Hướng dẫn cách kê khai htkk đối với hộ kinh doanh

Kê khai thuế hộ kinh doanh là công việc hộ kinh doanh chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế theo các mẫu tờ khai quy định và tiến hành nộp tờ khai và nộp thuế cho cơ quan thuế. Hãy cùng phần mềm kế toán 1A tìm hiểu các phương pháp kê khai thuế của hộ kinh doanh và các bước khai thuế và nộp thuế của Hộ kinh doanh nhé!

Hướng dẫn cách kê khai htkk đối với hộ kinh doanh

Phân biệt các phương pháp kê khai thuế của hộ kinh doanh

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, có 3 phương pháp kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể, cụ thể:

Phương pháp khoán

Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định: “Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên DOANH THU KHOÁN do cơ quan thuế xác định để tính mức THUẾ KHOÁN theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.”

Hộ khoán khai thuế khoán ổn định 01 lần/năm theo tờ khai mẫu 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài chính do CQT cung cấp. Đối với hộ khoán nếu có sử dụng hóa đơn do Cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh thì doanh thu và mức thuế khoán được xác định từ đầu năm không bao gồm doanh thu và thuế do sử dụng hóa đơn.

Vì vậy, Hộ khoán là hộ kinh doanh:

  • Không cần kê khai định kỳ.
  • Phải đóng thuế khoán hằng năm.
  • Kê khai thuế theo từng lần phát sinh khi có nhu cầu mua hoá đơn.

Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh

Căn cứ khoản 5, điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ DOANH THU THỰC TẾ từng lần phát sinh.

Như vậy, kê khai theo lần phát sinh là hộ kinh doanh:

  • Không cần kê khai định kỳ.
  • Không cần nộp thuế khoán hằng năm.
  • Kê khai khi mua hoá đơn tại chi cục thuế trực thuộc.

Phương pháp kê khai

Tại khoản 3, điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, có quy định: Phương pháp kê khai là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên DOANH THU THỰC TẾ phát sinh THEO KỲ Tháng hoặc Quý.

Như vậy, Hộ kê khai là hộ kinh doanh:

  • Kê khai theo tháng/quý định kỳ.
  • Tổng doanh thu năm trước trên 50 tỷ: Kê khai thuế theo tháng
  • Tổng doanh thu năm trước từ dưới 50 tỷ và HKD mới thành lập: Kê khai thuế theo quý

Hộ kinh doanh cần nộp những loại thuế nào?

Có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh gia đình, cá nhân kinh doanh cần nộp gồm:

  • Lệ phí môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Tuy nhiên theo quy định, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì được miễn lệ phí môn bài và thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Bên cạnh đó, hộ kinh doanh có thể chịu thêm một số loại thuế khác như: thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, …

Các bước khai thuế và nộp thuế của Hộ kê khai

Xác định đối tượng hộ kê khai:

Hộ kinh doanh (HKD) là Hộ kê khai khi thuộc những đối tượng sau:

  • HKD quy mô lớn.
  • HKD chưa đủ tiêu chí quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Trong đó, tiêu chí để xác định quy mô lớn của HKD bao gồm các yếu tố về doanh thu hoặc số lượng lao động sử dụng, cụ thể:

  • Với ngành nghề kinh doanh về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng thì là hộ có số lao động tham gia BHXH/năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm liền kề trước đó từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Với ngành nghề kinh doanh là thương mại, dịch vụ thì là hộ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ trên 10 tỷ đồng.

Hộ kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo THÔNG TƯ 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính từ ngày 01/01/2022. Nếu Hộ ở trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu kinh doanh theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không cần thực hiện chế độ kế toán.

