Hổ mang chúa dài nhất bao nhiêu mét?

Suwit Sriyotha phát hiện hổ mang chúa cuộn mình dưới bồn nước trong căn bếp ở tỉnh Trang, miền nam Thái Lan, hôm 23/3. Anh hoảng sợ chạy ra khỏi nhà và gọi mẹ vợ, Sangiam Lommueng, nhờ giúp đỡ. Trong lúc Sangiam trông chừng con vật, Suwit gọi điện báo cho đội cứu hộ khẩn cấp.

Khi đội cứu hộ tới nơi, hổ mang chúa đã bò ra khu vườn sau nhà. Các nhân viên mất hơn 20 phút để tóm con vật trong khi nhiều người địa phương kéo đến quan sát. "Đây là con rắn dài nhất chúng tôi bắt được trong năm nay. Nó nặng khoảng 11 kg", Wutthichai Pornpermsook, trưởng nhóm giải cứu, cho biết

"Tôi tái mặt khi phát hiện hổ mang chúa trong bếp. Đó là con rắn to nhất tôi từng gặp", Suwit chia sẻ. Đội cứu hộ cho con rắn vào túi rồi mang thả ở vùng rừng cách xa khu dân cư.

Hổ mang chúa [Ophiophagus hannah] thường tránh người nhưng sẽ trở nên hung dữ khi bị đe dọa. Chúng là loài rắn độc dài nhất thế giới, con trưởng thành dài khoảng 4 m hoặc hơn. Số lượng hổ mang chúa đang giảm do môi trường sống thu hẹp. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế [IUCN] xếp chúng vào nhóm động vật sắp nguy cấp trong Sách Đỏ từ năm 2010.

Cư dân Ashok Mohapatra ở thành phố Baripada, bang Odisha, miền đông Ấn Độ, giật mình tỉnh giấc vào lúc nửa đêm vì những tiếng rít bất thường phát ra từ đâu đó xung quanh giường ngủ. Anh đứng dậy kiểm tra và tá hỏa khi nhìn thấy một con rắn hổ mang chúa dài hơn 4 m đang phình mang đe dọa.

Mohapatra vội vàng lao ra ngoài và đóng chặt cửa, sau đó gọi điện báo cho cơ quan lâm nghiệp địa phương. Những cảnh quay được ghi lại cho thấy một nhóm gồm các quan chức lâm nghiệp và thợ bắt rắn đã có mặt khi trời sáng để di dời con vật nguy hiểm khỏi khu dân cư.

 

 

Hổ mang chúa dài hơn 4 m trốn trong phòng ngủ

Bắt hổ mang chúa dài hơn 4 m mò vào nhà dân Ấn Độ. Video: Newsflare.

Khi nhóm cứu hộ mở cửa phòng, con rắn đang trốn dưới gầm tủ ngay cạnh đầu giường. Họ sử dụng gậy chuyên dụng để kéo sinh vật ra ngoài sân trống, sau đó khéo léo dụ nó chui vào bao. Sau khi đo đạc kích thước và kiểm tra tình trạng sức khỏe, con vật cuối cùng đã được thả trở về rừng.

Hổ mang chúa [Ophiophagus hannah] là loài rắn độc dài nhất thế giới, phân bố chủ yếu tại các vùng rừng nhiệt đới ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Con trưởng thành dài trung bình 3,18 - 4 m. Cá thể lớn nhất từng được ghi nhận dài tới 5,85 m.

Mặc dù có kích thước to lớn và nọc độc thần kinh cực mạnh, rắn hổ mang chúa thường lẩn tránh con người và chỉ tấn công nếu cảm thấy bị đe dọa. Khi gặp nguy hiểm, chúng có thể ngóc đầu lên, dựng đứng 1/3 chiều dài cơ thể và phình mang để cảnh cáo kẻ thù.

Anh Nguyễn Tấn Lộc, người phụ trách tại trại rắn Đồng Tâm 2 cho biết, trại đi vào hoạt động từ năm 2018. Hiện nơi này đang bảo tồn, nuôi dưỡng 7 loài rắn. Trong đó, có 4 loài rắn độc: Rắn hổ đất, rắn lục đuôi đỏ, rắn cạp nong và đặc biệt là rắn hổ mang chúa.

Theo anh Lộc, tại trại rắn Đồng Tâm 2, cá thể rắn hổ mang chúa lớn nhất đang đạt chiều dài đến 4,7m và cân nặng khoảng 17kg.

