Hoàng trung hải nghèo mà bình yên anhar chế

Ông Hoàng Trung Hải cho rằng phát triển kinh tế không phải ưu tiên số một mà xây dựng môi trường làm ăn sinh sống an lành mới là điều chính quyền Thủ đô hướng tới.

Phát biểu tại buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh đến việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của thủ đô. Tân Bí thư Hà Nội cho biết, ông đề cập vấn đề trên trước khi nói tới kinh tế để cho thấy chính quyền chú trọng xây dựng môi trường đầu tư, làm ăn, sinh sống bình yên cho người dân.

Theo ông Hải, phát triển kinh tế, quan tâm đến cảnh quan, thu hút du khách… đều rất quan trọng, nhưng “tội phạm nhiều, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi”. “Thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn”, Bí thư Hà Nội nói.

Ông Hải thông tin, trong những năm qua, Hà Nội có nhiều sự kiện lớn nhưng an ninh trật tự luôn được đảm bảo. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các lực lượng công an, quân đội trực 24/24h với 100% quân số. Và thực tế, nhân dân thủ đô đã đón một cái Tết đầm ấm, an toàn.

Bí thư Hà Nội kiểm tra dự án cải tạo tiếp nước sông Tích sáng 23/2. Ảnh: ĐT.

Nói về hạn chế của huyện Ba Vì, tân Bí thư Hà Nội cho hay, qua các ý kiến tại buổi làm việc cho thấy, một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển của huyện là cải cách hành chính. Đây là hạn chế của cả bộ máy thành phố mặc dù những năm qua đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Người đứng đầu Thành ủy cho biết, khi cần làm điều gì đó, các ban ngành đều nói cần ngân sách. Nhưng cải cách hành chính không cần tiền, chỉ cần đơn giản hóa những việc mà nếu cải cách chỉ làm mất một ngày thay vì 3 ngày như hiện nay. “Nếu ngành nào cũng bo bo đây là việc của tôi và không qua tôi là không xong thì chúng ta nát hết”, ông Hải nêu ý kiến.

Cùng với phát triển kinh tế là đảm bảo môi trường, Bí thư Hà Nội cho biết nhiều người nghĩ đây là việc đơn giản nhưng thực tế thói quen người dân qua nhiều năm nên không dễ thay đổi. Ai cũng nghĩ bảo vệ môi trường là việc của người khác, chỉ biết sạch nhà cửa của mình.

“Đi nơi nào cũng có rác cả, lãnh đạo ông nào cũng đi qua nhưng không ông nào làm gì hết. Khách đến mà nhìn thấy người dân Hà Nội bảo vệ môi trường sẽ học theo. Nhưng bản thân mình là người Hà Nội đã sạch chưa, đã để người ta học chưa? Để du khách đến thủ đô mà thấy nhếch nhác thì anh em mình thấy xấu hổ”, Bí thư Hải bày tỏ.

Cũng liên quan đến môi trường, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cho hay TP HCM đã được Chính phủ hỗ trợ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó các dự án chống ngập của Hà Nội đang khó khăn do thiếu vốn [dự án cải tạo tiếp nước sông Tích].

“Nếu mưa 2008 mà ngập như cũ rất gay, không biết trả lời với dân thế nào. Một trận ngập sẽ nảy sinh rất lớn. Đây là dự án cấp bách, phải kiên quyết làm. Không thể để giữa thủ đô mà đi đến đâu cũng rất mùi”, ông Hải nói.

48% độc giả mong Hà Nội giảm tắc đường.

Về vốn đầu tư cho các dự án, Bí thư Hải cho hay sẽ cùng thành phố nghiên cứu nhiều cơ chế mới để thu hút nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chứ nếu chỉ trông vào ngân sách sẽ không đủ. Luôn có những cách khác để huy động vốn, cái quan trọng cần sáng tạo, đề ra cơ chế.

Dẫn chứng trường hợp ông Sáu Khanh [Bí thư Cà Mau] chỉ một năm làm cho dân 100 cầu từ tiền huy động của doanh nghiệp, trong khi đó thành phố Hà Nội thì “đi lo từng đồng”, Bí thư Hoàng Trung Hải đề nghị các ban ngành liên quan cần chuẩn bị điều kiện để kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng công trình an sinh xã hội.

