Hướng dẫn tổ chức khai giảng năm học 2022 2022

Công khai các khoản thu, chi đầu năm học

Ngày 29/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] ban hành Công văn số 4185/BGDĐT-VP về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023. Theo đó, để chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023, Bộ GDĐT đề nghị Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh, thành phố triển khai một số hoạt động đầu năm học.  

Cụ thể, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19 /8 /2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023 của ngành Giáo dục với chủ đề năm học là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chủ động rà soát, bố trí, sắp xếp trường, lớp, giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và biên chế được giao theo quy định.

Rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; sửa chữa, nâng cấp trường, lớp học; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc quy định về thời gian học sinh tựu trường và tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2022-2023 thống nhất trên cả nước vào sáng ngày 05 /9/2022. Tổ chức khai giảng theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng - Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.

Sở GDĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục ổn định và duy trì nền nếp học tập ngay sau Lễ Khai giảng; ban hành kế hoạch giáo dục của nhà trường trong cả năm học bảo đảm nội dung chương trình giáo dục theo quy định; việc tổ chức các hoạt động đầu năm học cần phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương; chú trọng xây dựng văn hóa học đường ngay từ những ngày đầu năm học; phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để tạo sự đồng thuận, chia sẻ, hỗ trợ ngành Giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra.

Bên cạnh đó, Sở GDĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học, trong đó lưu ý các giải pháp chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác.

Hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi đầu năm học; chú trọng các nội dung thanh tra, kiểm tra việc lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, hoạt động dạy thêm, học thêm, quản lý và sử dụng sách tham khảo theo quy định của Bộ GDĐT, công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các địa phương, cơ sở giáo dục.

Các địa phương tích cực chuẩn bị cho năm học mới

Năm học 2022-2023, Hà Nội có hơn 1,6 triệu học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội chính thức bước vào năm học 2022-2023. Thời điểm này, các nhà trường đã cơ bản hoàn tất các điều kiện đón năm học mới. Trong đó, việc bảo đảm đủ sách giáo khoa cho học sinh trước ngày khai giảng là mục tiêu, cũng là giải pháp của các nhà trường, nhằm tổ chức dạy - học chất lượng ngay từ những ngày đầu tiên của năm học.

Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu, các trường học rà soát, kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất, hệ thống điện, cây xanh, hệ thống cấp, thoát nước…, kịp thời ngăn chặn nguy cơ gây tai nạn thương tích cho học sinh. Trường có tổ chức đưa đón học sinh bằng xe ô tô phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe bảo đảm chất lượng yêu cầu kỹ thuật, lái xe có ý thức và có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông…

Sinh hoạt lớp 1 đầu năm học trường Tiểu học Phạm Văn Chính [TpThủ Đức]- Ảnh: Thu Hoài

Năm học 2022-2023, Quảng Ninh có trên 340.000 học sinh các cấp học. Các địa phương trong tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón học sinh đến trường học đúng dịp khai giảng. Để học sinh đến trường an toàn, Sở GDĐT yêu cầu các địa phương đẩy mạnh phổ biến, quán triệt, truyền thông mạnh mẽ, thường xuyên tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên và phụ huynh học sinh về các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, ngành, địa phương và các cơ quan cấp trên. Các nhà trường thực hiện nghiêm việc theo dõi sức khỏe, kiểm tra thân nhiệt học sinh trước khi đến trường, đảm bảo an toàn môi trường học đường, không để các trường hợp có các biểu hiện như sốt, ho hoặc có các yếu tố dịch tễ khác liên quan đến một số loại dịch bệnh đang diễn ra hiện nay.

Năm học này, tỉnh Điện Biên có trên 207.000 học sinh. Là một địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc với địa hình phức tạp, đông đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Theo Sở GDĐT Điện Biên, ngành đã tham mưu lãnh đạo tỉnh cân đối ngân sách và huy động xã hội hóa để xây mới gần 100 phòng học, 26 phòng làm việc, 26 phòng ở nội trú, các công trình nhà công vụ, bếp ăn, nước sạch, sân chơi… với tổng kinh phí 75 tỷ đồng. Tổng số phòng học phục vụ năm học mới là gần 7.500 phòng [trong đó tỷ lệ kiên cố là trên 72%], gần 1.300 phòng học bộ môn [tỷ lệ kiên cố là 80%].Có thể nói, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu phục vụ dạy và học.

Tại Bắc Giang, tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp của tỉnh đã đạt 93,8%, tăng 2,56% so với cùng kỳ năm học trước. Tại Yên Bái, hàng trăm phòng học cũng đã được sửa chữa, xây mới để có thể sử dụng cho năm học mới.

