Máy Turbo là gì

Hiện nay động cơ turbo được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại xe hơi. Nó xuất hiện ngay cả trên những chiếc xe phổ thông nhằm tăng sức vận hàng cho xe. Vậy động cơ turbo là gì và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào, xin mời quý độc giả theo dõi bài biết dưới đây nhé!

Động cơ turbo là gì?

Turbo hay còn được gọi là bộ tăng áp động cơ Turbocharger, được hiểu là một thiết bị thường được gắn vào họng xả của động cơ làm nhiệm vụ bơm và xả khí vào động cơ. Nó tạo ra nhiều không khí hơn vào các xi-lanh, giúp động cơ tạo ra nhiều công suất hơn.

Nguyên lý hoạt động của động cơ turbo

Nói một cách đơn giản, động cơ turbo giúp tối ưu hóa quá trình đốt nhiên liệu và không khí. Hoặc có thể hiểu nguyên lý hoạt động của bộ tăng áp turbo là tối ưu hóa nguồn năng lượng, từ khí xả để dẫn động quay máy sau đó bơm không khí vào buồng đốt.

Bộ tăng áp bao gồm hai thành phần chính là tuabin và bộ nén. Khi khí thải của động cơ được dẫn đến tuabin đủ mạnh để làm quay tuabin. Bộ nén có nhiệm vụ nén không khí vào buồng nạp [xilanh] của động cơ. Nhiều không khí được nén vào xi-lanh, đồng nghĩa với lượng nhiên liệu được bơm vào động cơ nhiều hơn, giúp cải thiện hiệu suất của xe.G

Xem thêm: Giá xe ô tô cập nhật chi tiết mới nhất

Ưu điểm của động cơ turbo

Bộ tăng áp turbo mang lại một loạt lợi ích, do đó, tại sao chúng ngày nay rất phổ biến trên những chiếc ô tô hiện đại. Ở đây, chúng tôi liệt kê những điểm cộng chính của động cơ tăng áp.

Theo như nguyên lý hoạt động để tăng công suất động cơ cần phải tăng dung tích xy-lanh. Với động cơ đốt trong thì điều này sẽ dẫn đến việc nhà sản xuất sẽ phải thiết kế một động cơ lớn hơn và nặng hơn.

Trong trường hợp để đáp ứng khối động cơ này chiếc xe buộc phải có khung gầm chắc chắn và hệ thống phanh lớn, làm tăng trọng lượng, mất đi sự nhanh nhẹn, linh hoạt của xe, chưa kể giá xe còn tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, động cơ tăng áp turbo không cần đến những điều đó. Ưu điểm lớn nhất của động cơ turbo là tăng công suất động cơ, giúp xe chạy với công suất lớn hơn mà không cần tăng số lượng và dung tích xi lanh. Theo những nhân viên kinh doanh ô tô có kinh nghiệm cho biết công suất động cơ có thể tăng từ 30 đến 40% với động cơ turbo so với động cơ không turbo.

Nhược điểm của động cơ turbo

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, động cơ turbo cũng có một số nhược điểm:

Thứ nhất, do khả năng cung cấp sức mạnh cho xe vận hành. Và cung cấp cho xe gấp rưỡi động cơ thông thường động cơ turbo đòi hỏi phải có piston, thanh đẩy và trục khuỷu mạnh hơn để đáp ứng đúng yêu cầu và thông số kỹ thuật. Ngoài ra, lượng nhiệt tỏa ra từ bộ tăng áp động cơ khá lớn nên xe phải được trang bị hệ thống làm mát với bộ tản nhiệt lớn và các van chịu nhiệt tốt.

Khi sử dụng động cơ turbo, các tuabin có thể quay từ 100.000 vòng / phút đến 250.000 vòng / phút nên xe cần khoảng thời gian thay dầu ngắn hơn so với động cơ không có turbo tăng áp. Bên cạnh đó một bơm dầu có dung tích lớn hơn động cơ thông thường, đi kèm với bộ làm mát cũng là những trang bị rất cần thiết để đáp ứng nguồn cung cấp dầu cao phải được đảm bảo.

Cuối cùng, rõ ràng là công nghệ này sẽ làm tăng giá thành chi phí của xe sử dụng động cơ turbo so với những chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong thông thường. Thêm vào đó là quy trình bảo dưỡng và sửa chữa xe, việc sử dụng động cơ turbo cũng đòi hỏi chi phí cao hơn vì vật liệu thay thế và sửa chữa đắt hơn.

