Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lý chưa vì sao

[TN&MT] - Thế giới đang tiến gần đến giới hạn của sự tăng trưởng do cạn kiệt tài nguyên, nếu không thay đổi cách thức tiêu dùng theo hướng bền vững.

Với sự phát triển của nền kinh tế, đất nước đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. Những thách thức này chỉ có thể giải quyết bằng con đường khoa học công nghệ.

Theo cách nhìn mới thì tài nguyên thiên nhiên có tính hữu hạn và vô hạn. Các tài nguyên không tái tạo là hữu hạn, nhưng hệ thống tài nguyên còn lại là bỏ ngỏ, vô hạn tương đối. Vấn đề cốt lõi là làm cách nào để nhận biết được và khai thác nguồn tài nguyên còn bỏ ngỏ.

Ảnh minh họa

Ngay với đất đai, đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất, việc phân bố chưa hợp lý, yếu kém trong quy hoạch và cả tưởng chạy theo thành tích đang làm mất đi các diện tích đất châu thổ quý giá ở 2 vựa lúa chính của cả nước. Trong khi đó, các vùng đất thích hợp hơn cho công nghiệp đã không được tận dụng, thậm chí ngay trong phạm vi một địa phương. Đáng quan ngại hơn, để phục vụ mục tiêu công nghiệp, nhiều địa phương thu hồi đất canh tác 2 - 3 vụ lúa, nơi chỗ dựa sinh sống của nhiều vạn hộ dân, đẩy họ đến chỗ thất nghiệp, tạo ra các xáo trộn xã hội sâu sắc.

Khoáng sản là nguồn lực quan trọng, đầu vào của sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực này cũng đang bị khai thác và sử dụng lãng phí, chưa thực sự bền vững.

Theo Báo cáo, tỷ lệ thất thoát tài nguyên trong khai thác khoáng sản của Việt Nam rất cao trung bình 40 - 50% đối với khoáng sản rắn. Trong chế biến khoáng sản, độ thu hồi cũng rất thấp, như vàng xấp xỉ 20 - 30%. Nhiều mỏ vàng trên thế giới có hàm lượng trung bình 1,5 g/tấn, song chỉ tiêu này ở Việt Nam là gấp đôi, đồng nghĩa một nửa nằm trong số đó vẫn nằm lại trong lòng đất không thể khai thác được.

Bên cạnh đó, việc khai thác vô tội vạ, thiếu khoa học đang để lại hậu quả ô nhiễm nguồn nước [do sử dụng hóa chất trong khai thác], đổ chất thải bừa bãi, thay đổi hệ sinh thái khu vực do phá rừng, gây xói lở đất. Hệ thống chỉ tiêu tính trữ lượng của Việt Nam còn lạc hậu, chưa chuyển đổi phù hợp với hệ thống đánh giá dựa trên hiệu quả kinh tế của thế giới.

Với quy mô và thực tế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, bảo vệ môi trường nhất thiết phải sử dụng công cụ khoa học và công nghệ. Để thực hiện điều này, việc nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến cần được thực hiện khẩn trương và bảo đảm ứng dụng ngay vào thực tiễn.

Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu của các đô thị cũng vậy. Nhiều thành phố cần áp dụng các biện pháp tiết kiệm và tái sử dụng nước ngay từ hôm nay để đối phó với việc thiếu nước sinh hoạt trong tương lai. Các đô thị ven biển cần chuẩn bị để đối phó với các hiện tượng thiên tai bất thường. Kịch bản về nước biển dâng cần được lồng ghép vào tất cả các quyết định về quy hoạch phát triển đô thị. Dự báo về sự gia tăng các trận bão, lũ đòi hỏi chính quyền thành phố và các cơ quan có trách nhiệm cần áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng cao hơn.

Theo Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, đến nay, đã có hàng loạt các nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, việc xây dựng thành công mô hình trạm cấp nước sinh hoạt cho vùng ngập lũ hàng năm; công nghệ xử lý nước thải cho làng nghề giấy, chăn nuôi lợn… Các công nghệ chuyển giao cho địa phương đều được đánh giá tốt .

Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu sử dụng công nghệ sạch, công nghệ tái chế, sử dụng chất thải, khí thải… cũng đã được chuyển giao và áp dụng kịp thời vào thực tiễn.

