Góp ý kiến tiết dạy Tiếng Anh tiểu học

Chuyên đề có sự tham gia của gần 400 khách mời là Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, Trưởng phòng và Chuyên viên tiếng Anh của các Phòng GD-ĐT các quận, Hiệu trưởng và giáo viên Tiếng Anh các trường Tiểu học tại hơn 24 quận huyện trên địa bàn thành phố, cùng 55 đơn vị giáo dục đang cung cấp chương trình & giáo viên bản ngữ dạy Tiếng Anh.

Các chuyên viên, giáo viên Tiếng Anh tham dự chuyên đề

Ông Nguyễn Thành Văn – Bí thư chi bộ – Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10 tặng hoa cho bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc phát triển kinh doanh iSMART Education

Trong khuôn khổ của chuyên đề, “Báo cáo tham luận việc triển khai thực hiện hoạt động đồng giảng trong môn Tiếng Anh” với phần trình bày của cô Ngọc – hiệu phó trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10 thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên. Trong đó, việc đưa giáo viên bản ngữ vào tham gia phối hợp giảng dạy tại các trường Tiểu học tại TP.HCM thời gian qua được triển khai thuận lợi, lý do là nhờ các hoạt động như tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý chuyên môn Tiếng Anh trong nhà trường, công tác dự giờ, rút kinh nghiệm của các phòng GD-ĐT và sự quản lý chặt chẽ chất lượng phần mềm, giáo viên bản ngữ dạy Tiếng Anh của Sở GD-ĐT.

Cũng trong báo cáo tham luận, cô Ngọc chia sẻ việc đưa giáo viên bản ngữ cùng các công nghệ giáo dục tiên tiến như bài giảng số và bảng tương tác vào trong các lớp học Tiếng Anh hiện nay đã tạo một môi trường học tập sôi nổi, tích cực, giúp học sinh phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Anh hiệu quả nhất. Sự đổi mới này mang lại niềm tin cho phụ huynh về một thế hệ học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, các thầy cô giáo môn ngoại ngữ người Việt trong các lớp này mới là nhân tố nòng cốt định hình phong cách giảng dạy phù hợp cho học sinh Việt Nam, nhằm mang lại hiệu quả học tập cao nhất cho các em. Do đó, trong một lớp học hai giáo viên, việc tổ chức được mô hình đồng giảng ưu việt là mục tiêu mà các nhà quản lý giáo dục hướng đến. Hiện nay, trong hầu hết các tiết dạy đồng giảng, giáo viên người Việt lại chưa phát huy được vai trò của mình, sự đóng góp của các thầy cô có phần mờ nhạt hơn giáo viên bản ngữ.

Tại chuyên đề, iSMART Education đã phối hợp với trường Tiểu học Võ Trường Toản tổ chức minh họa tiết dạy đồng giảng Tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học, sử dụng bài giảng số iSMART, với sự tham gia của giáo viên bản ngữ đến từ iSMART Education, cô giáo bộ môn Tiếng Anh người Việt và 35 em học sinh đến từ trường Võ Trường Toản.

Lớp học đồng giảng giữa giáo viên bản ngữ đến từ iSMART và giáo viên Tiếng Anh người Việt

Cũng trong chuyên đề, lãnh đạo các phòng GD-ĐT quận, chuyên viên Tiếng Anh, Hiệu trưởng và giáo viên ngoại ngữ các trường đã thảo luận và đưa ra một số đóng góp cho tiết học. Phần đông ý kiến cho rằng về mặt chuyên môn, các kiến thức Tiếng Anh được truyền đạt đến các em dưới hình thức sinh động, dễ nhớ, kiến thức Toán xác suất thống kê bằng tiếng Anh được thầy cô giáo giải thích dễ hiểu. Sự kết hợp với hoạt động học, chơi, tương tác thú vị là những điểm nhấn của lớp học này. Tuy nhiên, việc phân chia vai trò của các giáo viên tham gia đồng giảng chưa được làm rõ.

Đại diện các cụm đào tạo trên địa bàn TP.HCM đóng góp ý kiến cho tiết dạy đồng giảng

Theo đó, ông Phạm Trí Thiện – Chuyên viên Tiếng Anh Phòng Giáo dục Tiểu học đã đưa ra những nhận xét: “Giáo viên bản ngữ của iSMART thể hiện được tính thân thiện, gần gũi với các em học sinh, và chuẩn bị tốt bài giảng, tạo được động lực học tập cho học sinh. Các em được rèn luyện để trở nên tự tin, dạn dĩ khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Tuy các trò chơi trong lớp giúp học sinh hào hứng hơn, nhưng phần quan trọng và cần được chú trọng nhất trong một tiết học vẫn là chuyên môn và kiến thức truyền đạt cho học sinh. Tại tiết học đồng giảng, hai giáo viên cần có sự trao đổi trước về nhiệm vụ làm sao cho bao quát được lớp học, để học sinh nào cũng được quan tâm, như vậy thì các em mới tiến bộ đồng đều. Mô hình đồng giảng vẫn là một chính, một phụ, tức là giáo viên bản ngữ là người dạy chính, nhưng giáo viên Việt cũng cần giảng bài, điều phối hoạt động bổ trợ, nhấn mạnh vai trò của mình chứ không chỉ dừng lại ở trợ giảng”.

