Kế hoạch ôn thi thpt quốc gia 2023 môn sử

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG THCS&THPT ĐAKRÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đakrông, ngày 16 tháng 10 năm 2021

KẾ HOẠCH

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2021 - 2022

Căn cứ hướng dẫn số 1801/HD-SGDĐT, ngày 01 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dụcTrung học năm học 2021 – 2022 của Sở GD & ĐT Quảng Trị;

Căn cứ hướng dẫn số 1803/HD-SGDĐT, ngày 01 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn Hội đồng bộ môn văn hóa cấp tỉnh cấp THPT, GDTX năm học 2021 – 2022 của Sở GD & ĐT Quảng Trị;

Căn cứ kế hoạch năm học2021 – 2022 của Nhà trường đã thống nhất đầu năm tại Hội nghị xây dựng kế hoạch;

Căn cứ kế hoạch số 242/ KH – THCS&THPT, ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Trường THCS&THPT Đakrông về việc tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2021 - 2022;

Căn cứ cuộc họp thống nhất giữa Nhà trường với Hội cha mẹ học sinh lớp 12 ngày 26/9/2021 về thời gian ôn tập lớp 12 bắt đầu từ tháng 10/2021;

Căn cứ kế hoạch Tổ Sử- Địa Trường THCS & THPT Đakrông;

Căn cứ tình hình chất lượng học tập, rèn luyên của học sinh khối 12 và kết quả khảo sát, đăng kí ôn tập của học sinh lớp 12 ngày 11/10/2021;

Tôi xin xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm học 2021 - 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chuẩn bị tốt cho học sinh về kiến thức bộ môn:

+ Củng cố, hệ thống hóa lại các kiến thứcvề: Lịch sử Thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 và phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1918 đến năm 2000.

+ Rèn luyện các kĩ năng làm bài: kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, kĩ năng nhận dạng các câu hỏi từ dễ đến khó.

- Rèn luyện cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh; giúp học sinh chuẩn bị tốt về kiến thức, tâm thế tự tin để bước vào kì thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao nhất.

2. Yêu cầu

- Nghiêm túc, tận tâm và thực hiện đúng kế hoạch thời gian.

- Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, đảm bảo tính hệ thống của kiến thức liền mạch.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Đối tượng ôn tập

- Học sinh lớp 12 gồm có 152 em trong đó có 140 em đăng kí thi môn KHXH chia làm 4 lớp cụ thể như sau: 12B1, 12B2, 12B3, 12B4.

- Dân tộc Kinh có 02 em, Vân Kiều và Pa cô có 138 em, trong đó có 02 em đã có vợ, chồng.

- Giáo viên giảng dạy: Lê Minh Chính.

2. Thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi

- Chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT luôn được Nhà trường quan tâm ngay từ đầu năm học tại Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học.

- Nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức ôn thi THPT quốc gia rất cụ thể, chi tiết như  phương thức ôn tập, thời gian ôn tập, phân thời khóa biểu, yêu cầu trách nhiệm đối với BGH, TTCM và đối với giáo viên trực tiếp ôn thi.

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất dạy học đầy đủ, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Tổ chuyên môn đã lên kế hoạch ôn thi, phân phối chương trình ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử cụ thể dựa vào nội dung chương trình học lớp 12, tham khảo sách bài tập, chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 12 và các tài liệu khác, các đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT cũng như phân tích ma trận đề thi năm 2021…

- Một số học sinh có ý thức học tập, có kế hoạch ôn thi tốt, học trên lớp, học ở nhà và tham gia học phụ đạo với các thầy cô giáo.

- Ban chấp hành hộiphụ huynh quan tâm đến việc học tập của học sinh khối 12 và kỳ thi THPT quốc gia 2022.

* Khó khăn

- Đa số học sinh khối 12 năm học 2021 – 2022 có chất lượng đầu vào thấp nên ảnh hưởng đến việc hướng dẫn ôn tập của giáo viên.

- Nhiều học sinh chưa có ý thức trong học tập, ôn luyện và thường xuyên vắng học. HS chưa có góc học tập riêng tại nhà.

- Ý thức của một bộ phận phụ huynh học sinh trong việc phối hợp giáo dục học sinh chưa cao, còn giao phó cho nhà trường.

