Hướng dẫn hồ sơ chế độ con ốm

Hồ sơ 630a là hồ sơ kê khai chế độ ốm đau cho người lao động tại doanh nghiệp. Chế độ ốm đau bao gồm: Bản thân ốm thông thường; Bản thân ốm dài ngày; Con ốm. Vậy khi phát sinh chế độ, doanh nghiệp cần kê khai hồ sơ theo mẫu 630a.

Hướng dẫn Kê khai hồ sơ hưởng chế độ ốm đau trên phần mềm BHXH IBH 630a

1.1. Thao tác kê khai chế độ ốm đau trên iBH

Bước 1: Trên thanh menu chọn mục “Quản lý hồ sơ”, tiếp đó chọn nghiệp vụ “Chi chế độ” và chọn hồ sơ 630a.

Bước 2: Nhấn nút “Tạo mới” để bắt đầu kê khai hồ sơ.

Bước 3: Nhấn nút “Thêm” để thêm người lao động vào mẫu 01b-HSB

Bước 4: Nhấn chọn vào lao động cần kê khai; Chọn “Thêm mới” hoặc “điều chỉnh”; sau đó chọn “Trường hợp kê khai”.

Bước 5: Sau khi thêm NLĐ vào mẫu 01b- HSB; Nhấp vào nút “chỉnh sửa” để chỉnh sửa, kê khai thông tin chế độ NLĐ. Phần mềm sẽ hiển thị 1 tab mới để kê khai.

Bước 6: Kê khai tất cả các thông tin phù hợp với chế độ bạn đã chọn. Sau đó, khi kê khai xong nhấn nút “cập nhật” để lưu thông tin đã kê khai.

Lưu ý: đối với các trường có dấu * cần khai báo đầy đủ các nội dung và không được bỏ qua. Bên cạnh đó, tùy từng chế độ kê khai sẽ yêu cầu các trường thông tin khác nhau.

Bước 7: Lựa chọn thông tin tài khoản của Doanh nghiệp

Tại dòng Danh mục tài liệu, chọn mục “Thông tin chung”; sau đó chọn mục “Tài khoản ngân hàng”, Tại ô: Gửi kèm hồ sơ giấy, chọn tích vào ô vuông. Sau đó, nhấn “lưu” để hoàn thiện việc kê khai hồ sơ

Lưu ý: Chọn tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến việc nhận chế độ của người lao động qua tài khoản cá nhân

Bước 8: Ký và nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH

1.2. Hướng dẫn kê khai cho từng trường hợp

Trường hợp 01: Bản thân ốm thường

Lưu ý: Chế độ ốm thường sẽ không được tính ngày nghỉ lễ tết và nghỉ hằng tuấn, do đó, nếu người lao động nghỉ trùng thì phải trừ những ngày đó ra.

- Ngày nghỉ hằng tuần: đây là trường bắt buộc phải kê khai. Bởi theo quy định Luật BHXH 2014 thì ốm đau thông thường sẽ không tính ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ tết.

- Từ ngày – đến ngày: kê khai đúng ngày mà người lao động nghỉ ốm

- Tổng số ngày: tổng ngày nghỉ ốm đã trừ ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ lễ tết.

- Ngày đơn vị đề nghị hưởng: thông thường sẽ để = với ô từ ngày

- Thông tin tài khoản: Điền thông tin tài khoản của người lao động nếu nhận qua tài khoản của người lao động, nếu không nhận qua tài khoản người lao động thì chọn Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả. Khi đó BHXH trả về số tài khoản của Doanh nghiệp.

Khoản 2 Điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Điều 27 Luật BHXH năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Khoản 1 Điều 100 Luật BHXH năm 2014, khoản 1 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp con dưới 7 tuổi ốm gồm:

  • Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện, trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
  • Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH [bản chính]. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Trường hợp của Bạn đọc, nếu có con dưới 7 tuổi bị ốm và phải chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị, Bạn chuẩn bị những hồ sơ theo quy định nêu trên nộp cho đơn vị sử dụng lao động để đề nghị cơ quan BHXH xem xét, giải quyết chế độ đối với Bạn.

Chủ Đề