Đặc biệt, thời gian qua, hướng nghiên cứu phát triển các công nghệ sạch đã được các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học hết sức quan tâm. Có thể kể đến các nghiên cứu và ứng dụng về công nghệ tái chế, xử dụng chất thải như bùn đỏ, đuôi thải mỏ phục vụ mục đích xử lý ô nhiễm môi trường nước thải công nghiệp, làng nghề, nước thải phòng thí nghiệm; nghiên cứu các các dạng tai biến, ảnh hưởng của nước biển dâng do BĐKH, nứt sụt đất, lũ quét…

Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là mục tiêu lâu dài và là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế đất nước. Để đáp ứng mục tiêu này, con đường duy nhất là phát triển các năng lực con người và tri thức KH&CN để có thể khai thác lâu dài nguồn tài nguyên vốn không phải là vô hạn.

Tài nguyên thiên nhiên là gì? Phân loại tài nguyên thiên nhiên? Vai trò của tài nguyên thiên nhiên? Thực trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam?

Tăng trưởng kinh tế là một trong số những yêu cầu và đòi hỏi mang tính cấp thiết khi nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng cũng đã góp phần quan trọng tạo thêm áp lực làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Cũng bởi vì nguyên nhân đó mà đòi hỏi phải có những chính sách quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đi đôi với việc phát triển kinh tế – xã hội. Vậy, tài nguyên thiên nhiên là gì và có vai trò cụ thể ra sao? Đây là một vấn đề được nhiều người trên thế giới quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau trả lời cho các câu hỏi này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tài nguyên thiên nhiên là gì?

Tài nguyên thiên nhiên được hiểu cơ bản chính là nguồn của cải vật chất nguyên khai, tài nguyên thiên nhiên được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống [cụ thể chúng ta có thể kể đến như rừng cây, các động thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu khí,…]. Tài nguyên thiên nhiên cũng là một bộ phận thiết yếu của môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng có quan hệ chặt chẽ với môi trường.

Tài nguyên thiên nhiên thường có các thuộc tính chung mà chúng ta có thể kể đến như:

– Phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng;

– Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau;

– Đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử

Như vậy, căn cứ từ những phân tích cụ thể được nêu trên, ta nhận thấy, đặc tính cơ bản của tài nguyên thiên nhiên đó chính là tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người sẽ cần phải có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình sử dụng và khai thác.

2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên:

Trong giai đoạn hiện nay, căn cứ vào những tính chất cụ thể thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại ra làm 06 loại chính, cụ thể như sau:

– Tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp [cụ thể chúng ta có thể kể đến như làm gạch, làm gốm…]

Xem thêm: Tài nguyên nước là gì? Vai trò và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước?

– Tài nguyên rừng: bao gồm động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…

– Tài nguyên nước ngọt: bao gồm nước uống, nước sản xuất, thủy sản nước ngọt, các loài thực vật thủy sinh, năng lượng thủy điện…

– Tài nguyên gió: bao gồm sức gió, vận tải…

– Tài nguyên biển: bao gồm hải sản, muối, thực vật thủy sinh, địa điểm du lịch…

– Tài nguyên khoáng sản: bao gồm than đá, quặng, đá vôi, dầu khí…

Phân loại tài nguyên thiên nhiên sẽ cần phải dựa theo khả năng tái tạo. Nếu như dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ vì thế mà được chia thành 3 loại chính mà chúng ta có thể kể tới đó là:

– Thứ nhất: Tài nguyên tái tạo được [cụ thể như nước ngọt, đất, sinh vật,…]. Đây được biết đến là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý và bảo vệ một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng những tài nguyên thiên nhiên này không hợp lý, lãng phí sẽ có thể bị suy thoái và nó cũng sẽ không thể tự tái tạo được.

– Thứ hai: Tài nguyên không tái tạo được là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ chúng ta có thể kể đến các loại như tài nguyên khoáng sản của một quặng mỏ sẽ có thể cạn kiệt sau quá trình khai thác.

Xem thêm: Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép

– Thứ ba: Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Loại nguyên năng lượng vĩnh cửu này có thể kể đến như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều và nhiều những loại tài nguyên khác. Các loại tài nguyên này được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều để nhằm mục đích thay thế các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:

Sau khi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được về khái niệm tài nguyên thiên nhiên thì chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên thiên nhiên được hiểu cơ bản chính là một yếu tố nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất. Xét trên phạm vi địa cầu ta thấy được rằng, nếu không có tài nguyên thiên nhiên đất đai thì sẽ không có sự tồn tại của loài người.

– Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế:

Hiện nay, cùng với sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên được biết đến là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng của tài nguyên thiên nhiên có thể thấy là mức hạn chế tuyệt đối. Về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp thì sẽ rất cần sử dụng quặng làm nguyên liệu đầu vào mà chúng ta có thể kể đến cụ thể như: Thép, nhôm…

Tài nguyên thiên nhiên chỉ có vai trò quan trọng với kinh tế khi mà con người biết khai thác cũng như sử dụng chúng một cách hiệu quả. Từ đó, chúng ta có thể nói, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố giúp thúc đẩy quan trọng giúp phát triển sản xuất. Các nước đang phát triển trên thế giới cũng thường quan tâm tới việc xuất khẩu các sản phẩm thô. Và các sản phẩm này được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và vẫn chưa qua chế biến và ở dạng sơ chế.

Tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở quan trọng giúp phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất thủy tinh, vật liệu xây dựng, sành sứ và rất nhiều các ngành nghề khác.

– Vai trò trong sự phát triển ổn định của đất nước:

Xem thêm: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, cấp phép

Ta nhận thấy rằng, hiện nay thì ài nguyên thiên nhiên là cơ sở tích lũy vốn giúp phát triển ổn định với hầu hết tất cả các nước. Việc tích lũy vốn đòi hỏi quá trình lâu dài và phức tạp, nó còn có sự liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều quốc gia, nhờ ưu đãi của tự nhiên mà các quốc gia đó có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Chính bởi vì vậy, nên các quốc gia đó cũng có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn. Bằng cách khai thác sản phẩm thô để bán hoặc có thể đa dạng hóa nền kinh tế. Từ đó mà các quốc gia cũng sẽ có thể tạo ra nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như vậy, từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể thấy tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên và các nhiên liệu cho ngành kinh tế khác. Tài nguyên thiên nhiên còn giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác. Và đất nước đó có thể tăng trưởng ổn định, độc lập hơn khi thị trường tài nguyên thiên nhiên thế giới đang trong giai đoạn bất ổn.

4. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam:

Trong giai đoạn hiện tại, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam nói chung ta nhận thấy rằng đang bị thu hẹp về cả chất lượng và số lượng.

Nguyên nhân cụ thể đó là do việc quản lý yếu kém của chính quyền địa phương. Khiến hoạt động khai thác tài nguyên bừa bãi, lãng phí.

Cụ thể về thực trạng của tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam như sau:

– Tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng bị che phủ đang giảm dần vì bị khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển thành đất công, nông nghiệp, một số loài sinh vật quý hiếm có tại Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao [Một số thống kê cho biết ở nước ta có 100 loài động vật và 100 loài thực vật đang phải đứng trước nguy cơ tuyệt chủng].

– Tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước trong giai đoạn hiện nay cũng là một trong những vấn đề rất nghiêm trọng với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, dự báo tới năm 2025 thì khoảng 2/3 người trên thế giới phải sống tại những vùng thiếu nước nghiêm trọng.

– Bãi rác công nghệ và chất thải: Các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay cũng đang là chủ sở hữu của hơn 1000 con tàu biển có tải trọng lớn và cũ nát. Chúng đã bị cấm hoạt động tại hầu hết các cảng biển trên thế giới bởi quá cũ, gây ô nhiễm môi trường cũng như không đảm bảo được an toàn hàng hải. Tuy nhiên, ở nước ta thì đa số những con tàu đó vật được neo đậu vật vờ tại các cửa biển, tuyến sống chờ ngày hóa kiếp thành phế liệu, việc phá dỡ các loại tàu này sẽ thải ra lượng rác thải gây nguy hại tới môi trường sống.

Xem thêm: Các chính sách bảo đảm của Nhà nước về tài nguyên nước

– Tài nguyên đất ở đất nước ta cũng đang gặp khó khăn vì đất nông nghiệp đang bị chuyển dần sang phục vụ cho dịch vụ và công nghiệp khiến tình trạng đất bị nhiễm mặn và sa mạc hóa ngày một nghiêm trọng.

Video liên quan

Chủ Đề