Ngày 22/8, các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông tại Tp Hồ Chí Minh đã tổ chức chào đón học sinh tựu trường, chuẩn bị cho năm học mới 2022-2023. Nhiều hoạt động đặc biệt để đón học sinh đầu cấp đã diễn ra. Học sinh có hơn một tuần làm quen trường, lớp trước khi chính thức bắt đầu học chương trình năm học mới từ ngày 5/9. Năm nay thành phố có gần 700.000 học sinh tiểu học, hơn 400.000 học sinh THCS và 245.111 học sinh THPT. Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, từ tháng 9, TPHCM đưa vào sử dụng 575 phòng học mới. Trong đó, cấp mầm non là 210 phòng, tiểu học: 218 phòng và THCS: 147 phòng.

Tại Gia Lai, ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai, cho biết: "Công tác tuyên truyền vẫn là quan trọng nhất. Chúng tôi đến tận các gia đình kêu gọi học sinh đi tiêm, điện thoại cho phụ huynh chở các cháu đến điểm tiêm. Ngành y tế chúng tôi lúc nào cũng mở điểm tiêm tại các trạm y tế, sẵn sàng mở điểm tiêm lưu động tới tận thôn, làng. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là phụ huynh cho con em mình đi tiêm để đảm bảo miễn dịch cho cá nhân và cộng đồng".

Năm học 2022-2023, toàn tỉnh Kon Tum có trên 166.000 trẻ em, học sinh các cấp học, xếp thành 5.797 lớp học [39.372 trẻ mầm non, 65.913 học sinh tiểu học, 44.419 học sinh THCS và 16.376 học sinh THPT]. Chuẩn bị cho năm mới, Sở GDĐT và các địa phương của tỉnh đã chủ động triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, huy động hiệu quả học sinh ra lớp, chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật đáp ứng cơ bản yêu cầu tổ chức dạy học phù hợp tình hình thực tế; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được bổ sung, cải thiện; ngân sách cho GDĐT đã được ưu tiên phân bổ phù hợp; chủ động tuyển dụng và có phương án bố trí giảng dạy đối với các bộ môn thiếu giáo viên…

Hướng dẫn các nội quy cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Thăng Long, Hà Nội 

Các em học sinh Trường Tiểu học Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội hân hoan chào đón năm học mới

Tại Hà Nội, đường phố đông đúc từ 6h30, khi hơn 2,2 triệu học sinh đến trường khai giảng.

Lễ Khai giảng tại các trường được tổ chức gọn nhẹ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi với hoạt động đón học sinh đầu cấp; tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống và hoạt động của nhà trường; phổ biến nội quy, quy định…

Em Nguyễn Thanh Hà, học sinh lớp 4A2 Trường Tiểu học Đông Ngạc cho biết: Em dậy từ lúc 5 giờ 30 để kịp đến trường vào lúc 6 giờ 30, kịp thời gian quy định của Nhà trường. "Em rất vui khi được đến trường dự Lễ Khai giảng”, em Hà cho biết.

Được biết, trong năm học mới , TP. Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học trên địa bàn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Tính đến hết tháng 6/2022, toàn Thành phố có 2.835 trường, gần 70.200 lớp, hơn 2,2 triệu học sinh; trên 138.000 giáo viên; trên 72.700 phòng học. Hà Nội còn có 120 trường đại học, cao đẳng thuộc các bộ, ngành với gần 1 triệu sinh viên, học viên. Ngoài ra, Thành phố cũng có 298 đơn vị đang có hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 192.590 học viên.

Cấp tiểu học tiếp tục triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, 2; Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 3, 4, 5 định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Các cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] về tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Sáng 5/9, hơn 1,6 triệu học sinh TP. Hồ Chí Minh hân hoan dự lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023 cùng học sinh cả nước. Từ 6 giờ 30, nhiều phụ huynh đã đưa con đến trường dự Lễ Khai giảng.

Lễ Khai giảng năm nay tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra trong tiết trời dịu mát. Sau thời gian dài học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19, Lễ Khai giảng năm học trước cũng tổ chức trực tuyến. Năm nay, Lễ Khai giảng được tổ chức trực tiếp mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt cho học sinh, phụ huynh và giáo viên.

Học sinh tại Điểm trường Sa Ná - Trường Tiểu học Na Mèo, huyện Quan Sơn [Thanh Hóa] háo hức trong ngày khai giảng năm học mới

Tại Thanh Hóa, cả tỉnh có hơn 914.000 học sinh các cấp bước vào ngày Khai giảng năm học mới 2022 - 2023.

Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Lễ Khai giảng năm nay các nhà trường sẽ tổ chức theo hình thức tập trung tại sân trường và thực hiện các biện pháp phòng, chống, dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Tại điểm trường Sa Ná - Trường Tiểu học Na Mèo [huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa] từ sáng sớm, hơn 70 học sinh đã háo hức chuẩn bị đến đón Lễ Khai giảng năm học mới 2022 - 2023. Điểm trường Sa Ná được Nhà nước đầu tư xây dựng rất khang trang sau trận lũ lịch sử năm 2019.

Tại Quảng Ninh, toàn tỉnh có trên 340.000 học sinh học tập tại 645 trường học, cơ sở giáo dục bước vào khai giảng năm học mới

Tại Quảng Ninh, toàn tỉnh có trên 340.000 học sinh học tập tại 645 trường học, cơ sở giáo dục bước vào khai giảng năm học mới.

Tại Trường PTDT Nội trú tỉnh Quảng Ninh, năm học 2022 - 2023 có 342 học sinh, trong đó có 105 học sinh lớp 10. Đây là một trong những trường Dân tộc nội trú có chất lượng tốt trong công tác giáo dục, là nơi tạo nguồn đào tạo cán bộ cho vùng DTTS của tỉnh Quảng Ninh.

Tại các địa phương: Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ… Lễ Khai giảng năm học 2022 - 2023 cũng được tổ chức khá chu đáo. Ngay tại Lễ Khai giảng, các trang phục truyền thống trở thành đồng phục cho giáo viên, học sinh của trường.

Để các em học sinh được bảo đảm an toàn trước năm học mới, các ngành chức năng của tỉnh đã tích cực phối hợp đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh. Tính đến hết tháng 8/2022, độ bao phủ mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đã đạt 100%; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 99,88%; mũi 3 đạt 85,90%. Đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, độ bao phủ mũi 1 đạt 97,06% [chỉ còn khoảng 5.000 trẻ chưa đủ điều kiện tiêm mũi 1, đang được thống kê quản lý để tiêm vét ngay khi đủ điều kiện]; tỷ lệ tiêm mũi 2 đạt 71,16%.

Đặc biệt, năm học 2022 - 2023 là năm học thứ 2 liên tiếp tỉnh Quảng Ninh thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh. Năm học này sẽ có khoảng 225.374 học sinh được thụ hưởng chính sách với kinh phí dự kiến khoảng 458 tỷ đồng.


Tại Điện Biên, hòa trong không khí tưng bừng Ngày hội Toàn dân đưa trẻ đến trường, cùng với thầy trò cả nước, hơn 200.000 học sinh các cấp học từ mầm non đến THPT tỉnh Điện Biên nô nức khai giảng năm học mới 2022 - 2023.

Năm học 2022 - 2023 toàn tỉnh Điện Biên có 481 trường, 7.436 lớp với trên 207.600 học sinh. So với năm học trước giảm 1 trường [ở cấp mầm non]; tăng 60 lớp, tăng 2.974 học sinh.

Tại huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, do ảnh hưởng của mưa lũ ngày 4/9, nước suối Nậm Pồ dâng cao đã cuốn trôi cây cầu tạm tại công trình ngầm tràn Nà Khoa trên tuyến đường từ trung tâm huyện đi các xã Nà Khoa, Na Cô Sa và Nậm Nhừ.

Ngay khi nhận được thông tin, UBND huyện Nậm Pồ đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương làm cầu tạm để kịp phục vụ Lễ Khai giảng năm học mới vào sáng 5/9. Ông Lê Khánh Hòa - Bí thư Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho biết: Sáng nay các điểm trường tại Nà Khoa, Na Cô Sa, Nậm Nhừ và nhiều địa phương khác trong huyện đều diễn ra Lễ Khai giảng an toàn, vui tươi, phấn khởi.

Tại Bắc Kạn, khoảng 78.000 học sinh các cấp học, bậc học trên địa bàn toàn tỉnh chính thức bước vào năm học mới 2022 - 2023 với khí thế hân hoan, tràn đầy hy vọng. Theo đó, toàn tỉnh có tổng số có 289 trường mầm non, phổ thông và 9 trung tâm, trong đó có: 109 trường mầm non, 68 trường tiểu học, 46 trường TH&THCS, 51 trường THCS, 4 trường THCS&THPT, 10 trường THPT, 7 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật. Giảm 7 trường so với năm học 2021 - 2022 [mầm non giảm 2 trường, tiểu học giảm 5 trường, TH&THCS tăng 5 trường, THCS giảm 5 trường]. Năm học 2022 - 2023 giảm 19 điểm trường [mầm non giảm 5, tiểu học giảm 14]. 450 điểm trường lẻ [mầm non 253 điểm; tiểu học, TH&THCS 197 điểm].