Tính thuế hộ kê khai

a) Căn cứ tính thuế, cách xác định doanh thu của hộ kinh doanh:

Thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được tính dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính thuế trên doanh thu, quy định cụ thể như sau:

  • Doanh thu tính thuế là toàn bộ khoản doanh thu đã bao gồm thuế (đối với trường hợp thuộc diện chịu thuế) phát sinh trong kỳ tính thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, gia công, xây lắp, tiền hoa hồng, bao gồm cả:
    • Những khoản thưởng hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mãi, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền
    • Các khoản trợ giá, phụ trội, phụ thu, phí thu thêm được hưởng theo quy định
    • Các khoản được bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng và những khoản được bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN)
    • Các khoản doanh thu khác được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu bao gồm: tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN được áp dụng chi tiết theo từng ngành nghề lĩnh vực riêng theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Lĩnh vực Tỷ lệ thuế GTGT Tỷ lệ thuế TNCN
Lĩnh vực thương mại, bán hàng hóa 1% 0.5%
Lĩnh vực dịch vụ, xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu 5% 2%
Lĩnh vực sản xuất, dịch vụ có gắn với hàng hóa, vận tải, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1.5%
Lĩnh vực dịch vụ, sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT mức thuế suất 5% theo phương pháp khấu trừ và các lĩnh vực khác không thuộc các nhóm trên 2% 1%

b) Công thức tính thuế hộ kinh doanh cá thể theo phương pháp kê khai

  • Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp trong kỳ = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A mở hộ kinh doanh buôn bán các mặt hàng tạp hóa.

Trong Quý 01/2022, doanh thu của hộ kinh doanh từ hoạt động bán tạp hóa là 30 triệu. Tính số thuế TNCN và thuế GTGT phải nộp của chị A?

Theo trường hợp trên, HKD của chị A có tỷ lệ tính thuế GTGT là 1% và thuế TNCN là 0.5%. Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN là 30 triệu.

Như vậy:

  • Thuế GTGT Quý 1/2022 mà hộ phải nộp là: 30.000.000 x 1% = 300.000 đồng.
  • Thuế TNCN Quý 1/2022 mà hộ phải nộp là: 30.000.000 x 0.5% = 150.000 đồng.

Lập hồ sơ khai thuế của hộ kê khai

Hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai bao gồm:

  • Tờ khai thuế mẫu số 01/CNKD ban hành theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ mẫu số 01-2/BK-HĐKD theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trường hợp hộ kê khai nếu có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải nộp Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-2/BK-HĐKD.

Phần mềm kế toán dành cho hộ kinh doanh có đã có sẵn mẫu 01/CNKD và phụ lục 01-2/BK-HĐKD theo yêu cầu của Thuế. Tờ khai này sẽ được tự động lấy số liệu và người dùng có thể điều chỉnh theo ý muốn nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, phần mềm còn có Phụ lục 43 là phụ lục dành cho các mặt hàng được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 áp dụng từ 01/02/2022 đến 31/12/2023.

Nộp hồ sơ khai thuế

Địa điểm: Hộ kê khai nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp nơi hộ kê khai hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Thời hạn:

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Nộp tiền thuế

  • Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Tức là nộp tờ khai thuế ngày nào thì nộp tiền thuế ngày đó.
  • Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Trên đây là các bước kê khai và nộp thuế của hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai dựa theo Thông tư 40 của BTC. Bên cạnh đó, HKD cần phải thực hiện ghi nhận hóa đơn, chứng từ theo Thông tư 88/2021/TT-BTC. Phần mềm kế toán 1A dành cho Hộ kinh doanh đã cập nhật đầy đủ các báo cáo, biểu mẫu chứng từ, tờ khai theo cả hai thông tư. Bạn có thể liên hệ số 028 3848 9975 để được tư vấn sử dụng phần mềm cho hộ kinh doanh của bạn ngay nhé!

Hướng dẫn cách kê khai htkk đối với hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có cần kê khai thuế không? Thời hạn nộp tờ khai thuế và nộp thuế của hộ kinh doanh là khi nào? Hãy cùng hóa đơn điện tử MISA MeInvoice tìm hiểu nhé!

Hộ kinh doanh (HKD) cá thể là một trong những loại hình kinh tế phổ biến nhất tại Việt Nam. Tới năm 2021, số lượng HKD đạt đến con số 5 triệu, gấp 5 lần số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp vào 30% GDP của Việt Nam

Hướng dẫn cách kê khai htkk đối với hộ kinh doanh

1. Kê khai thuế của Hộ Kinh doanh, cá nhân kinh doanh

1.1 Căn cứ pháp lý về việc kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020
  • Thông tư 40/2021/TT-BTC ban hành ngày 01 tháng 06 năm 2021
  • Thông tư 88/2021/TT-BTC ban hành ngày 11 tháng 10 năm 2021

1.2 Kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế không?

Hộ kinh doanh cá thể có phải khai thuế. Kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể là việc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế theo các mẫu tờ kê khai quy định và tiến hành nộp cho cơ quan thuế.