Ông Phạm Trí Thiện – Chuyên viên Tiếng Anh Phòng Giáo dục Tiểu học đưa ý kiến nhận xét tiết dạy.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM đã đưa ra hướng dẫn chỉ đạo: “Để hoàn thiện công tác đồng giảng tại các trường học, cần có sự phối hợp từ các ban ngành, nhà trường đến các công ty đối tác. Từ phía giáo viên đồng giảng, cả giáo viên bản ngữ và giáo viên Việt Nam cần linh hoạt trong việc quản lý và tổ chức lớp học, các hoạt động diễn ra trong lớp cần phải sáng tạo nhưng cũng thực tế tùy tâm sinh lý của học sinh mỗi khối lớp. Hơn nữa, để đồng giảng hiệu quả, các giáo viên cần chủ động trao đổi và hợp tác soạn giáo án chung, căn cứ vào mục tiêu và các kỹ năng cần dạy trong buổi học. Giáo án này cũng cần được tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh của trường thông qua. Về phía Sở, Phòng GD-ĐT, Nhà trường và công ty đối tác, cần tổ chức dự giờ để có những đóng góp, điều chỉnh cho giáo viên đồng giảng. Sau đó, cần tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo lại giáo viên bản ngữ để hiểu rõ hơn về văn hóa, học sinh Việt Nam. Các chỉ đạo của Sở ban ngành cũng phải được thống nhất và truyền đạt đến từng giáo viên, đảm bảo sau cùng là hiệu quả học tập của học sinh.”

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM nhận xét và phát biểu chỉ đạo

Một số hình ảnh tại chuyên đề:

1] Tóm tắt

a] Ngày dạy: 2/2/2012                   Bài dạy: Unit 9 At home or away               Lớp: 7A6

b] Người dạy: Đỗ Thị Thanh Nhàn [THCS-THPT Nguyễn Văn Khải]

c] Người dự: Thầy Duy

Nhận xét chung:

-          Đầy đủ các bước cần có của bài dạy kĩ năng

-          Gây hứng thú cho học sinh qua các trò chơi, lời khen ngợi, tranh ảnh

-          Đào sâu trọng tâm bài dạy

-          Phát huy tính tích cực của học sinh qua các hoạt động cặp, nhóm

-          1 số hướng dẫn chưa rõ ràng, học sinh chưa hiểu

-          Phân bố thời gian chưa hợp lí

-          Ngữ liệu đầu vào chưa đầy đủ

Nhận xét chi tiết:

1]      Warm-up

-          Do chuẩn bị máy nên bước chào hỏi đã bị bỏ qua. Khi đi thi, bước này nên được thực hiện để tạo thiện cảm với học sinh [như em đã nói khi ngồi băng đá]

-          Chị cho học sinh xem màn hình, hướng dẫn học sinh cách chơi. Em đã góp ý về trò chơi này rồi nên không nhắc lại nữa. Em nói thêm: trước khi cho học sinh tham gia trò chơi, tất cả hướng dẫn phải rõ ràng và nên hỏi lại học sinh đảm bảo các em hiểu cách chơi. Tránh trường hợp trò chơi đang diễn ra, hs lại hỏi.

-          Nếu có thể, chị bổ sung 2 từ “dress” và “hair” trong trò chơi vì 2 từ này được áp dụng trong phần nghe. Vậy thì phần warm up sẽ được vận dụng trong listening và speaking luôn [1 tên 2 nhạn, hehe]

-          Sau trò chơi, chị có chuyển ý để vào bài nhưng bước này chị làm hơi nhanh và chưa khắc sâu trong đầu học sinh để các em biết sắp học cái gì. Nhiều GV lướt qua bước này lắm. Khi soạn giáo án, GV đều đặt mục tiêu bài dạy lên hàng đầu. Vậy thì, GV cũng nên cho học sinh biết rõ [nói to, chậm rãi] cho hs biết sắp được học cái gì. Gv cũng có thể hỏi lại học sinh để cả lớp chú ý và ghi nhớ. Chị suy nghĩ ý này nhé.

