Kiểm tra học kì 2 môn văn lớp 10

Đề thi học kì 2 Văn 10 năm 2021 – 2022 gồm 3 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 2 lớp 10 sắp tới.

Bạn đang xem: Đề thi học kì 2 lớp 10 môn văn 2022

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 môn Vật lí 10, ma trận đề thi học kì 2 lớp 10, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10, đề thi học kì 2 môn Toán 10. Vậy sau đây là 3 đề thi học kì 2 Văn 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bài viết gần đây

Nội dung


Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 10

Chủ đề \ Mức độ

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021 – 2022


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1. Làm văn:

Xác định được phép tu từ trong câu thơ.

– Khái niệm một số phép tu từ: nhân hóa

– Nhận biết được phép tu từ qua ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được các hình ảnh nhân hóa qua các ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong những ngữ liệu cụ thể.

1,0

1,0

1,0

30%= 3 điểm

2. Làm văn:

Kỹ năng làm văn nghị luận

văn học: về tác phẩm thơ

Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Hiểu, giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Chỉ ra được ý nghĩa của bài thơ qua các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Đánh giá, liên hệ rút ra bài học cho bản thân

0,5

1,5

4,0

1,0

70%=

7điểm

1,0= 1,0%

3,0 = 30%

5,0 = 50%

1,0 = 10%

100%=

10điểm

Đề thi học kì 2 Văn 10

Phần I: Đọc – hiểu [3 điểm]

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?

Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?

Phần II: Làm văn [7 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” [trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du].

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần I. Đọc hiểu

Câu

Nội dung

Điểm

1

Câu 1: Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn.

1.0

2

– Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

– Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

1.0

1.0

Phần II: Làm văn [7 điểm]

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết làm một bài văn nghị luận có bố cục ba phần.

– Luận điểm, luận cứ, luận chứng sáng rõ.

– Không mắc lỗi về diễn đạt chính tả; từ ngữ, ngữ pháp chuẩn xác; hành văn trong sáng, mạch lạc

– Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận trong phân tích, cảm thụ tác phẩm.

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo thể hiện được cảm nghĩ sâu sắc riêng của cá nhân.

2.Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

– Nêu yêu cầu nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều

– Kiều là người chu đáo, vị tha, biết nghĩ cho người khác nhiều hơn là cho mình:

+ Nghĩ và thương cho Kim Trọng nên nhờ em “thay lời nước non”. Hành động này khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.

+ Đặt mình vào địa vị Thúy Vân để cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của em. Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.

– Thủy chung son sắt trong tình yêu: Trao duyên cho em nhưng chẳng thể trao tình.

+ Khi trao kỉ vật, Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em.

+ Không sao quên được mối tình đầu, nàng muốn được trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử sau khi chết, muốn được sống mãi với tình yêu của mình.

– Giàu đức hi sinh: Kiều chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh:

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình để trọn đạo làm con.

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình vì hạnh phúc của người yêu: Sau khi trao duyên cho em, Kiều trở lại với thực tại đau đớn xót xa. Kiều nhận tất cả mọi lỗi về mình [thiếp đã phụ chàng] để mang mặc cảm đắc tội với chàng Kim.

– Đánh giá chung:

+ Nguyễn Du đồng cảm và ca ngợi lòng vị tha, đức hi sinh của Thúy Kiều. Đoạn thơ làm hiện ra một nàng Kiều đa cảm, giàu lòng yêu thương, một nàng Kiều khổ đau mà cao quý, luôn biết nghĩ, biết lo và thương cho người khác nhiều hơn cho mình. Thúy Kiều tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương, âm thầm chịu đựng, hi sinh bao đời.

+ Nghệ thuật đặc sắc: Nguyễn Du đã thể hiện năng lực thấu hiểu con người và đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật thông qua lời đối thoại, độc thoại.

VI. CÁCH CHO ĐIỂM[ Câu 2]

Điểm 7: + Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạch, trong sáng.

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ

Điểm 5-6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.

Xem thêm: 100 Động Từ Bất Quy Tắc Trong Tiếng Anh Lớp 8 Chuẩn Nhất, Bảng Động Từ Bất Quy Tắc Lớp 8

Điểm 4-5: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

Điểm 2-3: Đáp ứng được vài ý trên, diễn đạt lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ

SƠ GD&ĐT QUẢNG NAMĐỀ CHÍNH THỨC[Đề có 02 trang]ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ IIMÔN: VĂN– LỚP 10Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đềHọ và tên :……………………………………………Lớp …………Số báo danh…………………..Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Hôm qua em đi tỉnh vềĐợi em ở mãi con đê đầu làngKhăn nhung quần lĩnh rộn ràngÁo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!Nào đâu cái yếm lụa sồi?Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?Nào đâu cái áo tứ thân?Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?Nói ra sợ mất lòng emVan em em hãy giữ nguyên quê mùaNhư hôm em đi lễ chùaCứ ăn mặc thế cho vừa lịng anh!Hoa chanh nở giữa vườn chanhThầy u mình với chúng mình chân qHơm qua em đi tỉnh vềHương đồng gió nội bay đi ít nhiều[Chân Q – Nguyễn Bính]Câu 1: Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?Câu 2: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ?Câu 3: Sự thay đổi của nhân vật “em” được thể hiện ở những từ ngữ nào? Điều gì làmnhân vật tôi cảm thấy “khổ”?Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ?“Hoa chanh nở giữa vườn chanhThầy u mình với chúng mình chân quê” II. PHẦN TỰ LUẬN [7,0 điểm] Phân tích đoạn thơ sau:Bây giờ trâm gãy gương tanKể làm sao xiết muôn vàn ái ân !Trăm nghìn gởi lạy tình quân,Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thơi.Phận sao phận bạc như vơi ?Đã đành nước chảy hoa trơi lỡ làng.Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang!Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.[Trích: "Truyện Kiều"- Nguyễn Du]….. Hết….. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKIIMÔN VĂN – KHỐI 10Nội dungĐiểmPHẦN ĐỌC HIỂU3,0Câu1Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật0,52Phương thức biểu đạt: Biểu cảm0.53Khăn nhung, quần lính, áo cài khuy bấm..Tác giả “khổ” vì: - Em thay đổi cách ăn mặc, khơng cịn giữ được nét mộcmạc, chân q, giản dị1.04Nghệ thuật: ẩn dụHình ảnh: “ hoa chanh” Tác dụng: Hoa chanh chỉ đẹp chỉ thơm khi nở giữa vườn chanh. Vậy nênsinh ra và lớn lên giữa đồng quê nên giữ lại vẻ đẹp mộc mạc1.0PHẦN TỰ LUẬNMBGiới thiệu vấn đề nghị luận: tác giả, nội dung tác phẩm, nội dung đoạn thơ0.5TB- Kiều tự đối thoại với mình: ” bây giờ ....mn vàn ái ân” đau đớn, xót xa, tiếc nuối vìtình yêu tan vỡ. Nàng tự cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trămlạy, nghìn lạy. Nghệ thuật ước lệ tượng trưng1.0- Kiều hướng tới người yêu: ” Trăm nghìn ... lỡ làng” tự than thân trách phận; day dứt,giày vò, biểu hiện tình yêu cao đẹp Kiều dành cho Kim Trọng, đồng thời cũng cho thấymột nhân cách vị tha trong sáng.:Dun tình ngắn ngủi... Phận bạc=> đau xót, ngậm ngùi. Kiều nhận lõi lầm về mình, tự cho rằng mình là người phụ bạc.Đây là phẩm chất cao quý của Kiều.- Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và 2/2/2/2 như nhát cắt, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn chialìa.Từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầutrong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.” Ơi Kim Lang ..... phụ chàng từ đây”- Từ “ Kim lang” lặp lại một cách trang trọng như một lời kêu cứu tuyệt vọng.. Kiềuthương mình thì ít, thương cho chàng Kim thì nhiều. Nàng đã nhận hết mọi trách nhiệmcủa sự tan vỡ tình duyên về mình.1.0 - Trong đau khổ tột cùng Kiều vẫn sáng lên vẻ đẹp của một nhân cách cao thượng: ân cần,chu đáo với Kim Trọng mà vẫn tự trách, nàng quên đi bất hạnh của mình để cảm thơng chongười khác. Đây là giây phút độc thoại thật nhất, nhân bản nhất.1.0- Thuý Kiều đau khổ đến cực độ, Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói vớingười u vắng mặt nhiều lời thống thiết nghẹn ngào. Kiều là người vị tha, giàu đức hisinh.- Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.- Kiều nói với mình, nói với người u giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc chomình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Vẻ đẹp nhâncách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quênmình vì hạnh phúc của người thân.1.01.0- Nghệ thuật: Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại nội tâmsinh động, sử dụng từ thuần Việt tránh được tính nơm na, từ Hán Việt tránh được tính trangtrọng của ngơn ngữ bác học.KB- Khẳng định lại :giá trị nội dung và nghệ thuật---Hết---0.5

Video liên quan

Chủ Đề