Học sinh xuất sắc bao nhiêu điểm?

Như vậy, để được đánh giá xếp loại học sinh xuất sắc thì học sinh tiểu học phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành tốt.

- Phẩm chất, năng lực: Tốt.

- Điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn: 9 điểm trở lên.

Xếp loại học sinh xuất sắc đối với học sinh tiểu học như thế nào? Mẫu Giấy khen cho học sinh tiểu học ra sao?

Việc đánh giá xếp loại học sinh tiểu học dựa trên những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 về nội dung này như sau:

Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a] Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b] Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+] Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+] Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

Theo đó, việc đánh giá xếp loại học sinh tiểu học dựa trên những nội dung sau:

[1] Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

[2] Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Những năng lực cốt lõi:

+ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

Lưu ý: lộ trình áp dụng các quy định nêu trên như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.

Mẫu Giấy khen cho học sinh tiểu học ra sao?

Giấy khen là văn bản của nhà trường được dùng để khen thưởng các học sinh có thành tích học tập tốt trong năm học.

Theo đó, dưới đây là một số Mẫu Giấy khen cho học sinh tiểu học cuối năm học được sưu tầm như sau:

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Học sinh xuất sắc và học sinh giỏi cái nào hơn? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Related Articles

  • Cách tính tỷ lệ chọi – Tỷ lệ chọi vào lớp 10 tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội

    02/06/2023

  • Cách tính calo trong thức ăn – Tầm quan trọng của việc tính calo

    02/06/2023

  • Cách tính điểm GPA – Tại sao cần tính điểm GPA?

    02/06/2023

  • Trang Nemo là ai? Thông tin, tiểu sử Trang Nemo

    02/06/2023

Học sinh xuất sắc và học sinh giỏi cái nào hơn?

Danh hiệu học sinh giỏi và xuất sắc được quy định trong Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như sau:

  • Tại khoản 1 điều 13 Thông tư 27/2020 về mức đánh giá học sinh tiểu học:

a] Khen thưởng cuối năm học:

Bạn đang xem: Học sinh xuất sắc và học sinh giỏi cái nào hơn?

– Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc;

– Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

b] Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.

Có thể thấy với học sinh tiểu học thì mức độ xuất sắc là mức độ có điều kiện đánh giá cao hơn hẳn so với mức tốt. Đối với học sinh tiểu học thì không có mức giỏi hay danh hiệu học sinh giỏi nhưng cũng có thể thấy được danh hiệu học sinh xuất sắc là cao nhất.

  • Tại khoản 1 điều 15 Thông tư 22/2021 quy định về danh hiệu dành cho học sinh THCS và THPT:

1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh

a] Khen thưởng cuối năm học

– Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 [sáu] môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

– Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Giỏi” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

b] Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.

Cũng theo quy định về đánh giá học sinh cấp 2 và cấp 3 mới hiện nay thì học sinh xuất sắc có điều kiện cao hơn hẳn so với danh hiệu học sinh giỏi.

Như vậy học sinh giỏi và xuất sắc thì học sinh xuất sắc vẫn là danh hiệu cao hơn.

Để đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc thì bạn phải là học sinh giỏi và đạt thêm điều kiện là có tối thiểu 6 môn học có đánh giá nhận xét kết hợp điểm số là 9 điểm trở lên. Điểm 9 cũng là một điểm số được coi là khá cao đối với học sinh, nên những học sinh đạt được điểm 9 cũng cho thấy khả năng học tập vượt trội hơn so với những bạn khác.

Vì thế trong những trường hợp những học sinh giỏi thì hoàn toàn có thể cố gắng để đạt được danh hiệu xuất sắc.

Học sinh xuất sắc và học sinh giỏi cái nào hơn?

Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc học sinh nào giỏi hơn?

Cũng căn cứ quy định trên thì học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc thì học sinh xuất sắc vẫn giỏi hơn. Bởi vì các tiêu chí đánh giá với hai danh hiệu học sinh này khác nhau như sau:

  • Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc. Tiêu chí cụ thể là: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
  • Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt. Những tiêu chí của Hoàn thành tốt là: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

Quy định trích trên được căn cứ theo khoản 2 điều 9 và khoản 1 điều 13 Thông tư 27/2020 dành cho học sinh tiểu học.

