Lãi ngân hàng bidv 2023

"Áp lực tăng lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2022 là hiện hữu nếu hạn mức tín dụng được nới. Chênh lệch tăng trưởng tín dụng – tiền gửi hiện ở mức cao và tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước có thể không còn dồi dào nếu đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh", chuyên gia của SSI nhận định. Lãi suất ngân hàng sẽ ra sao từ nay đến hết năm 2023?

Lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản nếu được nới room tín dụng 

Theo đánh giá của các chuyên gia Công ty chứng khoán SSI, nhìn chung, NHNN đã cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất phù hợp xuyên suốt nửa đầu năm 2022 nhằm hỗ trợ việc phục hồi kinh tế. Trên thực tế, trước những áp lực về lạm phát và tỷ giá tăng nhanh trong quý 2, NHNN đã sử dụng công cụ bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối nhằm có thể ổn định thị trường và hạn chế việc tác động lên mặt bằng lãi suất.

Một số ngân hàng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, vì mức trần tỉ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34%, và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2022. 

Từ 6 tháng đầu năm 2022, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành trái phiếu dài hạn, với tổng giá trị là 80,5 nghìn tỉ đồng [chiếm 0,7% tổng tiền gửi vào quý I/2022].

Các chuyên gia dự báo lãi suất huy động kỳ vọng tăng 1 – 1,5%.

Nhìn chung, chuyên gia của SSI kỳ vọng lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Cả năm, lãi suất huy động kỳ vọng tăng 1 – 1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1- 2% so với năm 2021, trong khi đó, thông thường phải mất từ 1-2 quý để lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn cũ điều chỉnh lại hoàn toàn theo lãi suất huy động.

Các chuyên gia SSI cho rằng so với cùng kỳ, NIM vẫn cao hơn 6 tháng cuối năm 2021 nhưng có thể thấp hơn một chút so với 6 tháng đầu năm 2022.

Dự báo, trong năm 2023, diễn biến của lãi suất có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm. Nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023, với CPI theo ước tính của là 5,2%. Sau đó, lãi suất huy động có thể sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2023, khi áp lực lạm phát giảm dần [CPI theo ước tính là 3,4% trong nửa cuối năm 2023].

Trong cả năm, lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng khoảng 70-80 điểm cơ bản và tiệm cận mức trước COVID-19 tại một số ngân hàng. NIM dự báo sẽ tăng tại các ngân hàng STB, ACB, VPB và MBB, trong khi sẽ giảm tại các ngân hàng phụ thuộc vào các khoản vay liên ngân hàng. NIM tại các ngân hàng còn lại được dự báo sẽ ổn định. NIM trung bình của các ngân hàng dự báo sẽ ổn định ở mức 3,8%, vẫn cao hơn mức trước COVID-19 là 3,5%.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Mức cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về SCB với mức 7,55% cho kì hạn 18 tháng trở lên đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến.

Ở kì hạn 1 tháng, các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động dao động từ 3,0% đến 4,0%. Có 5 ngân hàng niêm yết lãi suất ở mức cao nhất 4% là VIB, SCB, NCB, PGBank, GPBank. Thấp nhất thị trường là MB với mức lãi suất niêm yết 2,9%.  

Ở kì hạn 6 tháng, mức độ cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng bắt đầu thấy rõ, chênh lệch lên tới 2,85%. Lãi suất ngân hàng kì hạn này dao động từ 4% -6,9%. Cao nhất là CBBank ở mức 6,9% [hình thức gửi tiết kiệm online]. Vị trí thứ 2 là SCB ở mức 6,85%. Xếp chót bảng lãi suất ngân hàng cao nhất kì hạn 6 tháng là VietcomBank, VietinBank, Agribank, BIDV mới mức 4%.  

Từ kì hạn 12 tháng trở lên, có 3 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động trên 7%/năm. Đứng đầu danh sách là SCB với mức lãi suất 7,3%.

Tại kì hạn 24 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB niêm yết ở mức 7,55%. Trong khi đó, Vietcombank huy động tiền tiết kiệm với lãi suất thấp nhất thị trường: 5,3%.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động

Theo khảo sát lãi suất huy động 33 ngân hàng của Người Đồng Hành, tính đến đầu tháng 8, các nhà băng Vietcombank, MB, VPBank, ACB, Vietcombank, CBBank... đồng loạt tăng lãi suất ở nhiều kỳ hạn tiền gửi, vị trí quán quân về lãi suất huy động cũng đã có sự thay đổi.

Tính đến đầu tháng 8, SCB đã "nhường ngôi" quán quân lãi suất huy động lại cho CBBank. Nhiều tháng qua, SCB luôn là nhà băng có mức lãi suất tiền gửi tại quầy và online cao nhất với 7,3%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Thì sang đến đầu tháng 8, CBBank là ngân hàng có mức lãi suất huy động dẫn đầu thị trường khi trả 7,45%/năm cho tiền gửi 12 tháng trực tiếp tại quầy và 7,5% cho khách hàng gửi tiết kiệm online, tăng 0,3% so với tháng trước.

So với tháng trước, SCB không có sự thay đổi về bảng biểu lãi suất, ngân hàng vẫn giữ mức lãi 7,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Ngoài ra, SCB có mức lãi suất 7,6% nhưng chỉ áp dụng với món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên ở kỳ hạn 13 tháng. Còn tại kênh online, lãi suất dao động từ 7,3% đến 7,55% ứng với các kỳ hạn 12-36 tháng.

Cùng với mức lãi suất trên 7%/năm, NamABank đang áp dụng mức lãi suất 7,2% với tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 12-15 tháng, kỳ hạn 16-36 tháng là 7,4%/năm. Trong khi tiền gửi tại quầy, kỳ hạn 12 tháng khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất 6,5% thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với gửi tiền online.

