Khảo sát đánh giá cung ứng thuốc

Home Forums > Khoa Học Tự Nhiên > Chuyên Ngành Y Khoa > Chuyên Ngành Tổ Chức Quản Lý Dược >

Tags:

[You must log in or sign up to reply here.]

Tóm tắt

Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm hai mục tiêu: Phân tích hoạt động lựa chọn và mua thuốc của Bệnh viện đa khoa Phố Nối năm 2012; Phân tích hoạt động tồn trữ, bảo quản, cấp phát và giám sát sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Phố Nối năm 2012.

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN MẠNH CƯỜNG KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN MẠNH CƯỜNG KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CKI 60 73 20 Nơi thực hiện: Trường đại học Dược Hà Nội Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện: 06/2012 đến 10/2012 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo các Bộ môn, đặc biệt là Bộ môn Quản lý và kinh tế dược của trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi theo học chuyên khoa tại trường Đại học Dược Hà Nội. Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó trưởng Bộ môn Quản lý và kinh tế dược đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong một thời gian tôi làm luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội - Ban Giám hiệu trường Trung cấp Quân y 2 – Quân khu 7 – Ban Giám đốc bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh, các phòng, khoa ban, các cơ quan đặc biệt là Khoa Dược bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I. Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2013. Học viên Nguyễn Mạnh Cường MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Đặt vấn đề 1 Chương 1. Tổng quan 3 1.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới 3 1.2. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam 4 1.3. Cung ứng thuốc trong bệnh viện 6 1.3.1. Lựa chọn thuốc 6 1.3.2. Mua thuốc 7 1.3.3. Tồn trữ, cấp phát 14 1.3.4. Sử dụng thuốc 17 1.3.5. Phân tích các thông tin thuốc và dược lâm sàng 19 1.3.6 Các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc 20 1.4. Cung ứng thuốc tại bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh 21 1.4.1. Quá trình hình thành 21 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện 22 1.4.3. Mô hình tổ chức 23 1.4.4. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện 23 1.4.5. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược 24 1.4.6. Hội đồng thuốc và điều trị 25 Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Phương pháp mô tả hồi cứu 28 2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 29 Chương 3. Kết quả nghiên cứu 31 3.1. Khảo sát hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 31 3.1.1. Quy trình xây dựng danh mục hoạt chất bệnh viện 31 3.1.2. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện 33 3.2. Khảo sát hoạt động mua sắm thuốc tại Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 37 3.2.1. Các hình thức mua thuốc 37 3.2.2. Quy trình mua thuốc 38 3.2.3 Nguồn cung ứng thuốc 40 3.2.4. Kinh phí mua thuốc của bệnh viện năm 2011 41 3.2.5. Quy trình kiểm nhập thuốc 42 3.3. Khảo sát hoạt động tồn trữ - cấp phát thuốc 44 3.3.1 Số lượng thuốc tồn trữ tại kho của khoa Dược 44 3.3.2 Cấp phát thuốc 45 3.3.3 Bảo quản 47 3.4. Khảo sát hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 49 3.4.1 Giám sát thực hiện danh mục thuốc 49 3.4.2. Giám sát việc kê đơn, ghi bệnh án, tủ trực các khoa và việc sử dụng 51 3.4.3 Hướng dẫn sử dụng thuốc 53 3.4.4 Thông tin thuốc, theo dõi ADR 54 Chương 4. Bàn luận 56 4.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc 56 4.2. Về hoạt động mua sắm thuốc 56 4.3. Về hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc 57 4.4. Về hoạt động giám sát sử dụng thuốc 58 Kết luận 61 1. Về hoạt động lựa chọn thuốc 61 2. Về hoạt động mua thuốc 61 3. Về hoạt động tồn trữ cấp phát thuốc 61 4. Về hoạt động giám sát sử dụng thuốc 62 Đề xuất 63 Tài liệu tham khảo DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban Chỉ huy BVCATP Bệnh viện công an thành phố CATP Công an thành phố DMT Danh mục thuốc DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu DS Dược sĩ DSTH Dược sĩ trung học FEFO First Expires First Out FIFO First In First Out GSP Good storage practices HDT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị MB Mẫu biểu QĐ Quy định DANH MỤC BẢNG Stt 1 2 3 4 Tên bảng Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh Bảng 3.1. Cơ cấu DMT bệnh viện theo nhóm tác dụng Bảng 3.