Hướng dẫn lập trình web bằng php năm 2024

Chuyên mục này chia sẻ các bài học về lập trình PHP cơ bản, lập trình PHP nâng cao, sử dụng các Framework PHP các thư viện PHP phổ biến.

PHP bản chất là một ngôn ngữ kịch bản [script] thường dùng để phát triển các ứng dụng Web, tuy vậy nó vẫn được sử dụng như một ngôn ngữ lập trình hoàn chỉnh. Đầu tiên PHP được tạo ra bởi Rasmus Lerdorf năm 1994, giờ nó được phát triển bởi PHP Group [gồm nhiều cá nhân và tổ chức - xem tại: credits php]. PHP với nghĩa ban đầu là Personal Home Page [Trang chủ cá nhân], nhưng giờ nó mang nghĩa là Hypertext Preprocessor [Bộ tiền xử lý cho siêu văn bản].

Code [mã nguồn] PHP có thể được nhúng vào trang HTML hoặc sử dụng với vài hệ thống template web, Web Server kết hợp kết quả từ code PHP để phát sinh ra trang web. Thành phần biên dịch mã PHP được cung cấp bởi Zend Engine, nó là phần mềm miễn phí.

Phiên bản PHP hiện tại là 8.x với nhiều cải tiến so với các phiên phổ biến khác là 5.3, 5.7, 7.x ...

PHP là ngôn ngữ để phát triển được các ứng dụng Web chạy khá nhanh, nếu tối ưu code và các thành phần Server một cách phù hợp.

Tự học lập trình website với PHP

Tại đây cung cấp các bài viết tham khảo để tự học lập trình với PHP, hãy bắt đầu với Chạy Script PHP đầu tiên

PHP là một ngôn ngữ tương đối dễ học, cú pháp đơn giản và dễ hiểu, giúp nhiều nhà phát triển có thể truy cập được. Chính vì điều này mà nhiều doanh nghiệp đã lập trình web bán hàng bằng PHP. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ cách thực hiện thì xem thêm thông tin mà FUNiX chia sẻ dưới đây nhé!

Lập trình web bán hàng bằng PHP [Nguồn ảnh: Internet]

1. Hướng dẫn cách lập trình trang web bán hàng bằng PHP

Cách lập trình trang web bán hàng bằng PHP sẽ được FUNiX hướng dẫn chi tiết dưới đây:

1.1 Tạo database và cấu trúc folder

Lập trình web bán hàng bằng PHP gồm 3 bảng sau:

Bảng web6_use [Bảng này sử dụng để lưu trữ thông tin đăng nhập]

Ở bảng này bạn cần tạo ra 4 trường lần lượt là:

  • id_web6_use [Trường khoá chính]: Để kiểu int, thuộc tính tự tăng AUTO_INC…
  • web6_username[Trường lưu tài khoản]: Để kiểu varchar hoặc kiểu text. Vì tên tài khoản không có dấu.
  • Pass [Trường lưu mật khẩu]: Bạn có thể để kiểu varchar hoặc kiểu text.
  • Name [Trường lưu tên]

Bảng category [Lưu trữ danh mục bài viết]

Khi Lập trình web bán hàng bằng PHP, bạn cần tạo 4 trường lần lượt là:

  • id_cat [Trường số thứ tự]: có kiểu int, thuộc tính tự tăng.
  • name_cat [Trường tên danh mục]: lưu tên của danh mục, có kiểu text.
  • slug_cat [Trường khoảng cách]: lưu lại tên không dấu, không khoảng cách của danh mục để làm đường dẫn thân thiện sau này.
  • status [ Trường đánh dấu trạng thái của danh mục]: dùng kiểu tinyint.

Bảng post [Lưu các thông tin về một bài đăng]

Bảng post khi Lập trình web bán hàng bằng PHP gồm có các trường sau:

  • id_post: có kiểu int, thuộc tính tự tăng.
  • id_cat: id của danh mục.
  • id_web6_user: id của web6_user tạo bài post.
  • title: tiêu đề của bài.
  • postdescription: mô tả của bài.
  • postcontent: nội dung của bài.
  • status: trạng thái của bài.
  • postdate: ngày đăng bài post.

Chủ Đề