Giải ngân nghĩa là gì

Giải ngân là gì? Giải ngân được hiểu đơn giản là việc bộ phận tài chính rót vốn cho các hoạt động ở chính tổ chức của mình hoặc cho các cá nhân, tổ chức khác đang cần vay vốn. Vậy quy trình giải ngân diễn ra như thế nào? Tất cả những thắc mắc liên quan đến vấn đề giải ngân sẽ được BachkhoaWiki giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là trong quá trình vay vốn ngân hàng. Giải ngân được hiểu được giản là việc ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thanh toán một khoảng tiền cho người đi vay, theo đúng như thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng giữa hai bên.

Trong các dự án, công trình, thì việc giải ngân được hiểu là hành động thanh toán tiền sau khi đã hoàn thành xong công việc. Quá trình giải ngân được chia ra nhiều đợt dựa trên từng giai đoạn khác nhau trong một dự án.

Ví dụ giải ngân

Một ví dụ về vấn đề giải ngân thường thấy nhất là tại ngân hàng. Hoạt động giải ngân được ngân hàng tiến hành khi và chỉ khi các cá nhân, tổ chức đi vay hoàn thành đúng và đủ thủ tục hồ sơ cần thiết.

Nếu các cá nhân hoặc tổ chức đi vay có thể trình bày về mục đích sử dụng khoản tiền vay một cách cụ thể, đầy đủ và khả thi thì đây sẽ là điểm cộng lớn để vượt qua được vòng thẩm định hồ sơ từ các chuyên viên tài chính của ngân hàng.

Các hình thức giải ngân

Giải ngân phong tỏa là gì?

Hình thức giải ngân phong tỏa thường xảy ra trong việc mua bán bất động sản, xe ô tô,… Giải ngân phong tỏa được hiểu đơn giản là bên bán sẽ nhận được số tiền thanh toán mà người mua yêu cầu từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, người bán chỉ có thể sử dụng được số tiền này khi và chỉ khi người mua hoàn tất hồ sơ vay vốn và sang tên thế chấp tài sản đó cho bên ngân hàng.

Giải ngân không phong tỏa là gì?

Khác với hình thức giải ngân phong tỏa, việc giải ngân phong tỏa được thực hiện ngay khi người mua hoàn thành xong thủ tục công chứng mua bán và giao hợp đồng cho bên ngân hàng.

Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ chuyển tiền vào tài khoản của người bán và số tiền này được sử dụng ngay sau khi chuyển. Còn quá trình sang tên thế chấp tài sản cho bên ngân hàng sẽ được thực hiện sau.

Tuy nhiên, hiện nay rất ít ngân hàng chọn hình thức giải ngân này vì nó tìm ẩn nhiều rủi ro trong việc trả nợ của người vay.

Một số khái niệm liên quan đến giải ngân

Giải ngân hoàn vốn là gì?

Giải ngân hoàn vốn được hiểu đơn giản là việc ngân hàng tiến hành thanh toán tiền cho người người bán trong những giao dịch mua bán tài sản hoặc dịch vụ, theo đúng như các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng giữa ngân hàng và người mua.

Giải ngân chứng khoán là gì?

Giải ngân trong chứng khoán được hiểu đơn giản là việc nhà đầu tư dùng tiền để mua cổ phiếu có tỷ lệ cao trong một thời điểm nhất định, và việc mua bán cổ phiếu này mang lại con số lợi nhuận khủng cho nhà đầu tư với phần trăm rủi ro thấp.

Nghệ thuật giải ngân trong chứng khoán thường được tìm thấy ở các nhà đầu tư lâu năm. Quyết định đầu tư của họ thường được thực hiện một cách nhanh, gọn với độ chuẩn xác cao.

Room giải ngân là gì?

Room giải ngân được hiểu đơn giản là hạn mức cho vay tối đa của ngân hàng. Giới hạn vay này được xác định dựa trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó.

Ngày giải ngân là gì?

Ngày giải ngân được hiểu đơn giản là ngày mà số tiền được các tổ chức tài chính chuyển đến cho khách hàng [người đi vay với các mục đích đầu tư, thanh toán,..], sau khi đã kiểm duyệt và thông qua hồ sơ giải ngân.

Quy trình giải ngân của ngân hàng

Hồ sơ giải ngân doanh nghiệp bao gồm những gì?

