có khách liên hệ mua con giống, chủ yếu là ở ĐBSCL. Gia đình ông Tuân đã đăng ký nuôi động vật hoang dã sinh sản với Chi cục Kiểm lâm TP Cần Thơ. Mỗi lần bán nhím giống, gia đình ông Tuân đều làm đầy đủ các thủ tục theo qui định của pháp luật để người mua dễ dàng vận chuyển.

Từ kinh nghiệm của bản thân và học hỏi thêm qua báo, đài, ông Tuân nắm vững kỹ thuật nuôi. Thay vì nuôi một con đực với 2-3 con cái, ông Tuân nuôi riêng mỗi chuồng một cặp đực- cái để đảm bảo chu kỳ sinh sản nhanh, thuận lợi, đỡ tốn công phối giống. Mỗi cặp nhím được nuôi trong chuồng xi măng với diện tích: 1,2m x 2m. Theo ông Tuân, có thể nuôi với diện tích nhỏ hơn nhưng không nên nuôi trong không gian quá chật vì dễ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh sản của nhím. Mỗi ngày phải làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khoảng 2-3 ngày tắm cho nhím một lần. Nhím rất dễ nuôi và đỡ tốn kém chi phí thức ăn vì nó ít bệnh và ăn tạp. Nhím ăn các loại thực vật như: rau, các loại củ, bí đỏ, khoai lang, bắp, trái cây... Đặc biệt, nhím chỉ ăn vào chiều tối nên ông chia thời gian cho ăn 3 lần/ ngày: lúc 17 giờ, 20 giờ và 3 giờ sáng [có thể dao động 4-5 giờ sáng]. Ông Tuân cho biết: “Cho nhím ăn một lần trong ngày cũng được nhưng không hiệu quả bằng cách cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít và cân đối các loại thức ăn phù hợp. Nếu nuôi kỹ thì từ 15 đến 18 tháng, nhím sẽ sinh sản”.

Ông Tuân còn thố lộ thêm: để đỡ tiền thức ăn, ông xin những loại rau, củ, trái cây loại dạt, hư mà tiểu thương bỏ ở chợ về rửa sạch, cho nhím ăn. Bà con xóm giềng cũng hay cho rau, củ dư thừa nên tính ra, gia đình ông tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Mô hình nuôi nhím của gia đình ông Trần Ngọc Tuân đã được địa phương khuyến khích nhân rộng, nhiều hộ dân cũng bắt tay làm thử. Tuy nhiên, đến nay, cả phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt chỉ còn 2 hộ nuôi. Lý do là vốn đầu tư cho con giống cao, thời gian nuôi lâu mới sinh sản, mỗi đợt sinh sản chỉ từ 1-3 con nên nhiều người nhanh chóng chán nản, bỏ nghề. Ông Tuân chia sẻ: “Nghề này tuy nói là làm chơi ăn thiệt nhưng cần sự kiên trì và thời gian đầu tư lâu dài. Nếu người nuôi luôn sốt ruột và quá trông mong vào việc sinh sản để bán con giống thì rất dễ bỏ cuộc”.

LỆ THU

Hiện nay, giá nhím giống xuống còn 4 triệu đồng/một đôi nặng 8kg [giảm còn 1/4 giá cũ]; giá nhím thịt xuống còn 250.000 đồng/kg [chỉ bằng 1/2 giá cũ]...

Ông Trịnh Văn Sinh, ở khu phố 2, thị trấn huyện vùng cao Quan Hóa [Thanh Hóa] cho biết, hiện nay gia đình ông và hàng trăm hộ nuôi nhím thịt, nhím sinh sản trên địa bàn huyện đang lao đao, chán nản vì nhím nuôi trên thị trường rớt giá thê thảm. Nhím sinh sản ra, nuôi lớn đến độ giết thịt mà không bán được.

Đến nay, sau hơn 6 năm nuôi nhím sinh sản, tổng đàn nhím nuôi của gia đình ông Sinh hiện có gần 100 con [trong đó có 30 đôi nhím gốc bố mẹ]. Đây là trang trại nuôi nhím lớn nhất huyện Quan Hóa và là điển hình nuôi nhím của tỉnh Thanh Hóa. Số nhím bố mẹ mỗi năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 2 con, nên tổng đàn nhím của gia đình ông Sinh đang gia tăng rất nhanh.

Ông Sinh cho biết thêm, cách đây hơn một năm, giá nhím giống là 2 triệu đồng/kg [mỗi cặp nhím giống gồm một con đực, một con cái nặng khoảng 8 kg, bán được 16 triệu đồng]; giá nhím thịt là 500.000 đồng/kg hơi. Nhưng hiện nay, giá nhím giống xuống còn 4 triệu đồng/một đôi nặng 8kg; giá nhím thịt xuống còn 250.000 đồng/kg. Do giá rớt thê thảm, nên nhiều hộ nuôi nhím ở Quan Hóa không muốn cho ăn, chăm sóc loài động vật hoang dã này. Rất may nhím là loài động vật dễ nuôi, chi phí thức ăn cũng thấp.

Theo những người nuôi nhím ở huyện Quan Hóa cho biết thêm, nguyên nhân giá nhím nuôi rớt thê thảm như hiện nay là do các hộ dân không đổ xô đi mua nhím giống nuôi như trước kia nữa. Bởi việc nuôi nhím, bán nhím giống, đặc biệt là bán nhím thịt đang "vướng" vào nhiều thủ tục chặt chẽ của ngành kiểm lâm. Mỗi khi nhím đẻ, bán nhím giống, người nuôi nhím đều phải báo cáo, xin phép cơ quan kiểm lâm sở tại, với nhiều thủ tục nhiêu khê. Trong khi đó, hiện người nuôi nhím đã thuần dưỡng, muốn làm thịt, bán thịt nhím ra thị trường như các động vật khác cũng khó.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Chí Chiều- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quan Hóa cho biết: "Hiện nay, trên địa bàn huyện có 209 hộ nuôi nhốt nhím sinh trưởng, sinh sản, với tổng số lượng trên 1.000 con. Quan Hóa là huyện có số hộ nuôi nhím và tổng đàn lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. Giá nhím nuôi hiện nay đang rớt thê thảm là do đầu ra gặp khó khăn, gây nhiều vất vả cho các hộ nuôi nhím. UBND huyện Quan Hóa đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ NN-PTNT giao việc cấp giấy phép nuôi nhốt nhím- động vật hoang dã thông thường cho cơ quan chức năng cấp huyện, để người dân xin cấp phép thuận tiện hơn..."

Được biết, ngoài huyện Quan Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn có hàng nghìn hộ dân nuôi nhím ở các huyện miền núi như: Thạch Thành, Quan Sơn, Thường Xuân... và nhiều huyện trung du, đồng bằng đang lao đao, chán nản với loài động vật hoang dã thông thường này, vì bí đầu ra cho hàng chục nghìn con nhím đang sinh sản và đến độ tuổi xuất chuồng, bán nhím thịt mà không ai mua.

Chủ Đề