Hóa đơn an uống the bao nhiêu phần trăm năm 2024

Thiết bị cơ khí, chiếm 15% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế giá trị gia tăng [GTGT] mua vào là 10%

Thiết bị đóng cắt [thiết bị điện], chiếm 30% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế GTGT mua vào là 8%.

Thiết bị truyền dẫn [thanh kim loại đồng, dây cáp điện lõi kim loại đồng,...], chiếm 20% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế GTGT mua vào là 10%.

Thiết bị bảo vệ, điều khiển và hiển thị giám sát, chiếm 18% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế GTGT mua vào là 8%.

Thiết bị kết nối trung gian [đầu cos, ốc vít,..], chiếm 5% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế GTGT mua vào là 10%.

Chi phí nhân công chiếm 12% giá trị thành phẩm tủ điện.

Bà Hiền hỏi, thuế suất thuế GTGT bán ra của sản phẩm tủ điện công ty bà cung cấp là 8% hay 10%?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điều 1 Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội như sau:

"Điều 1. Giảm thuế GTGT

1. Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau

  1. Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng [không kể khai thác than], than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  1. Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
  1. Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
  1. Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra [bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyền, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra] thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT.

… Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT.

2. Mức giảm thuế GTGT

  1. Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.

… 4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều này…".

Căn cứ Phụ lục I, II, III danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 1/11/2018 của Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam;

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty bà tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cung cấp hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 44/2023/NĐ-CP.

Trường hợp công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kẻm theo Nghị định số 44/2023/ND-CP thì không được áp dụng giảm thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 44/2023 ND- CP.

Đề nghị công ty bà căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối chiếu mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ mà công ty cung cấp với mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP để thực hiện đúng theo quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị bà cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Hiện nay, các quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống được ban hành, sửa đổi và cập nhật liên tục. Do đó, không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoang mang trong việc xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Bài viết sau đây của hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ hướng dẫn bạn đọc về quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống.

Nội dung bài viết

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Kể từ ngày 01/7/2022, tất cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai có sử dụng hóa đơn bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.

\>>>>> Tìm hiểu ngay Cách Hạch Toán Doanh Thu Cho Thuê Nhà Xưởng Và Nhà Ở

2. Tổng hợp những quy định về hóa đơn điện tử về dịch vụ ăn uống

Đối với hóa đơn điện tử thì nội dung trên hóa đơn phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 6, Thông tư số 32/2011/TT-BTC

Trên hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ các danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó, loại hóa đơn này phải truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Tùy thuộc vào hình thức bán hàng, loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người mua để doanh nghiệp ghi tên hàng hóa, dịch vụ ăn uống cho phù hợp.

Trường hợp phục vụ ăn tại chỗ, khách hàng đặt ăn thì doanh nghiệp ghi rõ tên các món ăn như: Cá rán, thịt nướng, tôm hấp, rau cải luộc,…; đồ uống: nước ngọt, bia rượu,… kèm theo các dịch vụ phát sinh [nếu có]

Đơn vị tính tùy theo phương thức xác định số lượng thực tế như: đĩa, chén, bát, xoong nồi, kg… Đối với suất ăn, cơm hộp, cơm văn phòng thì tên hàng hóa, dịch vụ ghi đơn vị tính là suất, hộp, đĩa, khay,…

3. Hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 quy định về HĐĐT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo đó, HĐĐT cần bao gồm những nội dung sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị, số lượng, đơn giá; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ sản phẩm và dịch vụ.

Nội dung quy định tại các Điểm b, c và d, Khoản 1 Điều này phản ánh bản chất, đặc điểm ngành, nghề kinh doanh:

  • Xác định nội dung hoạt động kinh tế phát sinh
  • Số tiền thu được
  • Xác định người mua [người nộp tiền hoặc người hưởng thụ dịch vụ,…]
  • Người bán [hoặc người cung cấp dịch vụ,…]
  • Tên hàng hóa dịch vụ hoặc nội dung thu tiền.