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Bảng 3.3. Các bệnh thường gặp tại Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Trang 24 33 35 36 5 Bảng 3.4. Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc trong DMTBV. 36 6 Bảng 3.5. Tỷ lệ thuốc không có đơn vị chào thầu năm 2011. 37 7 8 9 Bảng 3.6. Danh mục các công ty cung ứng thuốc cho bệnh viện công an thành phố năm 2011. Bảng 3.7. Giá trị tiền thuốc khoa dược đã mua năm 2011. Bảng 3.8. Cơ cấu tiền thuốc, hoá chất, vật tư, y cụ sử dụng tại bệnh viện. Bảng 3.9. Giá trị tiền thuốc tồn kho, dự trữ năm 2011. 10 11 12 13 Bảng 3.10. Trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho thuốc khoa dược. Bảng 3.11. Giá trị sử dụng một số nhóm thuốc năm 2011. Bảng 3.12. Số lượng thuốc không sử dụng trong các nhóm thuốc thuộc DMTBV. Bảng 3.13. Nội dung hoạt động của đơn vị thông tin thuốc Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. 40 41 42 44 47 49 51 54 DANH MỤC HÌNH Stt Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Chu trình mua thuốc. 8 2 Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống pháp lý về đấu thầu hiện hành. 9 3 Hình 1.3. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc của khoa Dược. 15 4 Hình 1.4. Mô hình tổ chức bệnh viện. 23 5 Hình 3.1. Quy trình xây dựng DMT bệnh viện. 32 6 7 8 9 10 Hình 3.2. Quy trình mua thuốc tại Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh. Hình 3.3. Quy trình kiểm nhập thuốc tại Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh. Hình 3.4. Quy trình cấp phát thuốc tại Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh. Hình 3.5. Giá trị sử dụng một số nhóm thuốc năm 2011. Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng giá trị tiền mua thuốc năm 2011. 39 43 45 50 57 ĐẶT VẤN ĐỀ Công an nhân dân được Đảng và nhà nước xác định là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng và nhà nước và thống nhất quản lý về bảo vệ bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội; đấu tranh phòng chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, công tác của lực lượng công an nhân dân có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ An ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, duy trì kỷ cương, pháp luật góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công an cách mạng là một vũ khí sắc bén của chuyên chính vô sản, cho nên nhiệm vụ của công an là cực kỳ quan trọng”. Sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ trong lực lượng công an nhân dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, các ngành, các cấp và toàn thể xã hội; trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt. Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở công an thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cán bộ chiến sỹ công tác trong lực lượng công an thành phố, đảm bảo việc phòng bệnh, khám chữa bệnh kịp thời và chính xác cho cán bộ chiến sỹ công tác trong lực lượng công an thành phố và người dân trên địa bàn thành phố. Hoạt động cung ứng thuốc là một trong những hoạt động quan trọng của bệnh viện, việc cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng và sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh là 2 mục tiêu chính trong chính sách Quốc gia về thuốc được Chính phủ ban hành năm 1996. Trong những năm gần đây, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Thị trường dược phẩm rất sôi động có nhiều loại thuốc, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý và cung ứng thuốc. 