- Nhiều phụhuynh chưa quản lý việc học tập của con em, chưa tạo động lực tiếp thêm sức mạnh trong học tập, định hướng chọn nghề nghiệp của học sinh.

- Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh phải học trực tuyến.

- Khả năng nhận thức và tư duy của học sinh còn hạn chế.

III.KẾ HOẠCH CỤ THỂ

1. Nội dung ôn tập

- Căn cứ vào CV số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPT phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-l9 năm học 2021 - 2022 để xây dựng kế hoạch ôn thi.

- Nội dung ôn tập phải trọng tâm, có chọn lọc, không dàn trải, tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12 với yêu cầu vừa ôn tập kiến thức vừa giúp học sinh làm quen với cách thức làm bài thi, đảm bảo đáp ứng cả yêu cầu cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. 

- Tổ chức ôn tập theo nội dung từng bài, có bài tập củng cố sau bài học để giúp học sinh cũng cố và nắm bắt được kiến thức.

- Bám sát kế hoạch ôn thi của nhà trường.

- Phân phối chương trình: 40 tiết.

- Rèn luyện học sinh có kiến thức và kĩ năng làm bài theo dạng đề minh họa của Bộ GD&ĐT.

- Cho HS thực hiện làm trắc nghiệm theo từng bài, đề thi theo dạng đề thí minh họa của Bộ GD&ĐT.

- Giáo viên phải có giáo án trong việc ôn thi.

- Phối hợp với GV chủ nhiệm và gia đình để vận động các em đi học chuyên cần.

- Tổ chức thi thử để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2.Thời gian ôn tập

Theo kế hoạch nhà trường chia làm bagiai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: từ ngày 25/10/2021 đến 31/12/2021: 8 tuần, ôn thi theo lớp học, 01tiết/lớp/tuần.

- Giai đoạn 2: sau khi thi HKI xong, từ ngày 31/01/2022 đến 30/04/2022: 15 tuần, ôn thi theo lớp học, 02 tiết/lớp/tuần.

- Giai đoạn 3: sau khi thi HKII xong, từ ngày 02/05/2022 đến 30/06/2022: 8 tuần, chia lớp theo đối tượng học sinh, dự kiến thi thử 10,11/06/2022.

3.Thời lượng ôn tập

- Môn Lịch sử 40 tiết[có phân phối chương trình cụ thể kèm theo]

4.Tổ chức thực hiện

-Giáo viên trực tiếp ôn tập xây dựng tài liệu hướng dẫn ôn tập [lý thuyết+bài tập kèm theo]. Kiến thức được hệ thống hóa từ cơ bản đến nâng cao một cách khoa học, dễ nhớ, trình bày rõ ràng. Các tài liệu được đóng tập để học sinh tham khảo.

-Xây dựng kế hoạch ôn tập thống nhất, bảo đảm phân bố thời gian hợp lý. Đặc biệt, phải tổ chức ôn tập phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.

+ Đối với những học sinh yếu, sẽ tập trung ôn tập các dạng bài ngang mức độ nhận biết và thông hiểu, không tập trung nhiều vào các đoạn đọc hiểu. GV sẽ tập trung hướng dẫn cho các em thực hành nhiều lần những dạng bài tập đơn giản để các em nắm được các kiến thức trọng tâm đó.

+ Đối với những học sinh học khá sẽ ôn tập các dạng bài ở các mức độ khác nhau, cung cấp thêm nhiều bài tập để các em tự làm ở nhà. GV sẽ bố trí thời gian sửa bài cho các em, Khuyến khích các em có sự tương tác thường xuyên với GV thông qua các tiện ích như Facebook…để giúp các em nâng cao kiến thức và kỹ năng làm bài.

-Tập trung hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài thông qua giải đề ôn tập. Ở mỗi đề, giáo viên bố trí thời gian phù hợp: thời gian nhắc lại những kiến thức liên quan, thời gian dành cho học sinh tự giải đề, thời gian để sửa đề. 

-Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để đảm bảo sự đi học chuyên cần của học sinh.

