Làm thế nào để đối phó với những kẻ căm ghét bạn

Không ai có thể sống mà làm hài lòng hết tất cả mọi người, có người yêu thương ta thì cũng sẽ có người ganh ghét ta. Đối với những người xa lạ không thân thiết thì chẳng sao, nhưng với những người suốt ngày cứ phải chạm mặt thì quả là một sự bức bối đến khó chịu. Càng trưởng thành, càng va chạm nhiều với xã hội cũng đồng nghĩa với tiếp xúc nhiều hơn với đủ loại người khác nhau. Trong trường học đến công sở, từ bạn bè đến đối tác, từ gia đình nội ngoại hai bên đến họ hàng gần xa, trong vô vàn những con người ấy, chắc chắn bạn chẳng thể làm vừa lòng tất cả mọi người.Phải làm gì khi hằng ngày cứ phải chạm mặt với những kẻ luôn có ác cảm và tỏ thái độ ganh ghét, thậm chí có những động thái nói xấu, “chơi bẩn” sau lưng. Điều này quả thật không dễ dàng gì. Có rất nhiều cách để đối phó với những kẻ không thích ta như đối mặt tranh cãi hay âm thầm trả đũa, hoặc cũng có người lặng lẽ chịu đựng, trốn tránh… Nhưng nếu là một người thông minh, họ sẽ có cách ứng xử khác.Luôn giữ “cái đầu lạnh” Trong bất cứ một tình huống nào, giữ bình tĩnh luôn là giải pháp tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề. Và người khôn ngoan luôn là người biết kiểm soát cảm xúc của mình. Đứng trước những lời soi mói, nói xấu hay những động thái kích động từ phía đối phương, nếu như không biết kiềm nén cảm xúc mà bị cuốn vào những cuộc đấu đá, tranh luận vô thưởng vô phạt ấy, bạn chắc chắn là người chịu thiệt. Với việc tức giận và trả đũa, đồng nghĩa với việc chúng ta tự làm xấu hình ảnh của bản thân mình. Và đây chắc hẳn cũng là diều khiến kẻ ghét bạn hả dạ.Không vội vàng hấp tấp, hãy bình tĩnh suy xét mọi chuyện và nghĩ đến giải pháp để xử lý nếu là những vấn đề lớn. Còn nếu là những chuyện nhỏ nhặt, thì “bơ” đi mà sống là phương án tốt nhất. Hãy cứ vui sống thật với con người của chính bạn, mọi người sẽ tự khắc nhận ra những lời nói xấu kia chỉ là bịa đặt.Cố gắng hạn chế tương tác “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Nếu đã không thể yêu mến nhau thì việc hạn chế gặp gỡ, tiếp xúc là cách hay nhất để bản thân không phải ôm lấy những phiền muộn, khó chịu không đáng.Cho dù không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh né đồng nghiệp hoàn toàn nhưng bạn có thể cố gắng hạn chế tương tác xuống mức thấp nhất có thể. Việc tránh tương tác này có lẽ là cách đối phó dễ dàng nhất.“Sống chung với lũ”Trong trường hợp, người có thái độ khó chịu với bạn lại là đối tượng mà bạn phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc [như mẹ chồng, đồng nghiệp, bạn học…] thì việc đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến đó chính là chấp nhận sự thật. “Haters gonna hate”. Những người thông minh luôn biết được rằng ngoài kia luôn tồn tại rất rất nhiều loại người khác nhau, và họ chẳng thể nào thay đổi được những người ghét mình. Ghét ai là quyền của họ và chúng ta cũng không thể hoàn hảo mà cứ chạy theo làm hài lòng người khác. Và với người thông minh, thường họ chỉ xem đó như là một vật cản cần phải vượt qua trên con đường thành công của mình. Và thay vì khó chịu với những kẻ ganh ghét ấy, họ sẽ lấy đó làm động lực để phấn đấu trở nên tốt hơn nhằm chứng tỏ bản thân mình. Chính vì vậy, ai ghét thì cứ việc ghét còn việc của bạn là sống tốt và đối xử tốt với người yêu mến mình.Nhìn nhận lại bản thân Một trong những điểm đáng lưu ý khác trong cách ứng phó của người thông minh với những kẻ ghét mình đó chính là việc tự nhìn nhận lại bản thân. Bạn có chắc mình là một người luôn luôn làm tốt mọi thứ và người khác khó chịu với mình không lý do? Những người luôn luôn tỏ thái độ với ta có thể đang chính là chiếc gương phản chiếu bản thân mình trong đó. Thay vì trách móc than phiền họ sẽ dành thời gian soi xét lại bản thân, liệu mình đã có những thiếu sót gì?Chính việc tự nhìn nhận lại bản thân sẽ giúp những người thông minh và thành đạt ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Và đôi khi, trong quá trình ấy, những kẻ khó chịu với bạn lại chính là người vô tình giúp bạn trở nên tốt hơn.

Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn đều đã trải qua cảm giác như bị ai đó ghét vào một số thời điểm nhất định trong cuộc đời. Trong trường hợp bạn làm gì không phải với ai đó, điều bạn nên làm là xin lỗi và cố gắng sửa chữa lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu có người ghét bạn vì những lý do không hề ảnh hưởng đến họ, chẳng hạn như tính cách hay gu ăn mặc, thì có lẽ bạn cũng đừng nên bận tâm hoặc cố thay đổi chính mình.

Thay vào đó, hãy luôn bảo vệ bản thân, cả về tinh thần lẫn thể xác trước những đối tượng đó. Có một điều bạn nên ghi nhớ rằng chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người và việc cố để ngăn chặn sự thù ghét phi lý từ người khác cuối cùng chỉ khiến cho bạn thêm buồn bực. Bên dưới đây là 4 phương pháp đối phó với vấn đề, mong rằng chúng sẽ phần nào giúp ích cho bạn.

I. Phương pháp gián tiếp


1. Đừng quan tâm tới họ
Nếu có thể, tốt nhất là bạn đừng bao giờ để ý đến những người thù ghét mình. Bạn càng tỏ ra khó chịu trước những trò khiêu khích, đối phương càng cảm thấy hứng thú. Điều này có thể trở thành một vòng luẩn quẩn khi có người ghét bạn, bạn phản ứng, người đó lại phản ứng lại với phản ứng của bạn.

  • Nếu đối phương cố tình gây phiền nhiễu, hãy giả vờ như không nghe thấy. Đừng phản ứng bằng bất kỳ cách nào khi đối phương kích động hoặc cố thu hút sự chú ý của bạn vào hắn.
  • Hãy luôn nhớ rằng bỏ qua không phải lúc nào cũng tốt trong mọi hoàn cảnh. Nếu đối phương bắt đầu tấn công bạn về mặt thể xác hoặc qua lời nói, tốt nhất bạn nên nhờ người có thẩm quyền trong tổ chức can thiệp.

2. Hãy tự tin
Tự tin luôn là vũ khí tốt nhất để đối phó với những kẻ thù địch. Cười trừ cho những lời phỉ báng, ứng xử thông minh khi bị khiêu khích và hãy luôn tích cực. Nếu không để mất đi sự tự tin, người ghét bạn rồi sẽ phải nản lòng và để cho bạn yên ổn.

Ví dụ, nếu ai đó xỉ nhục tác phẩm nghệ thuật của bạn, đừng nổi nóng mà hãy bình tĩnh. "Xin lỗi vì đã khiến bạn khó chịu, nhưng nghệ thuật là chủ quan. Tôi sẽ làm hết sức mình để cải thiện nó thế nên tôi đánh giá cao những lời chỉ trích mang tính xây dựng mà bạn có thể có".

  • Nếu ai đó nói bạn thật "bất thường", bạn có thể trả lời: "Có thể có một chút, nhưng tôi thích là chính mình. Có gì không ổn không?"
  • Khi phải đi bộ cùng một nhóm mà trong đó có người dường như không ưa bạn, đừng cuối đầu xuống hoặc tỏ ra e dè. Những hành động đó chẳng khác nào bạn nói rằng bạn sợ họ và đó là những gì họ muốn. Hãy ngẩng cao đầu và hướng thẳng về phía trước.

3. Tránh những kẻ thù ghét

Ở đây không có nghĩa là bạn trốn tránh họ. Đừng bao giờ để những kẻ bắt nạt làm chủ cuộc sống của bạn. Hãy cố đặt mình vào những tình huống không đòi hỏi bạn phải tương tác với người vốn dĩ chẳng ưa mình.

