Lập trình android trên mac os

Câu hỏi này mình cũng gặp nhiều, sẵn đây mời anh em chia sẻ thêm lý do anh em dùng hai nền tảng này mà không phải là Windows cho công việc của mình nhé.

1. Thiết lập môi trường dễ dàng hơn

Trước khi bạn làm những thứ về code, bạn sẽ cần phải thiết lập môi trường để làm việc trên đó. Thường thì môi trường này không phải chỉ đơn giản là 1 phần mềm download về cài là xong, nó phải setup qua nhiều bước khác nhau và ở khúc này mình thấy làm trên Mac tiện hơn, đặc biệt là những thứ cần dùng tới dòng lệnh.

Và sẵn nói tới dòng lệnh, do bản chất của macOS và Linux đều chung một hệ thống *nix nên các cú pháp lệnh giống y như nhau, sự khác biệt là rất nhỏ và trong đa số trường hợp điều đó không làm ảnh hưởng gì. Mà các công cụ lập trình thì lại thường phải dùng dòng lệnh mới ngon chứ không phải cái nào cũng có giao diện đồ họa cho bạn sử dụng. Terminal (ứng dụng để bạn gõ lệnh vào) là một trong các app được developer mở nhiều nhất, thậm chí muốn chạy một cái web cũng cần Terminal nữa mà.

Lập trình android trên mac os

Khi đưa sản phẩm của bạn lên server, khả năng cao server đó cũng chạy một distro Linux nên sự tương đồng giữa máy tính cá nhân với server sẽ giúp công việc của bạn diễn ra nhanh chóng hơn và ít phát sinh lỗi bất ngờ hơn.

Trên Windows bạn cũng có thể chạy được dòng lệnh kiểu này nhưng phải sử dụng các tool khác, không phải là trải nghiệm có sẵn từ gốc. Ngay cả cấu trúc tổ chức file cũng đã khác nhau rồi nên khi thao tác sẽ khó hơn.

2. Một số phần mềm không có bản cho Windows

Ví dụ dễ thấy, khi bạn làm web, app thì bạn phải nói chuyện với designer, mà các bạn UI, UX designer hiện xài Sketch khá nhiều để vẽ vời. Ứng dụng Sketch thì lại chỉ có cho macOS, không có bản cho Windows nên để dễ đọc, dễ xem kích thước và xuất các file ảnh thì máy của developer cũng cần có Sketch.

Nhiều công cụ lập trình cũng được sinh ra cho macOS và Linux trước khi có bản dành cho Windows, hoặc chỉ đơn giản là việc cài đặt cho Win đòi hỏi bạn phải làm thêm một số bước trong khi cách cài bên macOS và Linux dễ hơn nhiều.

Và có những thứ đặc thù không thể cài lên Windows, ví dụ như Xcode để làm app cho iOS chẳng hạn. Bạn vẫn có thể code được app cho iOS trên Windows, nhưng trải nghiệm test, build ngon nhất thì đương nhiên phải dùng app rồi.

Lập trình android trên mac os


Tất nhiên ở phía ngược lại, khi bạn làm phần mềm cho Windows thì bạn vẫn phải cần các công cụ đặc thù, cái này thì cũng tương tự như code cho iOS vậy. Việc lựa chọn công cụ này phụ thuộc nhiều vào việc bạn cần làm là gì.

Mac còn được cái lợi thế là có thể cài Win lên dễ dàng nên cần dev cho Win vẫn ngon lành, trong khi máy Win thì cài macOS rất cực khổ và mất thời gian, thậm chí là không thể cài được, lại còn xung đột phần cứng và đủ thứ vấn đề khác. Nếu để làm việc thật sự thì hackintosh cài trên máy Win không phải là giải pháp ngon và dành cho mọi người.

3. Trải nghiệm tốt hơn

Trải nghiệm ở đây khá là chung chung và nó sẽ khác nhau tùy mỗi người, nhưng mình thích làm việc với macOS vì nó đơn giản, sáng sủa hơn so với Windows. Mình cũng cảm thấy tin tưởng chiếc MacBook của mình hơn so với các máy Win khác, cần là có, mở ra là chạy, gần như không có độ trễ.

