Hỗ trợ học sinh sinh viên mua máy tính

Ngày 4.4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.

Theo đó, điều kiện chung để được vay vốn là học sinh đang theo học các cấp tiểu học, THCS và THPT và học sinh, sinh viên đang học tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Học sinh, sinh viên khó khăn không có máy tính học sẽ được vay vốn tối đa 10 triệu đồng

Các điều kiện cụ thể: Là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 [có bố hoặc mẹ hoặc bố và mẹ mất do dịch Covid-19].

Đồng thời, những học sinh, sinh viên này không có máy tính thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.

\n

Mức vốn cho vay tối đa là 10 triệu đồng, với lãi suất 1,2%/năm, được sử dụng để mua máy tính, thiết bị đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, webcam, microphone.

Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Đối với sinh viên trực tiếp đứng tên vay vốn thì tại thời điểm vay vốn, nếu thời gian dự kiến kết thúc khóa học còn từ 24 tháng trở lên thì thời hạn cho vay tối đa được tính từ ngày vay đến hết 12 tháng sau thời điểm dự kiến kết thúc khóa học.

Việc cho vay được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay và giao dịch với ngân hàng chính sách xã hội.

Trường hợp đã đủ 18 tuổi thì được trực tiếp đứng tên vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội nơi cư trú...

Tin liên quan

Minh Hương   -   Thứ tư, 06/10/2021 16:15 [GMT+7]

2 điều kiện gồm: Tại thời điểm vay, hộ gia đình có học sinh, sinh viên không có đủ máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. Và học sinh, sinh viên đó chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.

Đối tượng được vay gói tín dụng này là học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là con trong gia đình có bố hoặc mẹ mất do dịch COVID-19 và chưa có máy tính để học tập trực tuyến.

Mức vốn cho vay tối đa: 7 triệu đồng/học sinh, sinh viên.

Thời hạn cho vay là dưới 1 năm, tương tự như đối với chính sách hỗ trợ cho vay trả lương theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Lãi suất cho vay: 0%/năm; lãi suất nợ quá hạn là 6,6%/năm [bằng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay].

Thời gian giải ngân từ ngày 30.9.2021 đến hết ngày 31.3.2022.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Dương Lê 06/04

Hỗ trợ vay vốn mua thiết bị học trực tuyến 10 triệu đồng/ học sinh, sinh viên

Quyết định 09 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành ngày 4/4.

Quyết định này quy định về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến theo Nghị quyết 43 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khoản, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết 11 ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43.

Quyết định 09 nêu rõ, học sinh, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện vay vốn gồm: Là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 [có bố hoặc mẹ hoặc bố và mẹ mất do dịch Covid-19]; Không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.

Vốn vay sẽ được học sinh, sinh viên sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến [ảnh: ICTNews]

Về phương thức cho vay, theo quyết định, việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Trường hợp đối tượng là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp đã đủ 18 tuổi thì được trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cư trú hoặc nơi nhà trường đóng trụ sở, nếu hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.

Vốn vay sẽ được học sinh, sinh viên sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến bao gồm: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị ghi hình kỹ thuật số [webcam], thiết bị thu thanh [microphone].

Vốn vay sẽ được học sinh, sinh viên sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến

Mức vốn cho vay tối đa là 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên. Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Với trường hợp sinh viên đứng tên vay vốn, tại thời điểm vay vốn nếu thời gian dự kiến kết thúc khóa học còn từ 24 tháng trở lên thì thời hạn cho vay tối đa được tính từ ngày vay đến hết 12 tháng sau thời điểm dự kiến kết thúc khóa học; thời điểm dự kiến kết thúc khóa học của sinh viên được xác định theo giấy xác nhận của nhà trường.

Quyết định 09 cũng quy định, lãi suất cho vay là 1.2%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.

Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm hướng dẫn về hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện và tuân thủ quy định của pháp luật.

Bạn nhận xét thế nào về chính sách hỗ trợ vay vốn trên? Nếu đang định mua máy tính bảng để phục vụ cho việc học tập, các bạn có thể tham khảo nhiều mẫu máy tính bảng cấu hình tốt giá từ 3 - 8 triệu đồng tại Thế Giới Di Động, bằng cách click vào nút màu cam bên dưới.

ĐẶT MUA MÁY TÍNH BẢNG GIÁ TỪ 3 - 8 TRIỆU ĐỒNG

Xem thêm:

Biên tập bởi Nguyễn Tất Thành

Không hài lòng bài viết

366 lượt xem

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 09/2022/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.

Quyết định nêu rõ, học sinh, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện vay vốn sau: Thứ nhất, là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 [có bố hoặc mẹ hoặc bố và mẹ mất do dịch Covid-19].

Thứ hai, không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.

Vốn vay được sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến bao gồm: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị ghi hình kỹ thuật số [webcam], thiết bị thu thanh [microphone].

Mức vốn cho vay tối đa 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên. Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Lãi suất cho vay 1,2%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.

Về phương thức cho vay đối với học sinh, sinh viên, quyết định nêu rõ, việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Trường hợp đối tượng đã đủ 18 tuổi thì được trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cư trú hoặc nơi nhà trường đóng trụ sở nếu hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị-xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/4/2022.

Video liên quan

Chủ Đề