  • Khi còn trẻ, bạn đặc biệt sẽ nhận thấy có rất nhiều người ghét mình bởi họ không hiểu được sở thích và cả niềm đam mê của bạn. Thay vì bó buộc cuộc đời bạn với những suy nghĩ tiêu cực của những người này, hãy cứ tập trung theo đuổi niềm đam mê.
  • Nếu bạn đang chung nhóm với người đó, hãy thử tìm cách xem liệu bạn có thể đến một tổ chức khác phù hợp hơn hay không.
  • Tránh không tiếp xúc với những người ghét bạn cũng là một trong những cách để gia tăng sự tự tin bởi lúc bấy giờ bạn chẳng cần phải lo nghĩ về họ.

4. Chứng minh họ đã sai

Nếu những kẻ thù ghét nói rằng bạn không thể làm điều gì đó, cách tốt nhất là chứng minh cho họ thấy chúng ta có thể làm được. Tất nhiên, đó là những chuyện không vi phạm pháp luật. Hãy làm những điều họ nghĩ bạn không thể và làm thật tốt. Hãy tận dụng sự thù ghét của họ để thúc đẩy bản thân mình.

  • Ví dụ, nếu kẻ ghét bạn nói rằng bạn sẽ chẳng bao giờ có thể đỗ vào trường chuyên, hãy nỗ lực hết mình để tên của bạn có trong danh sách học sinh của ngôi trường đó.
  • Tuy nhiên, bạn cũng nên biết một điều chứng minh sự sai lầm của kẻ thù địch không phải bao giờ cũng khiến họ ngưng ghét mình. Trong một số trường hợp, thành công của bạn thậm chí còn khiến đối phương trở nên căm phẫn hơn. Đó không phải là lý do ngăn bạn không thành công, nhưng đừng làm gì để cố gắng khoe khoang. Hãy sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến họ.

II. Đối đầu trực tiếp

1. Lên tiếng
Nếu bạn cảm thấy mọi chuyện vượt qua ngoài khả năng chịu đựng thì đừng nên cố nữa. Trốn tránh không phải lúc nào cũng là cách giải quyết vấn đề. Hãy tìm thời điểm thích hợp để nói chuyện thẳng thắn và thành thật với những người không thích bạn.

Hãy nói chuyện như một người trưởng thành và thể hiện thiện chí của bạn dù trước đó họ có thô lỗ như thế nào đi nữa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người ghét thụ động, nghĩa là họ không trực tiếp xúc phạm bạn.

  • Hãy thử nói với người ghét bạn thế này: "Tôi nhận được rất nhiều ý nghĩ tiêu cực từ bạn trong thời gian gần đây và tôi sẽ đánh giá rất cao nếu bạn giữ những suy nghĩ đó cho riêng mình. Điều đó thật trẻ con và tôi không muốn phải đối phó với nó".
  • Ngoài ra, đôi lúc chúng ta cũng nên tìm hiểu vì sao họ lại ghét bạn. "Tôi đã làm gì phật lòng bạn? Bạn dường như đang có thái độ tiêu cực với tôi và tôi thì chẳng hiểu tại sao?".

2. Đừng nổi giận

Những gì đối phương muốn là chi phối cảm xúc của bạn và để tránh điều đó xảy ra, đừng bao giờ thể hiện sự tức giận hoặc thất vọng. Hãy tự cho mình thời gian để bình tĩnh và đưa ra động thái phản kháng cần thiết.

3. Tránh bạo lực thể xác

Hãy chỉ giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói. Hãy xem hận thù như một ngọn lửa mà lửa thì dễ dàng dập tắt bởi nước. Dùng lửa để dập lửa là điều không thể.

Dù bạn là người không mong bắt đầu một cuộc chiến nhưng cũng đừng nên để đối phương làm bạn bị thương. Hãy học cách tự vệ và tự bảo vệ mình.

III. Ứng phó với những bình luận trên mạng.

1. Không trả lời những câu mang tính troll

Những người không thích bạn thể hiện điều đó trên mạng thậm chí còn nhiều hơn so với những gì bạn nhìn thấy mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng động cơ của họ là giống nhau: tìm kiếm phản ứng từ bạn. May mắn là chúng ta có rất nhiều cách để ngăn chặn điều đó trên mạng xã hội.

  • Block. Hầu hết các mạng xã hội đều có tính năng này và bạn có thể sử dụng nó đối với những người đang cố tìm cách chọc tức bạn.

2. Bảo vệ sự riêng tư

Đừng nên sử dụng tên thật trên mạng ngoài trừ Facebook hay một số công cụ trực tuyến có uy tín khác. Sẽ thật không hay nếu bạn có một cái tên đặc biệt và có thể dễ dàng theo dõi thông qua một công cụ tìm kiếm. Hãy sử dụng nickname trên các diễn đàn và đừng nên đưa thông tin cá nhân của bạn như số điện thoại lên các diễn đàn hoặc trang mạng đó.

  • Hãy luôn nhớ rằng bất cứ thứ gì bạn đưa lên Internet đều sẽ được lưu lại gần như mãi mãi. Ngay khi bạn nghĩ rằng bạn đã xoá nhưng những kẻ xấu có thể cũng đã nhanh chóng chụp lại ảnh màn hình để sử dụng cho ý đồ không mấy tốt đẹp của họ. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi đăng.

3. Hãy nói với ai đó nếu bạn cảm thấy bị đe doạ.

  • Nếu người ghét bạn không ngừng phỉ báng và đưa ra những lời hăm doạ trực tiếp, hãy nói ngay với người mà bạn có thể tin tưởng. Đó có thể là đồng nghiệp, bạn bè, phụ huynh hay thậm chí là công an.
  • Đừng xoá bất cứ thứ gì bạn nhận được từ kẻ xấu. Mặc dù bạn có thể bị tổn thương khi đọc những dòng thư đó nhưng tốt nhất là nên giữ chúng lại. Nếu sự việc leo thang đến mức cần có sự can thiệp của chính quyền, bạn sẽ cần phải có bằng chứng cho những gì đã xảy ra.

4. Chấp nhận lời phê bình

Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp, bạn có thể nhận được một số đánh giá tiêu cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Vì là ẩn danh nên người ta có thể nói bất cứ thứ gì họ muốn. Đừng để lời nói của họ tiêu diệt sự tự tin của bạn, nhưng cũng cần cân nhắc kỹ. Một bình luận được thể hiện theo cách tiêu cực không có nghĩa là nó sai. Hãy xem xét những phê bình từ đó có phản ứng phù hợp.

IV. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến


1. Duy trì quan điểm

Những kẻ thù ghét có thể khiến cho cuộc sống của bạn khổ sở vào lúc này, nhưng hãy thử nghĩ về những thứ thật sự quan trọng. Cá là khi bạn nhận ra điều này, bạn sẽ ở một không gian hoàn toàn khác. Bản chất của cuộc sống là luôn thay đổi. Đừng để những người không thích bạn thống trị cuộc sống của bạn.

2. Trải nghiệm chỉ là tạm thời

Hãy suy nghĩ xem bạn sẽ phải đối phó với những những người chẳng ưa gì mình trong bao lâu. Hãy tưởng tượng đến mình trong 5 năm sau, nghĩ đến những nơi mình muốn đi, những việc mình muốn làm. Hãy tự hỏi liệu những người này có còn là một phần trong đời bạn ở thời điểm đó. Thông thường, sau một vài năm, bạn chẳng bao giờ phải nhìn thấy những kẻ đó nữa.

  • Nếu những người ghét bạn vẫn là mối bận tâm sau 5 năm, hãy tự hỏi bạn có thể làm gì để thay đổi. Chuyển trường, chuyền cơ quan? Thay đổi chính mình? Hay đối mặt với họ?
  • Nếu những người này biến mất khỏi cuộc đời bạn sau 5 năm, hãy nghĩ xem tại sao. Có phải vì bạn chuyển sang làm một công việc khác hay đại loại thế. Suy nghĩ xem có cách nào để điều này có thể xảy ra sớm hơn?

3. Tha thứ

Sự hận thù rồi cũng sẽ xảy ra với những người gieo rắc nó. Những người đang ghét bạn có thể không bởi vì bất kỳ sai lầm hoặc thiếu sót nào của bạn. Hãy thử một lần tìm sự đồng cảm để có thể mở lòng hơn.

Nếu bạn tha thứ cho những người thù ghét bạn, bạn có thể sẽ cảm thấy những lời nói của họ chẳng còn quan trọng. Tuy nhiên, cũng đừng hiểu lầm về cái gọi là tha thứ. Đừng nên nói với bản thân rằng họ là những kẻ ngu xuẩn hay cặn bã không đáng để mình quan tâm, ngay khi những điều này có thể là sự thật. Hãy nhắc nhở bản thân những người ghét bạn cũng là con người với những suy nghĩ và cảm xúc của riêng họ.

Nguồn: tinhte.vn

Sưu tầm: Xuân Vương - BP. Kho

Video liên quan

Chủ Đề