1 Vì vậy không thể tách rời khâu khám bệnh và cung ứng thuốc, cũng như không thể tách rời mối quan hệ khăng khít giữa y và dược trong ngành y tế. Bệnh viện Công an thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện hạng 3, được thành lập từ tháng 12 năm 2010 có nhiệm vụ khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ trong lực lượng công an thành phố. Bệnh viện đã được Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Giám đốc công an thành phố chú trọng đầu tư các trang thiết bị, nguồn nhân lực và kinh phí để đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị về chăm sóc sức khỏe, khám và sàng lọc những thanh niên đủ sức khỏe để có thể phục vụ trong lực lượng công an thành phố nói riên và Bộ công an nói chung. Hệ thống y tế tại bệnh viện trong những năm qua được tiếp tục đầu tư, củng cố để nâng cao chất lượng hoạt động. Công tác y tế nói chung trong đó có công tác dược luôn được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong thành phố. Nhưng bên cạnh đó cũng còn những khó khăn: Một số quy định pháp luật lĩnh vực quản lý, cung ứng và sử dụng thuốc còn bất cập chưa đồng bộ, tổ chức y tế ở cơ sở tiếp tục có sự điều chỉnh nên có tác động đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý, cung ứng và sử dụng thuốc. Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện là hết sức cần thiết, tuy nhiên công tác dược bệnh viện cũng không tránh khỏi những hạn chế. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2011” Với các mục tiêu sau: 1. Mô tả hoạt động lựa chọn, mua thuốc, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Từ đó đề xuất 1 số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện công an thành phố Hồ Chí Minh. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới Thuốc có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh và chữa bệnh, trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhu cầu về thuốc phòng bệnh và chữa bộnh ngày càng cao và đa dạng; số lượng và chủng loại thuốc theo yêu cầu của xã hội ngày càng tăng. Chỉ tính riêng nguyên liêu dùng để bào chế các dạng thuốc trên thế giới hiện nay, cũng vào khoảng 20.000 hoạt chất. Từ những nguyên liệu này người ta bào chế ra rất nhiều loại dược phẩm khác nhau. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dược trên thế giới phát triển hết sức mạnh mẽ. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, con người mới chỉ biết 3-4 loại thuốc thì ngày nay đã có tới hàng trăm thuốc được sử dụng, hàng ngàn thuốc đang được nghiên cứu. Sản phẩm của thuốc hết sức đa dạng và phong phú, nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh, hiệu quả điều trị cao nhưng tác dụng phụ cũng rất nhiều. Do đó cần phải hướng tới việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn, phải hạn chế các phản ứng có hại của thuốc. Càng ngày các nước có xu hướng lựa chọn và chỉ sử dụng một số các loại thuốc có độ an toàn cao hơn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước mình, chẳng hạn như Na uy chỉ có khoảng 80 hoạt chất, Nigeria có khoảng 400 sản phẩm thuốc trên thị trường. Theo chương trình hành động thuốc thiết yếu của Tổ chức y tế thế giới [WHO] cho đến nay thuốc dùng trong bệnh viện [BV] ở các nước phát triển và đang phát triển vào khoảng 300-700 loại hoạt chất. Năm 1975 WHO tiến hành xây dựng danh mục thuốc thiết yếu để áp dụng cho các quốc gia trên thế giới. Sau 2 năm WHO đã xem xét lại để đưa ra danh mục lần 1 gồm 200 loại thuốc. Cho đến năm 1995 danh mục thuốc thiết yếu đã được WHO ban hành lần thứ 8. Năm 1985, hội nghị Nairobi Kenya đã định nghĩa về sử dụng thuốc hợp lý an toàn: "Sử dụng thuốc hợp lý an toàn là việc đảm bảo cho người bệnh nhận được các thuốc thích hợp với yêu cầu của lâm sàng, liều lượng phù hợp với từng cá thể, trong khoảng thời gian vừa đủ và giá thành thấp nhất cho mỗi người cũng như cho cộng đồng của họ". Trong nội dung "sáng kiến Bamako" do Hội nghị Bộ 3 trưởng y tế các nước Châu Phi họp ở Bamako [Mali] tháng 09 năm 1987 đã đưa ra 2 vấn đề cấn quan tâm là: + Phải đủ thuốc thiết yếu ở tuyến xã với giá rẻ, dễ mua, dễ sử dụng và điều trị một cách hợp lý. + Tập trung chăm lo ưu tiên cho bà mẹ và trẻ em ở tuyến cơ sở. Hội nghị Dược học thế giới họp tại Tokyo ngày 05 tháng 09 năm 1993 đã đưa ra bản "Tuyên ngôn TOKYO" về tiêu chuẩn công tác dược quốc tế, đó chính là thực hành dược tốt [Good pharmacy practice-GPP]. Thực hành thuốc tốt đòi hỏi sự tham gia của dược sỹ trong việc thực hiện kê đơn sử dụng thuốc hợp lý an toàn và kinh tế. Dược sỹ phải cộng tác với cán bộ y tế khác nhằm đảm bảo cung ứng thuốc và giảm thiểu sự lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý không an toàn. 1.2. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một trong những phương tiện chủ yếu để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo xây dựng Ngành Dược Việt Nam phát triển một cách bền vững, đảm bảo cung ứng nguồn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Phát triển Ngành Dược Việt Nam đúng hướng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh y tế và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài. Trong những năm qua, Ngành Dược Việt Nam đã có những tiến bộ nhanh và hết sức cơ bản. Ngành Dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% thị phần dược phẩm. Từ những cơ sở sản xuất, cung ứng nhỏ bé, đến nay Ngành Dược đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc tới tận người bệnh. Những thay đổi trong hệ thống cung ứng thuốc đã tạo điều kiện cho thầy thuốc và người bệnh được tiếp cận nhanh chóng với những thành tựu của nhân loại, được sử dụng những loại thuốc mới phát minh, những thuốc chuyên khoa đặc trị dùng để chẩn đoán và chữa trị những bệnh nan y. Thị trường dược phẩm đã được vận hành trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, dựa trên nền tảng hệ thống 4 tiêu chuẩn chất lượng được pháp quy hóa theo hướng tuân thủ và đồng bộ với pháp luật quốc gia, hòa hợp khu vực và cam kết hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, Ngành Dược Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn, đang phải đối diện với những hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trình độ sản xuất, phân phối dược phẩm mặc dù đã tuân thủ những quy chuẩn quốc tế cơ bản nhưng do nguồn vốn và quy mô đầu tư chưa đủ lớn đã làm cho nền công nghiệp dược phẩm Việt Nam dường như dậm chân tại chỗ, nếu không kịp thời khắc phục sẽ dần dần trở nên lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của các nước khác trên thế giới. Hệ thống và phương pháp đào tạo chậm đổi mới tạo ra nguồn nhân lực dược thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Sự yếu kém về nghiên cứu và ứng dụng không chỉ làm mất đi lợi thế nguồn dược liệu trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh mà còn làm cho Ngành Dược Việt Nam mất dần nhân tố phát triển bền vững và lệ thuộc nhiều hơn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Việc sử dụng thuốc chưa thực sự hợp lý, đặc biệt là tình trạng dễ dãi, lạm dụng trong kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, vừa gây lãng phí cho xã hội, gây khó khăn cho bộ phận nhân dân lao động có thu nhập thấp. Ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn tới nằm trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau. Quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Các hãng dược phẩm đa quốc gia, với lợi thế về phát minh thuốc mới và công nghệ phân phối hiện đại ngày càng tác động và có ảnh hưởng nhiều tới đội ngũ thầy thuốc và người tiêu dùng thuốc nước ta. Việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung có những thay đổi đồng thời gắn liền với những bước tiến mới trong khoa học, công nghệ sản xuất nguyên liệu và bào chế dược phẩm. Với mục đích sử dung thuốc hợp lý, an toàn và kinh tế, ở Việt nam Bộ Y tế [BYT] đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần 1 vào năm 1985 gồm 225 5 thuốc, lần 2 năm 1989 với 116 thuốc, lần 3 năm 1995 BYT với 255 thuốc được phân chia theo trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, năm 2005 là 646 thuốc/ hoạt chất... Gần đây nhất, năm 2008 BYT ban hành danh mục thuốc thiết yếu theo Quyết định số 05/2008/QĐ- BYT ngày 01/02/2008 đã được sửa đổi bổ xung so với Quyết định số 03/2005/QĐ - BYT, gồm 750 thuốc/hoạt chất được phân theo các tuyến điều trị: BV tuyến tỉnh/Trung ương [TW], BV tuyến huyện, Trạm y tế [TYT] xã. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định ban hành Chính sách Quốc gia về dược giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, nhằm định hướng cho Ngành Dược Việt Nam phát triển một cách bền vững, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. 