Giáo án so sánh dung tích của 2 đối tượng

1.Ổn định lớp, gây hứng thú:

2.Nội dung:

Họat động 1: Ôn luyện so sánh kích thước của 3 đối tượng.

Hoạt động 2: Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.

Hoạt động 3: So sánh:

Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai khéo léo”:

3. Kết thúc

- Cô cho trẻ bài hát : “ Cho tôi đi làm mưa với”

  + Chúng ta vừa hát xong bài hát gì?

  + Ước mơ của bạn nhỏ trong bài hát là gì nào?

= > Giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm, không được lãng phí nước.

- Cô mời cả lớp trở về chỗ ngồi

- Trở về với hoạt động ngày hôm nay, các con thấy kích thước  cái 3 chai này như  thế nào đây?

- Vậy bạn nào giỏi, hãy cho cô biết chai nào đựng được ít nước nhất , chai nào đựng được nhiều nước nhất?

- Vì sao con biết? [gọi 2 – 3 trẻ trả lời]

-  Để biết chính xác dung tích của mỗi chai. Cô mời cả lớp mình cùng đến với hoạt động “ Đo dung tích các vật so sánh và diễn đạt kết  quả đo”.

- Để đo được dung tích của mỗi chai, cô dùng 1 cái ca làm đơn vị đo và nước đựng trong chai gọi là dung tích của chai nước.

   + Đầu tiên, cô sẽ đo dung tích của cái chai có nắp màu xanh. Để đo dung tích của cái chai thì trước hết cô sẽ mở nắp chai, lấy phễu để trên miệng của chai.Tay trái của cô cầm ở miệng chai và giữ phễu, lưu ý không áp sát phễu vào miệng của chai, để nước chảy được dễ dàng hơn.Tay phải của cô sẽ cầm ca múc nước ở chậu nước, lưu ý phải là 1 ca nước đầy. Sau khi đã múc nước thì cô sẽ đặt ca nước phía trên chính giữa của phễu và đổ nước nhẹ nhàng vào chai qua phễu để tránh nước tràn ra ngoài.

Cả lớp hãy cùng chú ý, quan sát và đếm xem có bao nhiêu lần ca nước nhé!

- Vậy, cái chai có nắp màu xanh đo được bao nhiêu lần ca nước cả lớp?

 + Và với 3 lần ca nước, cô chọn thẻ  số mấy để biểu thị cho dung tích của cái chai có nắp màu xanh?

 => Cô kết luận: Dung tích của chai có nắp màu xanh bằng 3 lần ca đo

- Cô cho trẻ thực hiện đo và hướng dẫn thêm

 + Các con hãy đo dung tích cái chai có nắp màu xanh của mình đi nào?

 + Vậy dung tích của cái chai có nắp xanh bằng bao nhiêu lần ca nước?

- Cái chai có nắp màu xanh bằng 3 lần ca nước đấy! Và cũng với cách đo tương tự, cô cũng sẽ đo cái chai có nắp màu vàng cả lớp mình cùng đếm xem có bao nhiêu lần ca nước nhé!

 + Với 6 lần ca nước thì cô chọn thẻ số mấy để biểu thị cho dung tích của cái chai có nắp màu vàng này nào?

  =>  Dung tích của chai có nắp màu vàng bằng 6 lần ca đo.

 + Cho trẻ thực hiện đo

 - Cái chai có nắp màu đỏ là cái chai cuối cùng đấy, bạn nào xung phong lên đo dung tích nào, cả lớp cùng đếm xem có bao nhiêu lần ca nước được rót vào chai nhé! Và chọ thẻ số tương ứng.

 + Bạn đã đo được bao nhiêu lần ca nước cả lớp?

 + Vậy bạn chọn thẻ số đúng chưa nào?

+ 9 lần ca nước là dung tích của cái chai có nắp màu đỏ.    

