Khi thực dân Pháp đổ bộ tấn công vào Thuận An triều đình nhà Nguyễn đã

I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc kì lần thứ nhất [1873]

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất.

- Năm 1867, sau khi sáu tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp, tư tưởng chủ hòa trong triều đình thắng thế. Triều Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.

- Kinh tế ngày càng kiệt quệ vì triều đình vơ vét tiền bạc để trả chiến phí cho Pháp.

- Đời sống khó khăn, nhân dân bất bình, nổi dậy chống triều đình.

- Nhiều sĩ phu muốn canh tân đất nước nhưng đa phần các đề nghị cải cách không được thực hiện.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất [1873].

- Sau khi chiếm Nam kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp mở rộng chiến tranh ra cả nước.

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

+ Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương [Tổng đốc thành Hà Nội] yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

+ Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

3. Phong trào kháng chiến ở Bắc kì trong những năm 1873 - 1874.

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh.

- Quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.

- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy [21/12/1873], Gác-ni-ê tử trận.

- Pháp hoang mang tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874 [Hiệp ước Giáp Tuất]. Theo đó, quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì nhưng triều Huế nhượng hẳn sáu tỉnh Nam kì cho Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc kì.

- Hiệp ước 1874 gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân, phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước.

II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc kì lần thứ hai [1882]

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kì lần thứ hai [1882 – 1883].

- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

- Ngày 3/4/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì kháng chiến.

- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn.

- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:

+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai [19/5/1883], giết chết Ri-vi-e.

III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1833 và 1844

1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.

- Lợi dụng cơ hội vua Tự Đức qua đời [17/7/1883], Pháp đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

- Sáng 18/8/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến tối 20/8/1883, toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.

2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.

- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến.

- Ngày 25/8/1883, triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng với nội dung:

+ Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

+ Nam kì là thuộc địa, Bắc kì là đất bảo hộ, Trung kì do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.

+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.

+ Về quân sự: Triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc kì về Huế, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc kì, được toàn quyền xử trí quân đội Cờ Đen.

+ Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

- Sau hiệp ước Hácmăng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc kì vẫn không chấm dứt.

- Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn hiệp ước Patơnốt, căn bản dựa trên Hiệp ước  Hácmăng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu  dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.

Page 2

Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau [2-9-1858], địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

 

 Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.

 Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu

Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng [từ 1-9-1858 đến 23-3-1860], Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.

Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

Video liên quan

Chủ Đề