Lấy ví dụ Ba Vì chưa tận dụng được lợi thế về du lịch, môi trường, ông Hoàng Trung Hải cho rằng, nhiều vấn đề về nếp sống, môi trường văn hóa không mất tiền mà vẫn có thể cải thiện được. “Ông nào cũng có thể xả rác, coi như là việc của người ta, cùng lắm ông nào chăm nhất ra cửa quét nhà thì cũng đổ sang nhà người khác. Chúng ta đi nơi nào đó thấy rác đầy, lãnh đạo từ tổ, từ thôn xóm, xã lên nhìn thấy nhưng không ông nào làm gì hết. Bản thân mình là người Hà Nội đã sạch chưa, đã xứng đáng để người ta học chưa. Có người bảo sắp về hưu mới ra được đến thủ đô mà ra đến thủ đô lại thấy nhếch nhác thì anh em mình xấu hổ”, ông Hải nói.

Tại buổi làm việc này, người đứng đầu Thành uỷ Hà Nội đã chỉ đạo một số nhiệm vụ không chỉ với Ba Vì mà các sở, ngành của thành phố cũng được yêu cầu phải rốt ráo thực hiện, để “bộ mặt Thủ đô phải được thay đổi trong thời gian tới”.

Lấy dẫn chứng về cách làm của các đơn vị, địa phương chưa tốt, chưa hiệu quả, tân Bí thư Hà Nội nói rằng, Ba Vì là một huyện có khá nhiều lợi thế vể địa hình, cảnh quan, song các mô hình phát triển của Ba Vì chưa rõ, mô hình thu hút vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng còn lúng túng, cải cách hành chính chưa đạt.

Nhiều doanh nghiệp đến đây nhưng không quay lại nữa, điều đó cho thấy môi trường đầu tư chưa tốt; hệ quả là các đề án, dự án kinh tế, du lịch đầu tư vào rất ít…

Tuy nhiên, theo Bí thư Hoàng Trung Hải, phát triển kinh tế, quan tâm đến cảnh quan, thu hút du khách… đều rất quan trọng nhưng “tội phạm nhiều, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi”.

Cùng với đó là sự ì ạch của cải cách hành chính, sự trì trệ của bộ máy chính quyền các cấp. Bí thư Hải khẳng định, “cải cách hành chính không cần tiền, chỉ cần đơn giản hóa những việc mà nếu cải cách chỉ làm mất một ngày thay vì 3 ngày như hiện nay. Nếu ngành nào cũng bo bo đây là việc của tôi và không qua tôi là không xong thì chúng ta nát hết”.

Nói về những hạn chế của Hà Nội, ông Hải cho rằng, nhiều khu vực của Thủ đô nhìn vẫn nhếch nhác, cùng với đó là nếp sống bị xói mòn, đi đâu cũng thấy xả rác bừa bãi.

“Đi nơi nào cũng có rác cả, lãnh đạo ông nào cũng đi qua nhưng không ông nào làm gì hết. Khách đến mà nhìn thấy người dân Hà Nội bảo vệ môi trường sẽ học theo. Nhưng bản thân mình là người Hà Nội đã sạch chưa, đã để người ta học chưa? Để du khách đến Thủ đô mà thấy nhếch nhác thì anh em mình thấy xấu hổ”, Bí thư Hoàng Trung Hải nói.

Về vốn đầu tư cho các dự án, ông Hải cho hay sẽ cùng thành phố nghiên cứu nhiều cơ chế mới để thu hút nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chứ nếu chỉ trông vào ngân sách sẽ không đủ. Luôn có những cách khác để huy động vốn, cái quan trọng cần sáng tạo, đề ra cơ chế.

Tại buổi giao ban báo chí của Thành uỷ chiều cùng ngày, Bí thư Hoàng Trung Hải cũng tái khẳng định Hà Nội phải nỗ lực xây dựng bộ máy hành chính phục vụ nhân dân tốt hơn, hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực vì đâu đó vẫn còn tồn tại.

Chủ Đề