Nếu quy trình kê khai hợp lệ và được chấp thuận bởi Cơ quan thuế, NNT chủ động nộp đúng số thuế đã kê khai trước đó, theo luật Quản lý thuế.  Lưu ý, thường thời hạn kê khai thuế cũng là thời hạn nộp thuế. Cần kê khai minh bạch, trung thực, chính xác số liệu.

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, có 3 phương pháp kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể, cụ thể:

Căn cứ khoản 3, điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, có quy định:

 Phương pháp kê khai” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý.”

b. Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh

Căn cứ khoản 5, điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, , có quy định:

 Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh.”

c. Phương pháp khoán

Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, có quy định:

 Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế”

Xem thêm: Tổng hợp thông tin chi tiết thuế về khoán hộ kinh doanh

Kết Luận:

Phương pháp kê khai thuế HKD Thời gian kê khai
Phương pháp kê khai
  • Kê khai theo tháng/quý định kỳ
Phương pháp khoán
  • Không cần kê khai định kỳ
  • Phải đóng thuế khoán hằng năm
  • Kê khai thuế theo từng lần phát sinh khi có nhu cầu mua hoá đơn
Nộp theo từng lần phát sinh
  • Không cần kê khai định kỳ
  • Không cần nộp thuế khoán hằng năm
  • Kê khai khi mua hoá đơn tại chi cục thuế trực thuộc

Tính chất HKD Phương pháp kê khai
Tổng doanh thu năm trước trên 50 tỷ Kê khai thuế theo tháng
Tổng doanh thu năm trước từ dưới 50 tỷ Kê khai thuế theo quý
HKD mới thành lập kê khai thuế theo quý

Theo quy định, có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh gia đình cần nộp gồm:

  • Lệ phí môn bài;
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Ngoài ra, có thể kể đến một số loại thuế HKD có thể chịu nghĩa vụ thuế như: thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên…

2. Cách nộp lệ phí môn bài hộ kinh doanh

2.1 Mức thu thuế môn bài hộ kinh doanh

+ Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.

+ Doanh thu từ trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.

+ Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

– HKD (hộ khoán, kê khai, cá nhân cho thuê tài sản) không cần nộp hồ sơ khai thuế môn bài, CQT dựa theo hồ sơ khai thuế, dữ liệu thuế để xác định tổng doanh thu năm 2021, lấy đó làm căn cứ xác định số tiền LPMB cần nộp cho năm 2022, CQT tiến hành thông báo cho người nộp thuế ngoại trừ:

+ Cá nhân cho thuê tài sản doanh thu, LPMB năm 2022 cần nộp là tổng doanh thu từ hợp đồng cho thuê tài sản năm 2022;

+ HKD giải thể, tạm ngừng hoạt động kinh doanh rồi tái kinh doanh, khó xác đinh doanh thu năm 2021, mức LPMB xác định trên mức doanh thu theo cơ sở kinh doanh khác cùng địa bàn, quy mô, ngành nghề, thông báo từ CQT.

2.2 Thời hạn nộp thuế môn bài Hộ kinh doanh

  • Với hộ kinh doanh thông thường thì hạn nộp thuế môn bài vào ngày 30/1/2022, thời hạn CQT gửi thông báo là ngày 20/1/2022;
  • Hộ mới kinh doanh trong 6 tháng đầu năm thì hạn cuối nộp thuế môn bài là 30/07/2022;
  • Hộ mới kinh doanh trong 6 tháng cuối năm thì hạn cuối nộp thuế môn bài là 30/07/2022 hoặc chậm nhất là 20/01/2023; Hạn cuối CQT gửi thông báo nộp thuế môn bài cho HKD này là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng bắt đầu hoạt động Kinh doanh.