KienlongBank trả mức lãi suất 7,2%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và 7,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, không thay đổi so với tháng 7.

Tại SHB, ngân hàng đang có chương trình ưu đãi mùa hè với mức lãi suất ưu đãi cộng thêm ở nhiều kỳ hạn, trong đó mức lãi suất cao nhất mà khách hàng có thể hưởng là 7,1%/năm và có điều kiện đi kèm. Lãi suất mặc định đối với kỳ hạn 18 tháng, gửi tại online là 6,6%, từ ngày 12/5 khách hàng gửi tiền sẽ được hưởng lãi suất cộng thêm 0,4% từ chương trình ưu đãi mùa hè và cộng thêm 0,1% nếu là khách hàng gửi tiền lần đầu.

Tại VPBank lãi suất chạm mốc 7%/năm, tuy nhiên áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng, tiền gửi từ 50 tỷ theo hình thức online. Mức lãi suất này cao hơn 0,1%/năm so với tháng trước.

Nhiều nhà băng khác cũng đưa ra lãi suất trên 7%/năm cho trường hợp đặc biệt giá trị tiền gửi vài trăm tỷ đồng trở lên. Trong đó, HDBank sẽ áp dụng mức lãi suất 7,15%/năm đối với những khoản tiết kiệm tối thiểu 300 tỷ đồng, lĩnh lãi cuối kỳ với kỳ hạn 13 tháng, trong khi điều kiện thường là 6%/năm.

Tại Techcombank, khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền từ 999 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 12 tháng sẽ được nhận lãi suất ưu đãi 7,1%/năm, trong khi điều kiện thường là 5,9%/năm đối với khách hàng VIP.

Tại LienVietPostBank, đối với các khoản tiền gửi mới hoặc tái tục kỳ hạn 13 tháng của hợp đồng tiền gửi có số dư tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên áp dụng lãi suất huy động lĩnh lãi cuối kỳ là 6,99%/năm.

3 trên 4 nhà băng thuộc nhóm Big 4 ngân hàng gồm BIDV, Vietcombank, Agribank cũng tăng lãi suất huy động 0,1% cho kỳ hạn 12 tháng. Theo đó, Vietcombank cộng 0,1%/năm vào lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1, 3 và 12 tháng tại quầy. Còn đối với tiền gửi tiết kiệm online, nhà băng này nâng 0,2% một năm ở tất cả kỳ hạn phổ biến. Hiện Vietcombank trả 5,6% cho tiền gửi 12 tháng.

Tuy nhiên, dù tăng lãi suất huy động, khối Big 4 vẫn tiếp tục duy trì lãi suất thấp nhất trên thị trường. Chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng lên tới gần 3% tuỳ vào từng kỳ hạn gửi tiền.

Ở nhóm các ngân hàng thương mại như ACB, ABBank, MB, OCB, Kienlongbank... cũng ghi nhận mức lãi suất huy động tăng, biên độ cộng thêm trong khoảng 0,2%-0,5%/năm.

Với kỳ hạn 3 tháng, MB đã tăng thêm 0,2 điểm phần trăm lãi suất so với hồi tháng 7 lên 3,6%/năm. Lãi suất kỳ hạn 5 tháng tăng 0,5% lên 4%/năm. Ở kỳ hạn 7-8 tháng, lãi suất cũng tăng từ 4,4%/năm lên 5%/năm, tương đương với mức tăng 0,6%. Lãi suất kỳ hạn 13 tháng tăng 0,2 điểm phần trăm lên 5,9%/năm.

Trong tháng 8 ACB tiếp tục có sự điều chỉnh tăng lãi suất, theo đó ngân hàng tập trung vào việc nâng lãi suất tiền gửi với các kỳ hạn 6 tháng trở lên. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng dao động quanh mức 5,7-6,2%/năm, tăng 0,2-0,4 điểm phần trăm so với tháng trước. Ở kỳ hạn 12 tháng, khách gửi tiền vào ACB hưởng lãi suất 6,1-6,4%/năm, tùy hạn mức, tăng 0,4% so với tháng 7.

Lãi suất huy động tiếp tục tăng trong 2023

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán VNDirect, nhóm chuyên gia cho rằng lãi suất huy động sẽ duy trì xu hướng tăng vào năm 2023, với mức tăng bình quân khoảng 50 điểm cơ bản. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể dao động bình quân ở mức 6,5-6,6% vào cuối năm 2023.

Nhóm chuyên gia kỳ vọng đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý III do nhu cầu vốn thấp bởi nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất huy động có thể tăng trở lại trong quý IV sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại.

Nửa cuối năm 2022, VNDirect cho rằng lãi suất huy động sẽ tăng 30-50 điểm cơ bản, bên cạnh đó lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 6-6,2%/năm vào cuối năm 2022 [hiện là 5,7%/năm], vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7%/năm.

Theo các chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research, nhóm phân tích cho rằng lãi suất huy động trong nửa cuối năm có thể tăng thêm 0,5-0,7% nếu hạn mức tín dụng được nới. Lãi suất tiết kiệm cả năm có thể tăng 1-1,5%. 

Trong năm 2023, diễn biến của lãi suất có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm. Nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023, với CPI theo ước tính của SSI Research là 5,2%. Sau đó, lãi suất huy động có thể sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2023, khi áp lực lạm phát giảm dần [CPI theo ước tính của nhóm phân tích là 3,4% trong nửa cuối năm 2023]. Trong cả năm 2023, lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng khoảng 0,7-0,8% và tiệm cận mức trước Covid tại một số ngân hàng.

Chủ Đề