Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn

Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ - Hậu học văn”DÀN BÀI CHI TIẾTMở bài:-Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ-Giới thiệu câu tục ngữ “Tiên học lễ - Hậu học văn”Thân bài:1.Giải thích: Có 2 vế*Vế 1: Tiên học lễNgười đi học trước hết phải học đạo đức, cách cư xử có văn hóa chuẩn mực*Vế 2: Hậu học vănSau đó mới học văn hóa, tức là kiến thức của nhân loại trên mọi lĩnh vực khoa học, toán học,lịch sử,...*Nghĩa sâuCâu tục ngữ khẳng định đạo đức phẩm hành là yếu tố cần thiết được đặt lên hàng đầu. Đây lànền tảng cơ bản được người học tiếp thu kiến thức. Hai yếu tố trên[vế 1, vế 2] rất quan trọng, bổsung cho nhau trong cuộc đời của mỗi con người. Thiếu môt trong hai yếu tố trên con người sẽkhông hoàn thiện.2. Lý do*Tại sao con người phải học đạo đức lễ giáo trước rồi mới học văn hóa sau?Đạo đức – hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần thái độ học tập và cũng quyếtđịnh luôn hiệu quả của việc học tập của người đó. Khi thiếu đi nền tảng ý nghĩa, thiếu đi đạođức thì dừ kiến thức có giỏi đến đâu thì đều trở thành những người không có nhân phẩm. Chúngta đã nhìn thấy nhiều học sinh học rất giởi nhưng lại coi thường bạn bè, vô lễ, nói năng mất lịchsự với thầy cô, cha mẹ , người lớn tuổi. Những người đó sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh.Người có đạo đức sẽ sử dụng kiến thức đã học đúng hướng, đúng mục đích. Nhờ có lễ nghĩa màtài năng được công nhận và tỏa sáng, được mọi người yêu quí, kính trọng. Học lễ nghĩa rồi mớihọc văn hóa được xem là cái gốc của việc học vì lễ nghĩa là một trong những truyền thốngchuẩn mực đạo đức quan trọng trong xã hội Việt Nam. Nó giúp chúng ta có quan hệ đẹp vớimọi người. Nếu một người có học vấn thuyên thâm , được đi khắp năm châu bốn bể, được đấtnước công nhận nhưng ngược lại, người đó lại không biết cư xuwrvoiws mọi người, không coitrọng cha mẹ, không yêu quí quê hương. Như vậy thứ họ có là kiến thức, thứ hộ mất là đạo đức,lễ nghĩa và nhân cách làm người.*Nếu “Tiên không học lễ” thì ảnh hưởng gì đến “ Hậu học văn”?Nếu con người có học văn hóa mà quên đi học lễ thì có học giỏi, có đem lại kết quả công việctốt đến đâu cũng không tạo được quan hệ tốt đẹp với mọi người, không được người khác yêuthương quí mến. Hay có nhiều kẻ có tài năng nhưng không có đạo đức. Trước mặt mọi ngườithì lễ phép nhưng sau lưng lại nói xấu thì người đó cũng đáng lên án. Ngược lại, có đạo đức, cónhân cách nhưng không có kiến thức thì giao bất cứ việc gì cũng không làm được. Như Bác Hồđã nói:Có tài mà không có đức là người vô dụngCó đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.Vì vậy, trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nới lỏng bất cứ công việcnào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa. Ai ai cũng đều phải tu dưỡng vàrèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam.Làm người cần phải có đạo đức, có văn hóa mới hục sự thành người của xã hội hiện đại.3.Luận-Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” rất đúng đắn ở mọi thời đại. Nó được coi là kim chỉngang để mọi người noi theo.-Là học sinh, chúng ta phải đặt việc “ Đạo đức – tác phong” lên hàng đầu. Trên cơ sở đó, pháthuy học tập nâng cao í thức văn hóa, trình độ kĩ thuật với kĩ năng thực hành. Học không đượctách rời với việc rèn luyện đạo đức. Học lễ phải lồng vào học văn. Trong học tập, văn có học lễđể bồi dưỡng con người toàn diện có ích cho xã hội.-Dẫu biết rằng đạo đức, tài năng là những điều kiện cần thiết của con người thế nhưng trong xãhội ta hiện nay có nhiều người đi học mà xem nhẹ việc rèn luyện đạo đức, chỉ mong được điểmcao mà miệng lại chửi thề - nói tục ,vô lễ với thầy cô, đánh nhau với bạn bè. Những người đóthật đáng lên án khi đang ngồi trên ghế nhà trường mà không cố gắng rèn luyện đạo đức nhâncách thì chắc chắn mai này ra đời thì sẽ không trở thành công nhân tốt.Kết bài:Câu tục ngữ trên là một bài học đạo đức quí giá cho tất cả mọi người. Vì vậy, chúng ta cầnphải học tập và rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích, làm rạng rỡ cho tương lai

Bài Làm

Ông cha ta từ xưa đã luôn đúc rút những kinh nghiệm bài học quý báu và đưa ra những triết lý sống ở đời nhằm răn dạy con cháu đời sau. “Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích nhằm khuyên dạy mỗi người cần tu dưỡng đạo đức, lối sống và sau đó là không ngừng trau dồi tri thức, phát triển bản thân.