Cách xếp loại học sinh giỏi, học sinh xuất sắc

Tiêu chuẩn xếp loại học sinh giỏi

Theo điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 22, học sinh được khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi nếu có kết quả rèn luyện cả năm và kết quả học tập cả năm đều được đánh giá mức Tốt. Cụ thể:

– Kết quả rèn luyện mức Tốt

Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22 quy định, kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh đạt mức Tốt khi học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

Trong đó, kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì đạt mức Tốt nếu đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.

Đạt mức Khá nếu đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.

– Kết quả học tập mức Tốt

Theo khoản 2 Điều 9, học sinh được đánh giá kết quả học tập mức Tốt khi:

– Tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

– Tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên.

– Ít nhất 06 môn học có điểm trung bình học kỳ, trung bình cả năm đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Trong đó:

– Các môn đánh giá bằng nhận xét là: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Kết quả học tập của môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 trong 02 mức: Đạt, Chưa đạt [theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 22].

– Các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số áp dụng cho các môn học còn lại.

Tiêu chuẩn xếp loại học sinh xuất sắc

Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 22, điều kiện để đạt danh hiệu học sinh xuất sắc là:

– Có kết quả rèn luyện và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt;

– Có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.

Cách xếp loại học sinh giỏi, học sinh xuất sắc

Cách xếp loại học lực các cấp

Cách xếp loại học lực cấp 1

Cách xếp loại học lực được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư và quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Giúp các giáo viên có cơ sở thực hiện đánh giá, nghiên cứu và xếp loại học sinh. Trong đó, việc đánh giá học lực là đang đề cập đến năng lực nhận thức và tiếp thu bài giảng của học sinh.

Các học sinh tiểu học cần được tiếp cận với kiến thức nhẹ nhàng hơn. Cũng như mức độ đánh giá trong khả năng hoàn thành chương trình học ở mức tương đối. Do đó mà có một thông tư được ban hành riêng để đánh giá, xếp loại học lực cho học sinh tiểu học.

Theo nội dung quy định:

Theo khoản 2 Điều 9 Quy định ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, việc đánh giá tình hình học tập được tiến hành ở các mốc thời gian khác nhau. Nhằm theo dõi sự tiếp thu, hiệu quả học tập của học sinh. Từ đó có phương pháp điều chỉnh, dạy học hiệu quả.

Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện xếp loại học lực của từng học sinh. Căn cứ trên các tiêu chí xác định trong học tập, nhận thức và vận dụng. Thể hiện với các tiêu chí sau:

  • Căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học
  • Trên hoạt động giáo dục
  • Thông qua từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

► Giáo viên chủ nhiệm thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo 04 mức:

♦ Hoàn thành xuất sắc:

Xuất sắc là mức đánh giá và xếp loại cao nhất. Thể hiện hiệu quả trong nhận thức, tiếp thu và học tập của học sinh trong kỳ. Trong đó đảm bảo hiệu quả ở các điều kiện đánh giá sau:

  • Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt.
  • Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt.
  • Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn đạt điểm 9 trở lên.

Phải đồng thời đảm bảo các điều kiện đánh giá này trong hoạt động xếp loại học lực. Để thấy được sự thông minh, chăm chỉ và hiệu quả học tập cao của người học.

♦ Hoàn thành tốt:

Mức đánh giá tốt cho thấy hiệu quả học tập cao. Trong đó, thể hiện đầy đủ các điều kiện đánh giá năng lực sau đây:

  • Những học sinh chưa đạt mức hoàn thành xuất sắc.
  • Có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt.
  • Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt.
  • Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên.

Các điều kiện khác được đảm bảo trong khi điểm môn học chưa được cao. Hoàn thành chương trình học ở mức tốt cũng là cao hơn kì vọng đối với hiệu quả học tập cơ bản của học sinh.

♦ Hoàn thành:

Mức hoàn thành là mức sàn đặt ra cho học sinh cần vượt qua. Khi đí, học sinh được xem là đủ điều kiện đánh giá về năng lực học tập. Bên cạnh các điều kiện khác đảm bảo, học sinh đủ điều kiện lên lớp để học các kiến thức khác.

Như vậy, mức hoàn thành đảm bảo nền tảng kiến thức để học sinh học cao hơn. Đảm bảo các tiêu chí đánh giá dưới đây:

  • Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt.
  • Nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt hoặc hoàn thành.
  • Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt.
  • Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên.