4. Hướng dẫn doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống

Để xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp thực hiện các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp truy cập vào hệ thống phần mềm điện tử. Sau đó click vào nút “Phát hành hóa đơn”. Doanh nghiệp chọn mẫu hóa đơn có mã và nhấp “Tạo mới hóa đơn”.

Lưu ý: hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 có phần mẫu số ký hiệu gồm 7 chữ số.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào mẫu xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Bao gồm: tên và địa chỉ khách hàng, phương thức thanh toán, tên món ăn, số lượng món ăn, đơn giá bán,…. Đơn vị nhớ chọn đúng phần tính chất dịch vụ ăn uống. Tiếp theo, chọn thuế suất giá trị gia tăng và click vào ô “Lưu dữ liệu hóa đơn”.

Bước 3: Hoàn thành những bước trên thì hóa đơn điện tử vẫn ở trong trạng thái mới tạo lập và chưa được phát hành. Doanh nghiệp nhấp chọn phát hành hóa đơn.

Bước 4: Lúc này, hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử sẽ tự động gửi hóa đơn điện tử này lên cơ quan Thuế. Trạng thái kết quả trả về máy là “Đang kiểm tra”, cơ quan Thuế gửi lại mã hóa đơn cho doanh nghiệp [trong vòng 5 phút].

Hóa đơn được cấp mã số của cơ quan Thuế thì mới được xem là hợp lệ. Lúc này, doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cho khách hàng và ngược lại. Sau khi được chấp nhận, đơn vị hãy chọn gửi hóa đơn, nhập địa chỉ email khách hàng và nhấn nút gửi.

Lưu ý: Việc xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống khá đặc biệt. Nếu doanh nghiệp báo giá và tính tiền cho khách hàng theo các loại món ăn được giảm xuống 8% thì đối với đối với đồ uống bia rượu, con số này là 10% và phải viết hóa đơn riêng. Doanh nghiệp lưu ý để tránh nhầm lẫn và xảy ra sai sót.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm Doanh Thu Tính Thuế Hộ Kinh Doanh

5. Lập, xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cần bảng kê không?

Về bản chất, hóa đơn điện tử không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn. Vì vậy, doanh nghiệp không được lập bảng kê kèm theo [theo Khoản 3 tại Điều 3 được quy định trong Thông tư 32/2011/TT-BTC] dịch vụ bản giấy với mục đích đảm bảo nguyên tắc nhất quán, hệ thống.

Khi xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp phải viết chi tiết “Tên món ăn, số lượng [đĩa, khay, hộp, suất..], đơn giá như thế nào, tổng thanh toán…”

Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA

Hóa đơn ăn uống VAT bao nhiêu phần trăm?

Như vậy, từ các quy định trên thì trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024, thuế VAT khi đi ăn sẽ là 8% và thuế VAT từ ngày 01/7/2024 sẽ là 10% [trường hợp chính sách giảm thuế GTGT không được gia hạn].

Dịch vụ ăn uống chịu thuế suất bao nhiêu?

Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu đối với doanh nghiệp thì được quy định như sau: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà hàng, quán cà phê là 20% tổng doanh thu. Doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 20 tỷ đồng sẽ phải trả 20% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước.

8% thuế là bao nhiêu tiền?

Khi mua một chiếc tivi giá 20 triệu đồng nhưng trong hóa đơn có dòng "Thuế VAT" đi kèm đó là 8% giá trị hàng hóa, dịch vụ đó. Vậy, khi chiếc tivi giá 20 triệu đồng thì 8% VAT của chiếc ti vi là 1,6 triệu đồng. Nghĩa là bạn sẽ phải thanh toán 21,6 triệu đồng.

VAT bao nhiêu phần trăm 2024?

Như vậy, thuế suất thuế GTGT năm 2024 sẽ tùy thuộc vào thời gian giảm thuế GTGT, cụ thể: - Trong giai đoạn được giảm thuế GTGT [tức 6 tháng đầu năm 2024] sẽ có 4 mức thuế gồm: 0%, 5%, 10% và 8%. - Nửa cuối năm 2024 [tức từ ngày 01/7/2024 đến hết 31/12/2024] sẽ áp dụng 3 mức thuế gồm: 0%, 5%, 10%.

Chủ Đề