Và mình cũng thích cách mà macOS render chữ lên màn hình, nhìn nó mịn đẹp hơn so với Windows dù bạn sử dụng cùng 1 loại màn hình. Sự khác biệt này đến từ cách mà hệ điều hành vẽ chữ ra cho bạn xem chứ không phải do font hay do phần cứng. Trong 2 bản update gần đây Windows 10 đã làm chuyện này tốt hơn trước nhiều.

macOS cũng ít bị lỗi lạ hơn, ít bị xung đột hơn. Hồi còn xài Windows thỉnh thoảng mình bị các lỗi kì quái khi không chạy được 1 phần mềm hay công cụ nào đó, mà không biết làm sao để sửa. Chỉ có cách cài lại máy mà thôi. Mấy thứ như thế này khá là khó chịu.

Cuối cùng là cộng đồng, do cộng đồng developer xài Mac nhiều nên khi gặp lỗi, gặp sự cố thì dễ hỏi Google hơn và khả năng cao là có ai đó cũng bị lỗi giống bạn và đã được người khác chỉ cách khắc phục rồi.

Còn bạn thì sao?

I. Giới thiệu

Android là hệ điều hành cho di động đã quá nổi tiếng do Google phát triển. Hiện nay, trên 80% smartphone được bán ra trên toàn cầu được sử dụng hệ điều hành Android, chính vì vậy Android trở thành một miền đất màu mỡ cho các nhà phát triển ứng dụng. Và tất nhiên, tại sao chúng ta lại không "làm tí" trong miền đất màu mỡ này chứ? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi những bước đi đầu tiên trên mảnh đất Android này: cài đặt và sử dụng Android Studio. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách cài đặt Android Studio và tạo ứng dụng demo "Hello World" thần thánh.

II. Nội dung

1. Cài Đặt Android Studio

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài Android Studio trên Mac OS. Đầu tiên, chúng ta kiểm tra JDK của máy, các bạn mở terminal lên và gõ lệnh sau:

java -version

Nếu máy của các bạn chưa cài JDK(java development kit), chúng ta sẽ nhận được thông báo như sau:

Lập trình android trên mac os

Chúng ta bấm vào đây để chọn phiên bản và cài đặt JDK cho máy. Sau khi cài đặt xong, gõ lại lệnh java -version vào Terminal, chúng ta sẽ được như hình sau:

Lập trình android trên mac os

Bước tiếp theo chúng ta sẽ cài đặt Android Studio. Các bạn vào đây để download Android Studio và cài đặt cho máy. Việc cài đặt Android Studio cũng hoàn toàn giống như cài đặt các phần mềm bình thường khác, các bạn có thể cài đặt rất đơn giản.

Sau khi hoàn thành việc cài đặt, chúng ta mở Android Studio lên và hoàn tất các bước của quá trình cài đặt. Cái này cũng đơn giản, chúng ta chỉ việc bấm chỗ nào next thì next, chỗ nào ok thì ok, thế thôi (yaoming). Đến bước cuối cùng, chúng ta sẽ có danh sách các thành phần cần download thêm cho Android Studio như sau:

Lập trình android trên mac os

Nhấn finish và đi làm cốc cafe chờ đợi download thôi nào.

Khi việc cài đặt hoàn tất, chúng ta sẽ được như sau:

Lập trình android trên mac os

2. Quản lý Android SDK

Khi chúng ta cài đặt Android Studio, bản SDK(Software Development Kit) mới nhất của Android cũng được tự động cài đặt cho chúng ta. Tuy nhiên, mỗi phiên bản Android đều có một bản SDK riêng, và như chúng ta đã biết, Android phân mảnh khủng khiếp và đa phần người dùng đang sử dụng các bản Android cũ chứ chả mấy ai dùng bản Android mới nhất. Vì thế chúng ta cần cài đặt thêm các bản SDK cũ hơn của Android để dev cho các version Android cũ hơn.

Để cài đặt SDK chúng ta vào Configure -> SDK Manager -> Appearance & Behavior -> System Settings -> Android SDK. Ở đây có list danh sách tất cả các bản Android SDK, các bạn thích dùng SDK nào thì tích chọn SDK đó rồi bấm OK -> accept -> OK và chờ download thôi.