♦ Chưa hoàn thành:

Những học sinh không thuộc vào các đối tượng nêu phía trên. Chưa hoàn thành không đảm bảo trong hiệu quả học tập. Do đó các học sinh không đủ điều kiện để được lên lớp. Các học sinh chưa hoàn thành cần được học tập với phương pháp, cách thức khác để điều chỉnh, cải thiện hiệu quả tiếp thu kiến thức.

Cách xếp loại học lực các cấp

Cách xếp loại học lực cấp 2 và cấp 3

Học sinh khối THCS và THPT cần được đánh giá và xếp loại học lực khác học sinh tiểu học. Để có thể nhận diện cũng như đánh giá mức học nghiêm khắc hơn.

Theo Điều 5 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT [Quy chế] ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học lực được xếp thành 05 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. Từ đó có nhận định được năng lực, cũng như khả năng, mức độ học tập.

Xếp loại học lực cũng được đánh giá vào cuối các kỳ học và cuối năm học. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm. Xếp loại học tập được chia thành các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém như sau:

♦ Loại Giỏi:

  • ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên. Trong đó, các môn bắt buộc phải đạt các điểm số giỏi theo quy định. Như các lớp thông thường, ĐTB của một trong ba môn Toán, Ngữ căn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên trường THPT phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên. Qua đó để đánh giá hiệu quả học tập các môn học, cũng như môn bắt buộc.
  • Không có môn học nào ĐTB dưới 6,5. Thể hiện mức học đều ở các môn tự nhiên, xã hội. Đảm bảo có được nền tảng kiến thức cơ bản cho các môn khác nhau trong chương trình học.
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt Đ trở lên.

♦ Loại Khá:

  • ĐTB các môn học đạt từ 6,5 trở lên, thấp hơn 8,0. Được đánh giá đảm bảo trong mức học của học sinh tiên tiến. Các điều kiện vẫn được đảm bảo đối với các môn học bắt buộc. Trong đó, ĐTB của một trong ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ đạt từ 6,5 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện về ĐTB môn chuyên từ 6,5 trở lên.
  • Không có môn học nào ĐTB dưới 5,0. Đây là điểm số thể hiện học lực trung bình. Tức là học sinh phải đảm bảo nền tảng cơ bản cho các môn thuộc chương trình học. Không cần học tốt nhưng phải biết ở mức yêu cầu chung.
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

♦ Loại Trung bình:

  • ĐTB các môn học từ 5,0 trở lên, thấp hơn 6,5. Thể hiện học lực của học sinh tiếp thu các kiến thức cơ bản. Cũng như thể hiện mức sàn cần được đảm bảo trong quá trình dạy học. Trong đó, ĐTB của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ đạt từ 5,0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên phải đạt từ 5,0 trở lên.
  • Các học sinh cần được đảm bảo trang bị các kiến thức ở mức cơ bản. Do đó, học sinh trung bình đủ điều kiện học tập, lên lớp theo quy chế.
  • Không có môn học nào ĐTB dưới 3,5. Các môn phải được đảm bảo mức học không quá thấp.
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

♦ Loại Yếu:

ĐTB các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào ĐTB dưới 2,0. Loại yếu cũng nhằm đánh giá học sinh tiếp cận được một phần nhỏ kiến thức. Tuy nhiên các kiến thức không đảm bảo cho quá trình học tập.

♦ Loại Kém:

Không thuộc các loại đã nêu ở trên. Học sinh được đánh giá chất lượng kém trong học tập.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Học sinh xuất sắc và học sinh giỏi cái nào hơn?. Mọi thông tin trong bài viết Học sinh xuất sắc và học sinh giỏi cái nào hơn? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Điểm phẩy bao nhiêu thì được học sinh giỏi?

Loại giỏi: ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên; Không có môn học nào ĐTB dưới 6,5; Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Bao nhiêu món trên 8 thì được học sinh giỏi cấp 2?

- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6.5; - Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ. Theo đó, học sinh lớp 8,9,11,12 chỉ cần đạt 1 trong ba môn Toán, Văn, Anh từ 8.0 trở lên, trường hợp có 1 môn 7.9 vẫn được học sinh giỏi với điều kiện không có môn học nào dưới 6.5 điểm.

Hoàn thành xuất sắc là học sinh gì?

– Căn cứ Điều 13 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, nếu học sinh tiểu học muốn đạt “học sinh giỏi” thì: kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc.

Học sinh gì được nhận giấy khen?

1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi. 2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

Chủ Đề