3. Hướng dẫn khai nộp thuế đối với hộ khoán mới nhất 2022

3.1 Khai thuế khoán của Hộ kinh doanh

– Hộ khoán khai thuế khoán 01 lần/năm theo tờ khai mẫu 01/CNKD (Thông tư số 40/2021/TT-BTC), cụ thể:

  • Ngành nghề kinh doanh khai theo danh mục ngành nghề cấp 4 tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
  • Hộ khoán muốn sử dụng hoá đơn trong giao dịch với khách hàng cần đề nghị CQT cấp theo từng lần phát sinh; Phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp hoá đơn theo từng lần phát sinh.
  • Hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, cửa khẩu, trong khu vực kinh tế cửa khẩu thuộc lãnh thổ Việt Nam phải lưu trữ hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá hợp pháp và xuất trình khi cơ quan thẩm quyền yêu cầu.
  • Hộ khoán sử dụng hóa đơn do CQT cấp theo từng lần phát sinh thì doanh thu cũng như mức thuế khoán được xác định từ đầu năm không gồm doanh thu và thuế do sử dụng hóa đơn.

Hướng dẫn cách kê khai htkk đối với hộ kinh doanh

3.2 Nộp hồ sơ khai thuế khoán hộ kinh doanh

– Hộ khoán thường nộp Tờ khai thuế ổn định đầu năm theo Mẫu 01/CNKD đến Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế trực thuộc UBND xã, phường, thị trấn hạn cuối là ngày 15/12/2021.

– Hộ khoán mới kinh doanh, tái kinh doanh sau tạm ngừng kinh doanh, Hộ kê khai chuyển sang hộ khoán hoặc ngược lại, thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm, cần nộp tờ khai thuế mẫu 01/CNKD đến cơ quan trực thuộc hạn cuối vào ngày thứ 10 từ ngày bắt đầu kinh doanh/thay đổi phương pháp tính thuế/thay đổi ngành nghề/quy mô KD…

– Hồ sơ khai thuế của hộ khoán cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh gồm:

+ 01 Tờ khai thuế của HKD mẫu số 01/CNKD (Thông tư 40/2021/TT-BTC);

+ 01 Bản sao hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;

+ 01 Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

+ 01 Bản sao tài liệu minh chứng nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ:

  • Bảng kê thu mua hàng nông sản trong nước;
  • Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi khu vực biên giới nếu là hàng nhập khẩu;
  • Hóa đơn người bán với hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh nội địa;
  • Tài liệu liên quan xác định là hàng hoá tự sản xuất, kinh doanh;

3.3  Hộ kinh doanh nộp thuế khoán như thế nào?

– Hộ khoán có thể nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước hoặc thông qua tổ chức uỷ nhiệm thu khi có thông báo nộp tiền từ CQT.

– Thông báo nộp tiền của CQT thường được gửi chậm nhất vào ngày 20/01/2022 với hộ khoán ổn định từ đầu năm, hoặc vào ngày 20 hàng tháng cho những hộ kinh doanh mới thành lập/hộ có biến động trong năm, cụ thể:

  • Hộ ổn định sẽ nhận thông báo nộp tiền kèm Bảng công khai danh sách hộ khoán trong địa bàn/ngành nghề của Cơ quan thuế;
  • Nếu CQT đã công khai danh sách hộ khoán trên Cổng thông tin điện tử thì không cần gửi đến hộ khoán nữa, Hộ sẽ tự tra cứu, đối chiếu, phản hồi với dữ liệu trên mạng.

3.4 Thời hạn nộp thuế của hộ khoán là bao giờ?

Thời hạn nộp thuế của hộ khoán thường vào ngày cuối cùng của tháng, tuy nhiên:

  • Hộ khoán mới kinh doanh/có biến động trong năm thì hạn cuối vào ngày cuối cùng thuộc tháng tiếp đó.
  • Hộ khoán yêu cầu cấp hoá đơn của CQT theo từng lần phát sinh thì hạn nộp thuế khớp với hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn.

– Sau khi tiến hành nộp thuế vào NSNN, hộ khoán nhận được giấy nộp tiền được xác nhận của ngân hàng thương mại/kho bạc nhà nước như bằng chứng về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của hộ khoán. Nếu hộ khoán nộp thuế qua tổ chức uỷ nhiệm thì sẽ nhận được giấy tờ thu thuế từ tổ chức đó.

Hộ khoán nộp thuế qua đâu?

Hộ khoán nộp thuế qua mạng trên ứng dụng eTax Mobile, thuế điện tử được nộp khi liên kết tài khoản với ứng dụng thanh toán của ngân hàng người nộp thuế có tài khoản.