Lập trình android trên mac os

3. Tạo app "Hello World" thần thánh

a. Tạo project

Để tạo App, chúng ta bấm "Start a new Android Studio project" -> đặt tên cho Project "Hello World" -> chọn platform và SDK thấp nhất cho project -> Next -> chọn Basic Activity -> đặt tên cho Activity -> Next -> Finish. Android Studio sẽ build project cho chúng ta như sau:

Lập trình android trên mac os

Sau khi tạo, chúng ta sẽ có được project được build bởi Android Studio. Trong file content_main.xml, chúng ta đã có TextView với chữ Hello World. Vậy là chúng ta đã có sẵn chữ, let's build it.

b. Build app trên emulator

Tương tự Simulator trên iOS, Android Studio cung cấp cho chúng ta máy ảo Android Emulator để chúng ta có thể build app và test ứng dụng trên máy ảo. Chúng ta có thể điều chỉnh emulator với các kích thước màn hình khác nhau và các bản SDK khác nhau. Việc này sẽ giúp chúng ta test được trên nhiều kích thước màn hình và nhiều SDK hơn, vì không phải lúc nào chúng ta cũng mua được hết các thiết bị Android cần thiết để test trên nhiều version Android và nhiều kích thước màn hình.

Tuy nhiên, các device Android đều có cpu dựa trên kiến trúc ARM, mà cpu máy tính của chúng ta lại sử dụng kiến trúc x86 của Intel, vì thế việc giả lập máy ảo Android khá nặng và tốn nhiều tài nguyên của máy tính.

Để tạo emulator, đầu tiên chúng ta bấm vào nút AVD Manager trên thanh công cụ của Android Studio

Lập trình android trên mac os

Tiếp theo, chúng ta chọn device cho simulator -> chọn System Image (bấm vào nút download để down system image bạn muốn chọn) -> đặt tên cho emulator device -> finish. Sau khi tạo xong emulator, chúng ta sẽ được danh sách các emulator như sau:

Lập trình android trên mac os

Sau khi tạo Emulator, chúng ta sẽ build project. Bấm nút build và chọn emulator chúng ta đã tạo và chờ Android Studio build cho chúng ta thôi

Lập trình android trên mac os

Lập trình android trên mac os

Với lần đầu chạy Emulator, chúng ta phải chờ khá lâu (khởi động máy ảo, build app) sau khi build xong, chúng ta sẽ được ứng dụng chạy trên máy ảo như sau:

Lập trình android trên mac os

Tuyệt vời, vậy là chúng ta đã chạy được ứng dụng trên Emulator, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách chạy ứng dụng trên máy thật.

c. Build app trên device

Để build app trên thiết bị Android thật, đầu tiên bạn cần bật "Developer Options" trên device của mình. Để bật Developer Options, chúng ta lần lượt làm các bước sau:

    1. Vào settings
    1. Kéo xuống cuối chọn mục About phone
    1. Tìm mục Build number và bấm đến lúc hiển thị "You’re now a developer!"
    1. Quay về setting, chúng ta sẽ thấy xuất hiện mục Developer Options
    1. Vào Developer Option, tìm mục Debugging và bật USB debugging. Máy sẽ hiển thị cảnh báo khi chúng ta bật chế độ này
    1. Cắm máy của chúng ta vào máy tính
    1. Xác nhận cho phép USB debugging bằng cách bấm OK vào thông báo hiển thị
    1. Đăng ký RSA key của máy, check vào "Always allow from this computer" để hoàn tất

Lúc này, chúng ta sẽ có thêm lựa chọn build app vào device. Chúng ta chọn device và build app tương tự như build trên Emulator.

Vậy là chúng ta đã có thể sử dụng Android Studio để tạo và chạy ứng dụng trên Emulator và device, tôi xin dừng bài viết tại đây.

III. Kết luận

Trên đây là những kiến thức hết sức cơ bản mà tất cả mọi lập trình viên khi bước chân vào thế giới Android đều cần biết để bắt đầu code Android. Hi vọng bài viết này giúp ích được các bạn tiết kiệm thời gian trong việc tạo môi trường để lập trình trên Android. Cuối cùng, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này, have a nice day ^_^!