1.3. Cung ứng thuốc trong bệnh viện 1.3.1. Lựa chọn thuốc Lựa chọn thuốc là khâu đầu tiên trong chu trình cung ứng thuốc, là việc xác định chủng loại thuốc để cung ứng. Lựa chọn thuốc để xây dựng DMTBV là việc làm cần thiết; bước đầu của quá trình hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện, là cơ sở cho việc điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế. * Nguyên tắc lựa chọn thuốc trong danh mục: - Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị, an toàn + Danh mục thuốc chủ yếu xây dựng trên cơ sở Danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam và của Tổ chức Y tế thế giới hiện hành. + Thuốc phải có hiệu quả rõ rệt trong điều trị, tham khảo ý kiến của hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện. + Thuốc được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam [được cấp số đăng ký còn hiệu lực, được duyệt] và có tần xuất sử dụng nhiều tại các cơ sở khám chữa bệnh; + Danh mục thuốc Y học cổ truyền thêm các tiêu chuẩn sau: Ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất tại Việt Nam; những chế phẩm cổ phương và những chế phẩm đã có uy tín trên thị trường nhiều năm; thuốc có công thức trong Dược điển 6 Việt Nam. Thuốc giữ được phương pháp bào chế truyền thống của thuốc y học cổ truyền, đồng thời đảm bảo dạng dùng thích hợp cho sử dụng, bảo quản và lưu thông phân phối. - Thuốc phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh và qũy Bảo hiểm Y tế. - Thuốc hợp lý giữa hiệu quả điều trị và giá thành. * Tên thuốc trong danh mục Với thuốc tân dược: Thuốc mang tên gốc [generic Name]; Ưu tiên lựa chọn thuốc gốc [generic Drug là thuốc hết thời gian đăng ký bản quyền], thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp dược sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc [GMP]; Mỗi hoạt chất lựa chọn từ 2 – 5 biệt dược, trên nguyên tắc cạnh tranh giá. Với thuốc Y học cổ truyền: Chế phẩm ghi tên chung với thuốc cổ phương và thuốc có tên chung; Ghi tên riêng với thuốc không có tên chung. Tên vị thuốc và tên khoa học của vị thuốc ghi tên theo quy định của Dược điển Việt Nam. Dựa trên đề xuất của khoa đông y, khoa dược thành lập danh mục trên nguyên tác cạnh tranh giá. * Thuốc ngoài danh mục Với thuốc tân dược: sử dụng các thuốc phối hợp nếu thuốc đó được phép lưu hành và các thành phần đơn chất của thuốc đều có trong danh mục. Với thuốc Y học cổ truyền: sử dụng các chế phẩm thay thế khi chế phẩm đó được cấp số đăng ký còn hiệu lực và có công thức hoặc công dụng tương tự thuốc cần thay thế có trong danh mục. 1.3.2. Mua thuốc Mua thuốc là khâu rất quan trọng. Mua sắm thuốc hiệu quả là đảm bảo đúng thuốc, đúng số lượng với giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất lượng được công nhận. Không để bệnh nhân phải sử dụng những thuốc đắt tiền một cách không cần thiết. 7 Hoạt động mua thuốc tại bệnh viện được bắt đầu từ khi xác định được nhu cầu mua thuốc dựa theo kế hoạch mua thuốc [1tháng hoặc 6 tháng...] lựa chọn nguồn cung ứng, hợp đồng mua thuốc, giám sát thực hiện cung ứng, nhập hàng, kiểm soát chất lượng... Hoạt động mua thuốc kết thúc khi thuốc đã được kiểm nhập vào kho thuốc của khoa Dược. Chu trình mua sắm thuốc gồm các bước như trong sơ đồ sau: Xác định nhu cầu, cân đối nhu cầu – kinh phí Thu thập thông tin về sử dụng, đánh giá Chọn phương thức mua Chu trình mua thuốc Chọn nhà cung ứng Thanh toán Kiểm nhận thuốc và kiểm tra Đặt hàng, theo dõi đơn đặt hàng Hình 1.1. Chu trình mua thuốc * Xác định nhu cầu sử dụng thuốc Việc xác định nhu cầu thuốc về số lượng thường dựa vào số lượng thuốc tồn trữ và lượng thuốc luân chuyển qua kho. Tuy nhiên khi có sự thay đổi phác đồ điều trị hoặc sử dụng không hợp lý thì việc xác định nhu cầu thuốc là rất khó khăn. Trong thực tế, để xác định nhu cầu thuốc thường kết hợp các yếu tố sau: - Tình trạng bệnh tật. - Kỹ thuật chẩn đoán bệnh và điều trị. - Thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế. 8 Ngoài ra còn phải kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng như: dịch bệnh, thời tiết, điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn, phác đồ điều trị, những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật, giá cả thuốc, sự xuất hiện các thuốc mới. * Chọn hình thức mua: Chỉ thị số 03/BYT-CT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/7/1997 đã nêu rõ: “Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy định của Nhà nước”. Trong quá trình triển khai thực hiện, các văn bản về đấu thầu không ngừng được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, hệ thống pháp lý về đấu thầu được tổng hợp thành sơ đồ như ở hình 1.2 Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Thông