3.4 Công khai thông tin hộ khoán

– CQT tiến hành công khai thông tin hộ khoán lần đầu từ ngày 20/12/2021 đến ngày 31/12/2021; lần 02 có thời hạn từ  30/01/2022 đến hết năm. Thông tin công khai hộ khoán bao gồm:

  • Danh sách hộ khoán không cần nộp thuế;
  • Danh sách hộ khoán cần nộp thuế.

Công khai thông tin hộ khoán ở đâu?

+ Tài liệu công khai được niêm yết tại bộ phận một cửa của CCT/CCTKV; UBND quận, huyện; tại cửa, cổng hoặc địa điểm thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, địa điểm thích hợp của trụ sở UBND xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ.

+ Tài liệu công khai được gửi đến Hội đồng nhân dân hoặc Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn.

+ Công khai thông tin hộ khoán theo từng địa bàn trên Trang Thông tin điện tử của ngành thuế.

+ Hộ khoán tra cứu thông tin công khai trên ứng dụng eTax Mobile/ địa chỉ website http://gdt.gov.vn.

3.5 Xử lý ý kiến phản hồi của hộ khoán

Hộ khoán có ý kiến phản hồi hoặc vướng mắc có thể liên hệ với cơ quan thuế để theo các cách sau:

– Liên hệ trực tiếp với Đội thuế LXP;

– Liên hệ trực tiếp với Bộ phận “Một cửa” của CCT;

– Liên hệ bằng SĐT của Bộ phận hỗ trợ NNT của CCT được công khai tại Bộ phận “Một cửa” của CCT;

– Gửi văn bản đến CQT các cấp;

– Gửi ý kiến theo hòm thư điện tử của CCT được niêm yết công khai tại Bộ phận “Một cửa” của CCT;

– CQT cần phản hồi vướng mắc của NNT trong vòng 02 ngày làm việc từ khi nhận được ý kiến phản hồi.

3.6 Lưu ý về Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh 

– Hộ khoán nếu ngừng/tạm ngừng kinh doanh cần tiến hành thông báo đến CQT trong vòng tối đa 01 ngày làm việc trước khi ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh

– Trường hợp hộ khoán ngừng/ tạm ngừng kinh doanh do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không cần gửi thông báo đến CQT;

– CQT dựa theo thời gian HKD ngừng hoặc tạm dừng KD theo thông báo từ NNT hoặc từ Cơ quan nhà nước yêu cầu để xác định số thuế khoán cần nộp theo quy định.

4. Hướng dẫn khai nộp thuế đối với hộ kê khai mới nhất 2022

4.1 Khai thuế với hộ kê khai

– HKD kê khai thuế bao gồm những đối tượng sau:

  • HKD quy mô lớn;
  • HKD chưa đủ tiêu chí quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Tiêu chí để xác định quy mô lớn của HKD bao gồm các yếu tố về doanh thu hoặc lao động sử dụng, cụ thể:

  • Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia BHXH/năm từ trên 10 người hoặc tổng doanh thu của năm liền kề trước đó từ trên 3 tỷ đồng;
  • Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ trên 10 tỷ đồng.

– Hộ kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo thông tư 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính từ ngày 01/01/2022. Nếu Hộ ở trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu kinh doanh theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không cần thực hiện chế độ kế toán.

– Hộ kê khai thực hiện khai thuế theo tháng/quý theo quy định.

4.2 Hồ sơ khai thuế của hộ kê khai

Hồ sơ khai thuế đối với hộ kê khai bao gồm:

  • Tờ khai thuế mẫu số 01/CNKD Thông tư 40/2021/TT-BTC;
  • Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ mẫu số 01-2/BK-HĐKD theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;

Hướng dẫn cách kê khai htkk đối với hộ kinh doanh

  • Trường hợp hộ kê khai nếu có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải nộp Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-2/BK-HĐKD.

4.3 Hộ kê khai nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?

Hộ kê khai nộp hồ sơ khai thuế tại CCT quản lý trực tiếp của hộ kê khai khi hoạt động kinh doanh, sản xuất.

4.4 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kê khai là?

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kê khai theo tháng hạn cuối là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kê khai theo quý với hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp thuế của hộ kê khai là?