=> Dung tích của chai có nắp màu xanh bằng 9 lần ca đo

 + Cô cho trẻ thực hiện đo                             

- Chúng ta đã vừa hoàn thành xong phần đo dung tích của 3 cái chai rồi. Vậy bạn nào có nhận xét gì về dung tích của 3 cái chai chúng ta vừa đo được nào?

- Vì sao dung tích của 3 cái chai này khác nhau ?

=> Số lần đo dung tích của mỗi chai khác nhau bởi vì kích thước của 3 cái chai này không bằng nhau đấy.

- Vậy, bạn nào giỏi hãy so sánh cho cô chai có nắp màu xanh và chai có nắp màu vàng?

 + So sánh chai có nắp màu vàng và chai có nắp màu đỏ?

=> Cùng với 1 cái ca, cô sử dụng làm đơn vị đo thì cô đã đo được dung tích của chai có nắp màu xanh được 3 lần ca nước. Chai có nắp màu vàng được 6 lần ca nước. Và chai có nắp màu đỏ được 9 lần ca nước đấy!

 => Như vậy:

 + Chai có nắp màu xanh có dung tích ít nhất.

 + Chai có nắp màu vàng có dung tích nhiều hơn.

 + Chai có nắp màu đỏ có dung tích nhiều nhất.

 + Chai nào có kích thước nhỏ, thấp thì dung tích của chai đó ít. Chai nào có kích thước to, cao thì dung tích của chai đó nhiều. Các con đã nhớ chưa nào?

- Vừa rồi, cô thấy lớp mình hoạt động rất sôi nổi, rất hay rồi, nên cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 trò chơi rất là thú vị trò chơi mang tên : “ Ai khéo léo

 + Luật chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội. Đội Mây Hồng, đội Mây Xanh. Đội Hạt Mưa. Nhiệm vụ của mỗi đội sẽ đông đầy ca nước to ở bàn phía trên. Đội nào đong được số nước trong ca nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.

 + Cách chơi: Khi nghe hiệu lệnh của cô thì bạn đầu tiên của mỗi đội sẽ bật chụm chân qua các vòng, và nhanh chống múc nước đổ nước vào ca nước to. Sau khi đã đổ nước vào ca thì nhanh chống chạy về đập tay vào bạn thứ 2 và đứng về cuối hàng, bạn thứ 2 lại tiếp tục như vậy cho đến hết. Trò chơi kết thúc khi hết bản nhạc.

- Cô cho trẻ chơi

- Cô nhận xét và động viên trẻ

- Củng cố:

+ Cô hỏi lại trẻ tên bài học.

=> Giáo dục trẻ: Nước rất cần thiết trong đời sống của chúng ta nên các con  phải biết tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, không được vứt rác bừa bãi nhé.

- Cô nhận xét buổi học.

- Trẻ hát bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”

- Bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”

Bạn nhỏ trong bài hát đã ước mơ trở thành những hạt mưa để giúp cây cối được tươi tốt, để giúp ích cho con người nữa đấy. Mưa cũng là nguồn nước trong tự nhiên mà thiên nhiên đã ban tặng. Vì nước rất cần thiết cho đời sống của chúng ta, và các sinh vật trên Trái Đất.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ về chỗ ngồi.

- Không bằng nhau.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ nêu lên ý kiến của mình.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe, quan sát.

- Trẻ lắng nghe, quan sát.

- 3 ca nước ạ.

- Thẻ số 3.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ đo

- Trẻ thực hiện.

- Bằng 3 lần ạ.

- Bằng 6 lần ạ.

- Thẻ số 6.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ thực hiện đo.

- Trẻ quan sát.

- 9 lần.

- Rồi ạ.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ thực hiện.

- 2-3 trẻ đưa ra ý kiến nhận xét của mình.

- Trẻ đưa ra ý kiến của mình.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ so sánh.

- Trẻ so sánh.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe luật chơi, cách chơi.

- Trẻ chơi 2-3 lần.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

Video liên quan

Chủ Đề