2]      Pre listen

-          Các bước dạy từ vựng thì ok

-          Chị xem lại phát âm từ “hairdresser”

-          Bức tranh Hoa và Lan nên to hơn

-          Bước này chị nên hướng dẫn học sinh làm sao nghe ra những từ/cụm từ cho biết có cái mới. Chị có thể hỏi hs hoặc nói cho hs biết 1 vài cách diễn đạt cái mới. Vậy thì khi chị check sẽ nhẹ nhàng hơn.

3]      While listen

-          Hướng dẫn cần rõ ràng, đầy đủ

-          Hỏi lại học sinh chị đã hướng dẫn làm gì

-          Khi đã nghe thì gv không nói gì thêm [có lúc hs đang nghe thì chị đến kế bên giải thích thêm trong khi máy tính vẫn phát => hs sẽ không nghe được phần đó, có thể ảnh hưởng phần trước vì quên và phần sau vì mất tập trung]

-          Giữa 2 lần nghe nên có 5-10 giây để hs có thời gian sửa, bổ sung … bài làm

-          Chị có thể dùng phần mềm cắt âm thanh để tạo ra 1 file chỉ lặp lại 2 lần và giữa 2 lần có 5-10 giây nghỉ [hồi trưa có sự cố nhỏ là nội dung nghe được lặp lại lần 3]

-          Khi chị check lại để đảm bảo hs nghe được đáp án, chị có cảm thấy hs lúng túng không? Thật sự nhiều em chưa nghe được đáp án. Do đó, nội dung màu đỏ bên trên nên được xem xét.

4]      Answer the questions

-          Chị nên show hết câu hỏi lên rồi cho hs ít phút suy nghĩ nội dung câu hỏi, đừng hỏi hs ngay sau khi chiếu câu hỏi lên

-          Trong khi hs đọc bài thì chị không nên nói gì thêm, không đến chỉ học sinh. Mọi hướng dẫn về cách làm nên được thực hiện trước khi yêu cầu hs đọc bài. Bên cạnh đó, nếu chỉ đứa này không chỉ đứa kia sẽ mất công bằng khi chơi trò chơi Lucky numbers.

-          Để cho tiện khi hs trả lời, chị yêu cầu hs đánh số dòng đoạn dialogue

-          Chị yêu cầu học sinh thống nhất kết quả nhưng không nói thống nhất với ai, như thế nào

-          Trò chơi Lucky numbers: cần hướng dẫn luật chơi rõ ràng trước khi bắt đầu

5]      Practice the dialogue

-          Chị đã sắp xếp chỗ ngồi cho hs trước nên rất dễ phân cặp [chị lưu ý: không phải lớp nào cũng đủ cặp!]

-          Chị nên run through từ khó và làm mẫu để hs biết ngữ điệu như thế nào, đọc tự nhiên ra sao

-          Khi gọi 2 hs đứng lên thực hành, chị nên gọi 2 em gần nhau vì vừa mới thực hành với nhau, nói dễ hơn, “ăn ý” hơn. Nếu gọi 2 hs khác nhau, đứa bàn trên bên trái, đứa bàn dưới bên phải, cả 2 cùng quay lưng lên, không nhìn nhau thì không giống giao tiếp lắm. Khi đọc, yêu cầu hs nhìn nhau [văn hóa phương Tây!]

-          Khi học sinh đọc xong, chị nên chỉnh phát âm, ngữ điệu của học sinh cho đúng

6]      Speaking

-          Do thời gian cho các phần trên nhiều quá nên phần áp dụng này chưa được suông sẻ lắm.

-          Sau các câu drill, chị nên hỏi hs theo dialogue thì từng câu yes or no và đánh dấu vào cuối câu. Vậy thì hs dễ làm hơn là vừa đọc câu hỏi vừa nhớ nội dung bài => hs nói không trôi chảy

-          Chị nên để Ex2 [khẳng định] trước Ex1 [phủ định]

-          Khi đọc mẫu, chị nên đọc đúng ngữ điệu

7]      Ask and answer about you

-          Cần phân bố thời gian lại để hs áp dụng phần này

-          Tính đến phần này thì chị gọi học sinh chưa bao quát [chỉ tập trung gọi 1 vài hs suốt tiết]

8]      Củng cố

-          Thiếu bước này

-          Chị cần có vài câu hỏi hoặc bài tập gì đó để củng cố bài

-          Đầu bài chị đã nói to, rõ, chậm rãi mục tiêu bài dạy, học sinh sẽ học cái gì; trong tiết dạy, chị lặp đi lặp lại nội dung đó; kết thúc, chị cho hs nhắc lại nữa => hs nhớ bài lâu

9]      Homework

-          Chị yêu cầu học thuộc lòng từ vựng và chuẩn bị bài tiếp

-          Chỉ có học từ vựng thôi sao?

-          Chị cần nói cụ thể hơn

Người nhận xét: Nguyễn Đặng Hoàng Duy

Video liên quan

Chủ Đề