  • Hộ kê khai cần nộp thuế chậm nhất là ngày cuối của hạn nộp hồ sơ khai thuế. Nếu cần khai bổ sung thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế kỳ tính thuế có sai sót.

4.5 Một số lưu ý

Với Hộ kê khai tạm ngừng kinh doanh

  • Nếu hộ kê khai tạm ngừng kinh doanh, cần thông báo cho CQT trực thuộc với hạn cuối là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh, HKD không cần nộp hồ sơ khai thuế, trừ khi hộ kê khai tạm ngừng kinh doanh không tròn tháng/quý nếu khai thuế theo tháng/quý.

Với Hộ kê khai đã chuyển đổi từ hộ khoán trong năm

  • Hộ khoán đã chuyển đổi sang hộ kê khai, thì trước đó hộ khoán cần khai điều chỉnh, bổ sung theo tờ khai thuế khoán 01/CNKD. CQT theo đó điều chỉnh giảm thuế khoán cho thời gian chuyển đổi. Thời gian hộ khoán nộp tờ khai điều chỉnh hạn cuối là ngày thứ 10 từ ngày bắt đầu chuyển đổi phương pháp tính thuế.

5. Hướng dẫn sử dụng hóa đơn đối với Hộ kinh doanh cá thể 

– HKD sử dụng hoá đơn, trừ trường hợp sử dụng hoá đơn theo từng lần phát sinh, cần thực hiện chế độ kế toán và hoàn thiện nghĩa vụ nộp thuế theo phương pháp kê khai từ ngày 01/01/2022. HKD sử dụng hoá đơn điện tử cần liên hệ với CQT trực thuộc để được hướng dẫn theo lộ trình;

– Hộ khoán, hộ nộp thuế theo từng lần phát sinh có nhu cầu sử dụng hoá đơn cho khách hàng cần đề nghị CQT cấp theo từng lần phát sinh, tuỳ theo lộ tình của CQT, hoá đơn sẽ ở dạng hoá đơn giấy hoặc hoá đơn điện tử;

– HKD để sử dụng hoá đơn điện tử (trừ hộ khoán, hộ từng lần phát sinh), cần có email, chữ ký số (thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực) và máy tính có kết nối internet/thiết bị di động có cài đặt ứng dụng hoá đơn điện tử.

Xem thêm: MISA được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa – Không cần USB Token

– HĐĐT của HKD được thực hiện thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử (do Tổng Cục thuế xác nhận, công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử); hoặc trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của TCT (với HKD khai thuế theo từng lần phát sinh/HKD tại địa bàn thuộc diện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn của Chính phủ có thể được miễn phí dịch vụ hoá đơn trong 12 tháng);

– HKD thuộc diện khó khăn/đặc biệt khó khăn chưa đáp ứng điều kiện để chuyển sang sử dụng HĐĐT thì kể từ 01/07/2022 có thể được tiếp tục sử dụng hoá đơn giấy tối đa là 12 tháng. Thời gian tối đa 12 tháng được tính 1 lần: kể từ ngày 01/07/2022 (đối với HKD đang hoạt động trước 01/07/2022); kể từ thời điểm mới thành lập (đối với HKD mới thành lập sau ngày 01/07/2022).

– HKD có nhu cầu sử dụng hoá đơn nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện để chuyển sang sử dụng HĐĐT theo quy định, có thể tiếp tục sử dụng hoá đơn giấy cho đến hết ngày 30/06/2022, cần gửi Tờ khai dữ liệu hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra Mẫu số 03/DL-HĐĐT theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP kể từ kỳ khai thuế tháng 01/quý I năm 2022 đến hết kỳ khai thuế tháng 6/quý II năm 2022.

Phần mềm Hoá đơn điện tử đáp ứng đầy đủ thông tư, nghị định mới nhất 2022

Hiện nay, MISA meInvoice là phần mềm hoá đơn điện tử được tin dùng hàng đầu Việt Nam, với +150.000 Khách hàng đang sử dụng, đáp ứng mọi thông tư, nghị định hiện hành.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của MISA meInvoice! Doanh nghiệp quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:

Hướng dẫn cách kê khai htkk đối với hộ kinh doanh

Xem thêm các bài viết liên quan

>> Phần mềm HTKK – Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng