Máy ảnh nên mua 2023

Dẫu thị trường máy ảnh đang dần chuyển sang các loại máy mirrorless [không gương lật], và có thể thay đổi vĩnh viễn, vẫn có rất nhiều máy ảnh DSLR có khả năng và cảm hứng được bán trên kệ. Một trong số chúng cung cấp thông số kỹ thuật hiện đại, với hình ảnh có độ phân giải lên đến vài chục MP cũng như quay video tối đa 4K.

 

Những chiếc máy ảnh DSLR cũng có ống ngắm quang học [OVF] cổ điển, chiếu hình ảnh phản chiếu đến mắt theo phong cách rất chân thực. Ngoài ra, nó thường giúp cho thời lượng của máy ảnh kéo dài hơn nữa, vì ống ngắm này không cần nguồn điện để hoạt động. Người dùng cũng có tùy chọn lật gương để xem trực tiếp và quay video.

Có rất nhiều loại nhiếp ảnh gia khác nhau, với những nhu cầu và ngân sách khác nhau khi chọn một chiếc máy ảnh. Và dưới đây là một số mẫu máy ảnh DSLR được ưa chuộng gần đây, từ những thân máy tiêu dùng có cảm biến crop nhỏ gọn đến các cỗ máy chuyên nghiệp có cấu tạo hợp kim chắc chắn.

 

Được giới thiệu vào năm 2016, D5600 có ngoại hình tương tự như các chiếc máy ảnh DSLR chuyên nghiệp của Nikon, chỉ thu nhỏ lại để có kích thước nhỏ nhẹ hơn. Phía sau ngàm F phổ biến là cảm biến 24,2MP, với hệ số crop 1.5x so với Full Frame 35mm. Phần thân máy được cấu tạo chủ yếu từ nhựa polycarbonate. Nó đủ cứng cáp nhưng không cứng như magiê.

Với độ phân giải 24MP và chụp ảnh RAW, bạn có rất nhiều tùy chọn khi nói đến việc tinh chỉnh hoặc cắt xén lại ảnh trong phần mềm chỉnh sửa. Ngoài ra, những bức ảnh JPEG có thể được gửi ngay đến điện thoại của bạn thông qua ứng dụng Nikon nhằm đăng nhanh lên mạng xã hội. Dải ISO của chiếc máy ảnh dao động trong khoảng 100 – 25.600, nhưng nhiễu hạt sẽ nhanh chóng xuất hiện ở các mức cao.

Nikon D5600 cũng có khả năng quay video 1080p với tốc độ khung hình tối đa 60fps. Nó không mang đến chất lượng như rạp chiếu phim, nhưng đã quá đủ cho nhiều ứng dụng web. Trong chế độ xem trực tiếp [live view], màn hình LCD lật ra của máy ảnh rất hữu ích cho việc tạo vlog và ảnh selfie.

  

Nikon D5600 hiện đang được bán với mức giá 800 USD [tương đương 18,5 triệu đồng] cho một cỗ máy hoàn toàn mới đi kèm với ống kính kit 18-55mm. Nó hỗ trợ mặc định cho dòng ống kính giá rẻ DX của Nokon, cũng như bất kỳ ống kính FX nào có tích hợp sẵn động cơ lấy nét. Nếu muốn rẻ hơn, D3500 có thể là một lựa chọn phù hợp với các tính năng tương đương nhưng lại thiếu màn hình lật ra. Canon Rebel SL3 cũng là một lựa chọn thay thế vững chắc nếu bạn muốn sử dụng hệ thống ngàm EF. Chiếc máy ảnh giá rẻ của Canon cũng được bổ sung khả năng quay video 4K.

 

Kể từ 2019, Canon EOS 90D đã cung cấp 1 lựa chọn vững chắc cho những người đam mê và nhiếp ảnh gia bán chuyên. Cảm biến APS-C của nó có độ phân giải 32,5MP, mang lại nhiều tùy chọn cắt ảnh hơn Nikon D5600. Giống như Nikon, thân máy của nó chủ yếu là nhựa, nhưng nó lại có kiểu dáng cũng như diện mạo đẹp hơn. Ngàm ống kính EF trên chiếc máy ảnh này chỉ đứng sau ngàm Nikon F khi nói đến khả năng tương thích với nhiều ống kính.

Canon EOS 90D có 2 ưu điểm chính trong phân khúc của nó, đó là tốc độ cao và quay video. Thân máy có khả năng chụp ảnh 10fps ấn tượng với màn trập cơ học, làm cho nó trở thành một lựa chọn hợp lý để chụp ảnh thể thao và hành động. Nó cũng là một chiếc máy quay video chắc chắn với khả năng quay 4K 24fps hoặc 30fps dọc theo toàn bộ chiều rộng của cảm biến. Nếu giảm độ phân giải xuống 1080p, chiếc máy ảnh cũng có thể đạt được những cảnh quay slow-motion lên đến 120fps.

  

Chiếc máy ảnh Canon này cũng được thừa hưởng tính năng tự động lấy nét 'Dual-Pixel' thương hiệu từ những người anh em mirrorless đắt tiền hơn. Trong vài năm qua, đây đã được chứng minh là một trong những hệ thống lấy nét nhanh nhất và đáng tin cậy nhất trên thị trường, đặc biệt là ở chế độ video. Thân máy Canon EOS 90D được bán với giá 1.200 USD [tương đương 27,8 triệu đồng] và tăng lên 1.600 USD [khoảng 37,1 triệu đồng] nếu mua kèm ống kính kit EF 18-135mm. Nikon D7500 với ngàm F cũng tương đương nhưng có giá rẻ hơn [1.000 USD tương đương 23,2 triệu đồng]. Dẫu thế, nó không hoàn toàn ngang ngửa với Canon EOS 90D về cài đặt video và độ phân giải tổng thể.

 

Pentax K-1 kết hợp kiểu dáng cổ điển cùng các tính năng chụp ảnh chuyên nghiệp. Nó mang đến hiệu năng ánh sáng yếu xuất sắc với cảm biến Full Frame 35mm và mức ISO tăng lên mức cao đáng kinh ngạc 819.200. Chiếc máy ảnh này cũng có tính năng chống rung hình ảnh bên trong, điều hiếm thấy ở máy ảnh DSLR. Điều này cho phép chụp ảnh bằng tay với tốc độ màn trập thấp, không cần đến tripod, giúp tối đa hóa khả năng chụp ban đêm của máy ảnh.

Bạn cũng có được một thân máy bền bỉ, có khả năng chống chọi thời tiết được làm từ magiê và thép không gỉ. Độ phân giải 36,4MP khá phù hợp với hầu hết mọi nhiếp ảnh gia. Những hình ảnh RAW cũng được ghi lại ở độ sâu màu 14-bit, mang lại cho chúng khả năng xử lý dễ dàng trong phần mềm chỉnh sửa.

  

Tuy nhiên, ngàm Pentak K có lựa chọn ống kính hạn chế hơn so với Canon hoặc Nikon. Các tính năng video cũng thiếu hụt, chỉ đạt tối đa 1080p 30fps. Chiếc máy ảnh Pentax K-1 Mark II này có giá bán lẻ chưa tới 1.800 USD [tương đương 41,8 triệu đồng]. Cả Nikon D610 lẫn Canon EOS 6D Mark II đều thấp hơn mức giá đó, nhưng thiếu độ phân giải cao, thân máy hợp kim cũng như tính năng chống rung trong thân máy như Pentax.

 

Nikon D850 ngàm F chính là đỉnh cao nhiếp ảnh hiện tại của Nikon. Nó có thể là thân máy DSLR chuyên nghiệp cuối cùng mà công ty phát hành vào thời điểm hiện tại. Nó có độ phân giải 45,7MP cùng khả năng chụp ảnh RAW 14-bit là quá mức đối với những người nghiệp dư, nhưng cho phép bắt tối đa chi tiết trong một khung hình. Ở cài đặt cao nhất, cỗ máy này có thể chụp ảnh liên tục ở tốc độ 7fps. Nikon sử dụng 153 điểm theo dõi lấy nét tự động, trở thành một trong những hệ thống lấy nét tiên tiến nhất trên thế giới. Màn hình LCD nghiêng hỗ trợ chụp ngang lưng và quá đầu khi ở chế độ xem trực tiếp [live view].

Một tính năng độc đáo khác chính là khả năng hạ thấp ISO gốc xuống 64, mang lại hình ảnh rõ ràng nhất có thể ở các cài đặt cơ bản. Trong điều kiện ánh sáng yếu, mức ISO có thể được mở rộng lên đến 102.400. Nó có thể quay video 4K 24fps hoặc 30fps, và có thể tăng lên đến 120fps đối với độ phân giải 1080p. Những người quay video sẽ rất yêu thích jack cắm mic chuyên dụng, cùng với khả năng gửi cảnh quay không nén đến thiết bị ghi bên ngoài. Ở chế độ time-lapse, Nikon D850 có thể kết hợp nhiều lần phơi sáng liên tiếp thành 1 clip 8K.

  

Nikon D850 kế thừa khung magiê chịu lực và công thái học trực quan của những thế hệ đàn anh, trong khi vẫn giữ được trọng lượng nhẹ so với kích thước của nó. Nó cũng có đầy đủ kết nối Bluetooth và Wi-Fi, cho phép điều khiển máy ảnh thông qua ứng dụng của Nikon. Nikon D850 có giá dưới 3.000 USD [tương đương 69,6 triệu đồng], khiến cỗ máy này trở thành một khoản đầu tư hơn là một món đồ chơi vì đam mê. EOS 5D Mark IV của Canon có thể được bán với giá rẻ hơn, dù có độ phân giải thấp hơn và ít điểm lấy nét hơn.

 

Canon EOS 1D-X Mark III có thân máy bằng magiê bền bỉ, mạnh mẽ cùng báng cầm dọc tích hợp, cho phép các nhiếp ảnh gia thoải mái chụp ảnh theo hướng dọc. Độ phân giải của cảm biến Full Frame chỉ hơn 20MP, dù bạn có thể nghĩ rằng đó là mức thấp đối với một thân máy chuyên nghiệp. Độ phân giải thấp hơn đó cho phép cỗ máy Canon EF này chụp và xử lý ảnh liên tục ở tốc độ khung hình 16fps với màn trập cơ, và tăng lên 20fps ở chế độ màn trập điện tử. Cỗ máy này cũng được đánh giá là có thể chụp liên tiếp ít nhất 1.000 khung hình trước khi phải giảm tốc độ, với 191 điểm lấy nét tự động giúp nó luôn sắc nét. Tốc độ này làm cho nó trở thành sự lựa chọn hoàn hảo để chụp hành động chuyển động nhanh, với 191 điểm lấy nét tự động giúp ảnh luôn sắc nét.

Thông số kỹ thuật video cũng không phải là trò đùa. Canon EOS 1D-X Mark III có thể quay video RAW 5K tối đa 60fps, cùng với khả năng quay video 4K 60fps 10-bit thực tế hơn và 1080p 120fps. Video RAW có thể được tinh chỉnh và chỉnh sửa tương tự như ảnh RAW, nhưng dung lượng file sẽ khá nặng nề. Để bắt kịp tốc độ cao và video 5K, Canon yêu cầu đến thẻ nhớ CF Express đắt tiền và không có sẵn khe cắm thẻ nhớ SD.

  

Với kích thước to như vậy, Canon EOS 1D-X Mark III cũng có mức giá cao ngất ngưởng, 6.500 USD. Nikon cũng có chiếc máy ảnh D6 tương đương, vốn cũng tích hợp báng cầm dọc và mức giá tương đồng. Nikon D6 có độ phân giải cao hơn một chút nhưng tốc độ màn trập liên tục thấp hơn. Dẫu thế, nó không thể sánh kịp Canon EOS 1D-X Mark III về sức mạnh video.

 

Mẫu máy ảnh Pentax 645Z này vượt xa kích thước Full Frame với kích thước cảm biến rộng 43,8mm, độ phân giải 51,4MP. Trong thời kì film, medium format thường được các nhiếp ảnh gia studio và tạp chí ưa chuộng vì độ phân giải cao hơn của chúng, và các ưu điểm tương tự cũng áp dụng cho kỹ thuật số. Cảm biến lớn hơn cũng có thể hấp thụ nhiều ánh sáng hơn so với Full Frame, có dải tần nhạy sáng hữu dụng rộng hơn, độ sâu màu phong phú và đạt được độ sâu trường ảnh nông hơn ở khẩu độ nhanh. Pentax 645Z có dải ISO trải dài từ 100 đến 204.800.

Tuy nhiên, các ưu điểm này cũng có những đánh đổi. Thâm máy to và nặng khiến quá trình cầm trên tay rất khó chịu. Các ống kính ngàm 645 cũng sẽ nặng hơn và đặt đỏ hơn, không có khả năng sử dụng trên bất kỳ thân máy nào khác. Nếu muốn đạt được medium format, đây đơn giản chỉ là những đánh đổi phải chấp nhận.

  

Pentax 645Z cũng có khả năng quay video, dù hơi tụt hậu với 1080p 30fps. Ngoài ra còn có chế độ time-lapse 4K, nhưng Pentax 645Z chủ yếu được thiết kế cho mục đích chụp ảnh tĩnh tuyệt vời trong điều kiện cố định. Chỉ riêng thân máy đã có giá gần 7.700 USD [tương đương 179 triệu đồng] nhưng đó lại là một mức giá hời nếu muốn chụp ảnh medium format. Một trong những chiếc DSLR duy nhất có thể vượt qua thông số kỹ thuật của Pentax là Leica S3 được sản xuất tại Đức. Chiếc máy ảnh có “dấu chấm đỏ” này có thể chụp ảnh tĩnh 64MP, nhưng cũng đi kèm với mức giá khủng khiếp, 20.000 USD [khoảng 464 triệu đồng].

Nguồn: Slash Gear

Chủ Đề