“Đây là con rắn được đem ra từ trại rắn Đồng Tâm 1 ở tỉnh Tiền Giang. Mục đích đem con hổ mang chúa này ra Phú Quốc là do địa phương còn loại rắn này ngoài tự nhiên khá nhiều nên đơn vị mong muốn hướng dẫn người dân và du khách biết thêm loài về loài này và cả các loại rắn khác nữa; trong đó, loài nào là có độc, loài nào không độc. Từ đó, có cách phòng tránh, bảo vệ bản thân và để bảo vệ cả loài rắn trong tự nhiên”, anh Lộc nói.

Mỗi năm, trại rắn Đồng Tâm 2 đón khoảng 40.000 lượt khách trong, ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.

Rắn hổ mang chúa thường được ​người dân miền Tây Nam bộ gọi là rắn hổ mây, ngụ ý loài này có thể “đi mây về gió”. Đây là loài rắn độc vừa lớn, vừa có khả năng di chuyển rất nhanh nhẹn và được mệnh danh là vua của các loài rắn. Mồi của hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại.

Rắn hổ mang chúa thuộc họ Elapidae; phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ, Trung Quốc đến Đông Nam Á. Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010. Tại nước ta, loài này được xếp nhóm I B trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. 

Khi gặp nguy hiểm, rắn hổ mang chúa sẽ cố gắng trốn thoát nhanh chóng và tránh đối đầu. Tuy nhiên, nếu bị khiêu khích, chúng trở nên rất hung dữ. Khi đối mặt, rắn hổ mang chúa có thể nâng 1/3 cơ thể lên cao khoảng 1,5m và nhìn thẳng vào mắt đối thủ, phồng mang thị uy và tấn công. Ước tính, lượng nọc độc tiết ra trong một vết cắn có khả năng giết chết một con voi trưởng thành và gây tử vong cho khoảng 20 người trưởng thành nếu không được chữa trị. 

Mặc dù rắn hổ mang chúa không có tai ngoài, nhưng chúng “nghe” bằng cách cảm nhận rung động sóng âm qua da, cộng hưởng xuyên qua hộp sọ, truyền đến xương vuông, sau đó truyền vào màng nhĩ. Ngoài ra, chúng còn sở hữu cặp mắt có thị lực rất tốt. Chính 2 yếu tố này giúp hổ mang chúa có thể phát hiện con mồi di chuyển cách mình lên đến 100m.

Du khách tham quan rắn hổ mang chúa tại trại rắn Đồng Tâm 2.

Rắn cạp nong - một trong những loài rắn cực độc cũng được nuôi tại trại rắn Đồng Tâm 2.

Rắn lục đuôi đỏ.

Những con rắn lãi được nuôi dưỡng làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa.

Nhân viên trại rắn Đồng Tâm 2 trình diễn lấy nọc rắn lục đuôi đỏ.

Những cá thể rắn hổ mang chúa sau khi chết được ướp xác bảo quản phục vụ nghiên cứu, tham quan.

Ngoài các loài rắn, trại rắn Đồng Tâm 2 còn nuôi dưỡng, chăm sóc nhiều loài động vật quý khác như công, vượn, ó biển...

Rắn hổ mang chúa to nhất là bao nhiêu cân?

Trong đó, có 4 loài rắn độc: Rắn hổ đất, rắn lục đuôi đỏ, rắn cạp nong và đặc biệt là rắn hổ mang chúa. Theo anh Lộc, tại trại rắn Đồng Tâm 2, cá thể rắn hổ mang chúa lớn nhất đang đạt chiều dài đến 4,7m và cân nặng khoảng 17kg. “Đây là con rắn được đem ra từ trại rắn Đồng Tâm 1 ở tỉnh Tiền Giang.

Rắn hổ mang có thể sống được bao nhiêu năm?

Về tuổi thọ, rắn hổ mang chúa hoang dã có thể sống khoảng 20 năm. Tuổi thọ tối đa ước lượng được 30 năm.

Rắn hổ mang chúa cắn bao lâu thì tử vong?

Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 m. Khi rắn hổ mang chúa cắn người, nọc độc tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh. Thông thường, nọc độc rắn hổ mang chúa có thể giết chết người chỉ sau 30 phút.

Rắn gì to nhất thế giới?

Trăn anaconda xanh [10 m] Đây là loài rắn nặng nhất trên Trái Đất ngày nay, một số cá thể nặng tới 250 kg, theo Vườn thú quốc gia và Viện sinh vật học bảo tồn Smithsonian. Loài trăn này sử dụng cơ thể đồ sộ để siết chết con mồi như chuột lang nước, cá sấu caiman và hươu.

Chủ Đề