tư 13/ 2006/ TTBTM Thông tư 63/ 2007/ TTBTC Thông tư 10/ 2007/ TTLTBYTBTC Quyết định 491/ 2008/ QĐBKH Quyết định 678/ 2008/ QĐBKH Quyết định 731/ 2008/ QĐBKH Quyết định 1408/ 2008/ QĐBKH Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống pháp lý về đấu thầu hiện hành Thực tế, việc thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc phải căn cứ trên luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT/BYT-BTC về “ Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng trong các cơ Sở Y tế công lập” và các văn bản liên quan. Do vậy, tuỳ theo giá trị và đặc điểm gói thầu mà bệnh viện chọn các hình thức sau. 9 + Đấu thầu rộng rãi: đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất, áp dụng cho tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. + Đấu thầu hạn chế: áp dụng cho gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật, có tính đặc thù, có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được. Phải mời tối thiểu 5 nhà thầu có đủ năng lực tham dự. + Chỉ định thầu: Lựa chọn trực tiếp nhà thầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Có 5 trường hợp áp dụng : - Trường hợp khẩn cấp [Thiên tai, dịch bệnh] mọi thủ tục trước 15 ngày - Gói thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư - Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia - Gói thầu mua sắm hàng hoá dưới 1 tỷ đồng - Gói thầu mua sắm thường xuyên dưới 100 triệu đồng. + Chào hàng cạnh tranh: Gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ, áp dụng với mua sắm hàng hoá thông thường. Phải có ít nhất 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau. + Mua sắm trực tiếp: áp dụng khi hợp đồng có nội dung tương tự ký trước đó không quá 6 tháng và đơn giá không được vượt quá đơn giá của gói thầu tương tự trước đó. * Chọn nhà cung ứng Sau khi lựa chọn phương thức mua, cần tổ chức đấu thầu để xác định và chọn nhà cung ứng. Phân tích đánh giá các nhà cung ứng cũ, xem xét và đánh giá các nhà cung ứng mới về năng lực kinh doanh, năng lực tài chính, uy tín và thương hiệu của nhà cung ứng. Bên cạnh đó nhà cung ứng phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật, biện pháp cung ứng, thời hạn thực hiện hợp đồng ... Sau khi công bố kết quả trúng thầu đã được phê duyệt, hai bên thương thảo hoàn thiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán bằng văn bản. Việc thương thảo cần tập trung thống nhất các điều khoản thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế. * Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng Để xác định số lượng thuốc cần đặt hàng, chú ý các thông số sau: 10 - Mức tối thiểu: là lượng thuốc dự trữ cần thiết phải có trong kho. - Mức tối đa: là lượng thuốc tối đa có thể chứa trong kho. - Mức đặt hàng: là số lượng sẽ mua trong kỳ. Các mức này được xét duyệt định kỳ và được rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho kỳ sau. Bên đặt hàng phải giám sát đơn hàng về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả, tiến độ giao hàng như đã quy định trong hợp đồng. * Nhận thuốc và kiểm nhập Ký kết hợp đồng đã quy định rõ địa điểm giao hàng. Khi tiến hành nhận thuốc phải đối chiếu hoá đơn, phiếu báo lô với thực tế về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng. Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật cả trong lúc vận chuyển, khi kiểm nhập hàng phải có hội đồng kiểm nhập, có đầy đủ biên bản, số sách kiểm nhập theo đúng quy chế. * Thanh toán Thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản theo đúng số lượng và giá đã trúng thầu. * Thu thập thông tin về sử dụng Thông qua các báo cáo sử dụng, đánh giá lại những thuốc đã lựa chọn để chuẩn bị cho chu kỳ mua thuốc tiếp theo. * Thực trạng mua thuốc ở Việt Nam Trong những năm qua, công tác dược tại các cơ sở khám chữa bệnh đã có những đóng góp tích cực trong quá trình phục vụ người bệnh, thực hiện một phần nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên sự chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế đã tác động đến công tác dược bệnh viện, trong đó có hoạt động cung ứng thuốc. Thị trường thuốc Việt Nam nói chung, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, rất phong phú, có rất nhiều hoạt chất với các mặt hàng khác nhau, thuận 11

Video liên quan

Chủ Đề