-Tổ chức thi thử để học sinh làm quen với cách thức làm bài thi, giáo viên và học sinh điều chỉnh phương pháp dạy và học. Nội dung thi cần bám sát kiến thức ôn tập theo từng giai đoạn.

5. Tài liệu ôn thi

- SGK Lịch sử 12, tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT các nămvà các tài liệu khác...

- Bộ cấu trúc đề thi TN, các tài liệu hướng dẫn ôn tập thi TN THPT,… do Bộ GD & ĐT phát hành.

- Tham khảo các đề thi TN các năm học trước, đề thi minh họa của Bộ GD& ĐT 2020,2021…

 Trên đây là kế hoach ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử trường THCS&THPT Đakrông năm học 2021-2022. Kính mong nhận được sự góp ý của lãnh đạo và đồng nghiệp.

BGH NHÀ TRƯỜNG      TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN             GVBM  

Lê Minh Chính                 Lê Minh Chính

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG THCS&THPT ĐAKRÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI TỐT NGHIỆP THPTMÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2021 - 2022

Tiết ppct

Nội dung chương, bài

Ghi chú

PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2000

Chương I. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai [1945-1949]

1

Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm [1945 -1949]

Bài 1

Chương II. Liên Xô và  các nước Đông Âu [1945-1991]. Liên bang Nga

[1991-2000]

2

Liên Xô và các n­ước Đông Âu [1945-1991] Liên Bang Nga [1991-2000]

Bài 2

3

Ôn tập Bài 1,2.

BT Trắc nghiệm

Chương III. Các nước Á, Phi và Mĩ la- tinh [1945-2000]

4

Các n­ước Đông Bắc Á

Bài 3

5

Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Bài 4

6

Các nước Châu phi và Mĩ Latinh

Bài 5

7

Ôn tập bài 3,4,5

BT Trắc nghiệm

Chương IV. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản [1945-2000]

   8

N­ước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản

Bài 6,7,8

9

Ôn tập bài 6,7,8

BT Trắc nghiệm

Chương V. Quan hệ quốc tế [1945- 2000]

10

Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ Chiến tranh lạnh

Bài 9

Chương VI. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá

11

Cách mạng khoa học-Công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX

Bài10

12

Ôn tập bài 9,10

BT Trắc nghiệm

PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 2000

ChươngI.Việt nam từ 1919-1930

13

Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925

Bài 12

14

Ôn tập bài 12

BT Trắc nghiệm

  15

Phong trào dân tộc dân chủ 1925 - 1930

Bài 13

16

Ôn tập bài 13

BT Trắc nghiệm

Chương II. Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

17

Phong trào cách mạng 1930 - 1935

Bài 14

18

Ôn tập bài 14

BT Trắc nghiệm

19

Phong trào dân chủ 1936 - 1939

Bài 15

20

Ôn tập bài 15

BT Trắc nghiệm

21

Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám [1939 - 1945]. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

Bài 16

22

Ôn tập bài 16

BT Trắc nghiệm

Chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

23

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 2 - 9-1945 đến trước ngày 19 - 12-1946

Bài 17

24

Ôn tập bài 17

BT Trắc nghiệm

25

Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp [1946 - 1950]

Bài 18

26

Ôn tập bài 18

BT Trắc nghiệm

27

Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp [1951-1953]

Bài 19

28

Ôn tập bài 19

BT Trắc nghiệm

29

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết  thúc [1953-1954]

Bài 20

30

Ôn tập bài 20

BT Trắc nghiệm

Chương IV. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

31

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam [1954 – 1965]

Bài 21

32

Ôn tập bài 21

BT Trắc nghiệm

33

Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất [1965 - 1973].

Bài 22

34

Ôn tập bài 22

BT Trắc nghiệm

35

Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền ở Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam [1973-1975]

Bài 23

36

Ôn tập bài 23

BT Trắc nghiệm

ChươngV. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

37

Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975.

Bài 24

38

Việt Nam xây dựng CNXH và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc [1976-1986]

Bài 25

39

Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH [1986-2000]

Bài 26

40

Ôn tập bài 24,25,26

BT Trắc nghiệm

DUYỆT BGH NHÀ TRƯỜNGTỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN                GVBM

                                                                 Lê Minh Chính                 Lê Minh Chính

Chủ Đề