Dưới đây là danh mục những giấy tờ yêu cầu bắt buộc phải có trong hồ sơ giải ngân của doanh nghiệp:

  • Đơn đề nghị vay vốn;
  • Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập của cá nhân, tổ chức đi vay;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như sổ đỏ, giấy tờ xe có đứng tên người đi vay.
  • Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân [đối với cá nhân đi vay];
  • Một số giấy tờ liên quan khác tùy thuộc vào mục đích đi vay.

Các bước giải ngân của ngân hàng

Quá trình giải ngân của ngân hàng thường được tiến hành theo các bước sau:

Kiểm tra độ xác thực thông tin của khách hàng

Khách hàng buộc phải khai những thông tin cơ bản như thông tin cá nhân, mục đích vay vốn, tài sản đảm bảo,…

Yêu cầu khách hàng hoàn thành hồ sơ thủ tục

Hồ sơ vay là yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có thể được phép vay vốn hay không, chính thế việc chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ là vô cùng cần thiết.

1 bộ hồ sơ vay bao gồm:

  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ tài chính
  • Hồ sơ mục đích sử dụng vốn
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo
  • Một vài giấy tờ ngân hàng cần cung cấp thêm

Thẩm định hồ sơ

Sau khi khách hàng xuất trình đủ bộ hồ sơ, chuyên viên ngân hàng có nhiệm vụ rà soát lại tất cả những thông tin mà khách hàng đã cung cấp, từ đó, quyết định xem khách hàng có đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng mình hay không.

Phê duyệt

Sau bước kiểm tra hồ sơ, chuyên viên của ngân hàng sẽ lập một bảng báo cáo bao gồm kết quả thẩm định và mục đề xuất tín dụng để trình lên cấp trên. Dựa vào báo cáo, cấp lãnh đạo của ngân hàng sẽ quyết định hồ sơ của khách hàng có được duyệt hay không.

Trong trường hợp đối với những khoản vay lớn thì quá trình thẩm định thường sẽ được thực hiện bởi 2 bộ phận riêng biệt của ngân hàng để đảm bảo tính minh bạch và khách quan của hồ sơ.

Tiến hành giải ngân

Sau khi hồ sơ đã qua kiểm duyệt thì ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân số tiền đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Việc giải ngân này sẽ có thể được chia ra làm nhiều đợt khác nhau dựa trên cơ sở của các điều khoản trong hợp đồng.

Thời gian giải ngân

Thời gian giải ngân thông thường hiện nay là từ 1-2 ngày, tùy thuộc vào độ phức tạp của bộ hồ sơ. Tuy nhiên đối với các khoản vay lớn thì thời gian giải ngân có thể phải kéo dài từ 3-4 ngày, thậm chí nhiều trường hợp đến vài tháng.

Các phương thức giải ngân là gì?

Phương thức giải ngân được hiểu đơn giản là cách thức mà ngân hàng sẽ tiến hành gửi tiền theo như thỏa thuận trong hợp đồng vay với khách hàng. Hiện nay có 3 phương thức giải ngân:

Phương thức không dùng tiền mặt

Ở phương thức này, ngân hàng sẽ tiến hành chuyển tiền vào tài khoản tín dụng của người thụ hưởng.

Phương thức dùng tiền mặt

Trong phương thức này, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân vốn cho người thụ hưởng trực tiếp bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, đây là phương thức được sử dụng khi khách hàng là những người không mở tài khoản ngân hàng

Theo điều 6 của thông tư số 21/2017/TT-NHNN, các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính sẽ xem xét phương thức cho vay dựa trên các yếu tố sau:

  • Chọn phương thức giải ngân không dùng tiền mặt khi khách hàng có sở hữu thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán [giá trị trong tài khoản nhỏ hơn hoặc bằng 100.000.000]
  • Chọn phương thức giải ngân dùng tiền mặt khi khách hàng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục giải ngân

Khi thực hiện thủ tục giải ngân bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo tính xác thực của bộ hồ sơ vay;
  • Lưu ý đến thời gian đáo hạn của việc giải ngân;
  • Đọc kỹ các mục trong hợp đồng, bạn có thể từ chối việc kí kết hợp đồng nếu cảm thấy các có bất kỳ điều khoản nào không hợp lý và gây bất lợi cho mình
  • Tránh tuyệt đối, không để các khoản nợ khác của mình rơi vào trường hợp nợ xấu.

Bạn đọc có thể tham khảo mẫu hợp đồng cho vay của VP Bank tại đây.

Xem thêm:

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được giải ngân là gì cũng như những thông tin cần thiết về thuật ngữ tài chính này. Nếu thấy hữu ích hãy Like và Share bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki nhé!

Video liên quan

Chủ Đề