Học sinh Trường DTNT tỉnh Gia Lai nhận quà từ lãnh đạo tỉnh Gia Lai

Tại Gia Lai, cả tỉnh có 762 cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh Gia Lai đã đồng loạt tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2022 - 2023. Buổi lễ chính thức bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 phút. Chương trình bảo đảm ngắn gọn và trang nghiêm với các nghi thức: đón học sinh đầu cấp; chào cờ, hát Quốc ca; diễn văn khai giảng năm học 2022 - 2023 và đánh trống khai trường; đọc thư của Chủ tịch nước và thư của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh gửi các thầy giáo, cô giáo, người lao động ngành Giáo dục cùng các em học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học mới; trao học bổng và khen thưởng cho học sinh, giáo viên.

Tại Trường PTDT Nội trú tỉnh Gia Lai, trường đón 400 học sinh DTTS là đồng bào Gia Rai, Ba Na, Tày, Nùng, Mường, Dao… đến từ nhiều địa phương khác nhau. Vì vậy, Trường đã thông báo cho học sinh tựu trường sớm hơn 1 ngày so với kế hoạch chung của tỉnh. Đối với học sinh lớp 10 còn nhiều bỡ ngỡ trong môi trường mới, các giáo viên chủ nhiệm đã hướng dẫn các em làm thủ tục nhập học; nhận phòng ở nội trú và các đồ dùng cá nhân để các em làm quen với môi trường mới.

Ông Hồ Văn Điềm - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai đánh trống khai giảng năm học mới

“Nhờ tích cực chuẩn bị sớm cho năm học mới trước 1 tuần khi khai giảng nên toàn trường đã có nhiều thời gian để tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới bảo đảm vui tươi, an toàn. Các em khi đến học tại Trường phải nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và tham gia các phong trào của trường, lớp. Đặc biệt, phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình và tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác”, Hiệu trưởng Võ Thành Nguyên phát biểu tại buổi lễ.

Còn tại điểm Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc ở xã biên giới xã Ia O, huyện Ia Grai cũng nô nức đón năm học mới. Năm học 2022 - 2023, Trường có gần 600 học sinh, trong đó hơn 50% là DTTS. Trong ngày lễ khai giảng Nhà trường đã quyên góp tặng tặng 54 bộ sách giáo khoa và 13 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Học sinh trường THCS Ngô Mây xã vùng sâu Ea M’droh khai giảng năm học


Tại Đăk Lăk, năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh Đắk Lắk có 1.016 trường học với hơn 470 nghìn học sinh các cấp học bước vào khai giảng năm học mới.

Tại trường THCS Ngô Mây, xã Ea M’doah, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk từ sáng sớm các em học sinh các thôn, buôn quần áo chỉnh tề, tay cầm cờ Tổ quốc nô nức đến trường. Thầy Đinh Tiến Dũng, hiệu trưởng trường THCS Ngô Mây chia sẻ: Năm học 2022 - 2023, trường có 353 học sinh, với 11 lớp học, trong đó có 93% học sinh DTTS. Riêng khối lớp 6, năm học này nhà trường tuyển sinh 112 em, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch.

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận trao máy tính bảng cho các học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn

Tại Lâm Đồng, sáng 5/9, hòa chung không khí của gần 23 triệu học sinh trong cả nước, học sinh tỉnh Lâm Đồng cũng đã hào hứng tham gia Lễ Khai giảng năm học mới 2022 - 2023 tại các trường học trong toàn tỉnh.

Tại Trường PTDT Nội trú THPT tỉnh Lâm Đồng có 443 học sinh của 15 lớp 10, 11 và 12 của nhà trường bước vào khai giảng năm học mới. Trong năm học 2021 - 2022 Nhà trường đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Toàn trường có 10,2% học sinh đạt loại giỏi; 70,98% loại khá; 18,37% loại trung bình; duy trì sĩ số đạt 98,7%; kết quả hạnh kiểm đạt 95,46% loại khá, tốt. Nhà trường cũng đạt 100% học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2022 và có nhiều học sinh trúng tuyển vào các trường đại học…

Chào mừng năm học mới 2022 - 2023, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận đã đánh hồi trống khai giảng. Đồng thời, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy đã trao 20 suất học bổng và 20 máy tính bảng cho các học sinh nhà trường nhằm động viên, khích lệ các em rèn luyện và học tập thật tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh tiếp tục vươn lên xứng đáng niềm tin yêu của các bậc cha mẹ và lãnh đạo các cấp.

Thư của Chủ tịch nước gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2022 - 2023

Video liên quan

Chủ Đề