Câu tục ngữ “tiên học lễ, hậu học văn” gồm hai vế song hành cùng nhau. Trước tiên, chúng ta cần cắt nghĩa được “tiên học lễ” là gì? “Tiên” ở đây không có nghĩa là thần tiên, mà mang ý nghĩa trước hết, trước tiên. “Lễ” tức là lễ nghi, phép tắc, văn hóa ứng xử trong xã hội. Như vậy, “tiên học lễ” tức là trước tiên, mỗi chúng ta đều cần phải học cách ứng xử, giao tiếp, tu dưỡng đạo đức và lối sống. Còn “hậu học văn” nghĩa là gì? “Hậu” tức là sau đó. “Văn” nghĩa là văn hóa, tri thức trên nhiều lĩnh vực. Như vậy hậu học văn tức là học văn hóa, kiến thức để trở thành một người tài năng.

Bằng việc cắt nghĩa hai vế trong câu tục ngữ “tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong bài học mà ông cha ta gửi gắm. Trước tiên, ông cha ta đề cao việc chú tâm tu dưỡng phẩm chất đạo đức ở mỗi con người, sau đó mới quan tâm tới kiến thức văn hóa, giáo dục. Bởi lẽ, một con người khi sinh ra, ai cũng cần hiểu biết lễ nghi, biết hiếu kính ông bà, cha mẹ, biết sẻ chia nhường nhịn anh em một nhà, biết yêu thương mọi người xung quanh và biết ơn công lao của những người đi trước. Đó đều là những chuẩn mực đao đức trong xã hội mà bất cứ ai cũng cần học và thực hiện. Cái tâm, cái đức bên trong mỗi con người luôn luôn được đề cao và trân trọng. Sau khi rèn luyện phẩm chất đạo đức, con người mới học những tri thức mới, nâng cao tầm hiểu biết để phục vụ cho bản thân và xã hội. Đạo đức, lối sống vẫn luôn được đặt lên trên hết. Điều đó cũng được thể hiện trong thơ xưa “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

>> Xem thêm:  Giải thích quan niệm Trọng nam khinh nữ

Bên cạnh đề cao việc học lễ nghĩa, tu dưỡng đạo đức, tác giả dân gian cũng khẳng định để trở thành một người hoàn thiện thì con người vừa cần phẩm chất lối sống tốt, vừa cần học hành tri thức để có tài năng. Để trở thành người có ích cho xã hội thì cả đạo đức và tài năng đều quan trọng. Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều người tài giỏi, có cách tư duy mới mẻ và sáng tạo nhưng phẩm chất đạo đức yếu kém thì chỉ mang những phát minh, sang tạo của họ ra hại người. Còn có những người phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không chịu trau dồi thêm kiến thức nên lại không giúp ích được cho bản thân và xã hội. Như Bác Hồ từng nói “người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Ngày nay, tiếp nối truyền thống và bài học quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta đều bắt gặp câu tục ngữ “tiên học lễ, hậu học văn” ở trên mỗi giảng đường, mỗi ngôi trường. Câu tục ngữ mà ông cha ta để lại chính là kim chỉ nam mà ngành giáo dục cần hướng tới. Đó là trước tiên, dạy dỗ những người học trò cách làm người, cách đối nhân xử thế, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và có lối sống lành mạnh. Sau đó là truyền thụ cho mỗi học sinh tri thức mới trên nhiều lĩnh vực để có đủ hành trang bước vào đời, giúp ích cho bản thân và góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trải qua bao nhiêu thế hệ mà câu tục ngữ “tiên học lễ, hậu học văn” vẫn còn được lưu truyền lại cho đến ngày nay. Điều đó khẳng định sức sống lâu bền và bài học đúng đắn, quý báu mà ông cha ta gửi gắm. Mỗi con người luôn cần học cách tu dưỡng đạo đức để trở thành một người tốt, sau đó mới rèn luyện, học hỏi và nâng cao tri thức để thành một người vừa có đức lại vừa có tài.

Nguồn: Tài liệu văn học

>> Xem thêm:  Tả chân dung một người bạn của em

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. Như vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”.

Video liên quan

Chủ Đề