Nếu như trước đây, động cơ turbo thường chỉ được lắp trên các dòng xe sang hoặc thể thao để tăng hiệu suất thì gần đây động cơ này còn được sử dụng trên các dòng xe bình dân. Tại thị trường Việt Nam, bạn có thể tìm thấy một số mẫu xe có động cơ turbo như Honda Civic, Hyundai Tucson, Hyundai Elantra, ...

Tin bán xe là website chuyên cung cấp dịch vụ đăng tin mua bán ô tô miễn phí uy tín hàng đầu Việt Nam.

Ảnh: Internet

Turbo tăng áp giúp động cơ ô tô mạnh mẽ hơn nhưng để kéo dài tuổi thọ của động cơ người dùng xe cần lưu ý một số điều dưới đây

Động cơ Turbo là gì?

Turbo hay bộ tăng áp động cơ [Turbocharger] là thiết bị thường được gắn vào họng xả động cơ làm nhiệm vụ bơm khí xả vào động cơ nhằm tăng sức mạnh cho động cơ mà không phải tăng số lượng và dung tích xy-lanh.

2.Nguyên lý hoạt động của động cơ turbo

Động cơ Turbo

Nguyên lý hoạt động của bộ tăng áp turbo là tối ưu hóa nguồn năng lượng từ khí xả để dẫn động turbin quay máy, bơm không khí vào buồng đốt. Hay nói đơn giản, động cơ turbo giúp tối ưu quá trình đốt nhiên liệu và không khí.

Bộ tăng áp turbo bao gồm hai thành phần chính: turbin và bộ nén. Khi khí xả của động cơ được dẫn tới turbin đủ mạnh để làm quay turbin, bộ nén làm nhiệm vụ nén khí vào khoang nạp khí [xy-lanh] của động cơ. Nhiều không khí hơn được nén vào trong xy-lanh đồng nghĩa nhiên liệu được đưa vào động cơ nhiều hơn, tăng công suất hoạt động cho xe.

Ưu điểm của động cơ turbo

Theo nguyên lý hoạt động, để công suất của động cơ tăng thì cần phải tăng dung tích xy-lanh. Với động cơ đốt trong, điều này sẽ khiến nhà sản xuất phải kích thước động cơ to hơn và nặng hơn. Trong trường hợp này, để đáp ứng được khối động cơ này, xe buộc phải có khung gầm chắc chắn và hệ thống phanh lớn khiến trọng lượng tăng lên, mất đi sự nhanh nhẹn và linh hoạt của xe, chưa kể giá thành cũng sẽ tăng theo.

Trong khi đó, động cơ tăng áp turbo không cần điều này. Ưu điểm lớn nhất cũng động cơ turbo là tăng công suất cho động cơ, giúp xe vận hành mạnh mẽ hơn mà không cần tăng số lượng và dung tích xy-lanh. Theo các chuyên gia kinh nghiệm mua bán xe, với động cơ turbo, công suất động cơ có thể tăng từ 30% đến 40% so với động cơ không sử dụng turbo.

Nhược điểm của động cơ turbo

Bên cạnh những ưu điểm đã kể trên, động cơ sử dụng turbo cũng có một số nhược điểm sau:

Đầu tiên, do khả năng cung cấp sức mạnh vận hành cho xe gấp rưỡi động cơ thông thường, động cơ turbo đòi hỏi các piston, cần đẩy và trục khuỷu cũng phải khỏe hơn để đáp ứng đúng yêu cầu và tính chất kỹ thuật. Bên cạnh đó, lượng nhiệt bổ sung sinh ra từ bộ tăng áp động cơ khá lớn, do đó xe bắt buộc phải trang bị hệ thống làm mát với bộ tản nhiệt lớn cùng các valve có khả năng chịu nhiệt tốt.

Khi sử dụng turbo động cơ, các turbin có thể quay 100.000 vòng/phút lên đến 250.000 vòng/phút, vì vậy xe cần có khoảng thời gian thay dầu ngắn hơn động cơ không được tăng áp. Thêm vào đó, một bơm dầu có dung tích cao hơn động cơ thông thường đi kèm bộ làm mát dầu cũng là trang bị cần thiết để đáp ứng nguồn cung cấp dầu cao.

Cuối cùng, hiển nhiên với kỹ thuật như vậy thì chi phí của xe sử dụng động cơ turbo sẽ đắt đỏ hơn xe dùng động cơ đốt trong thông thường. Ngoài ra, quá trình bảo dưỡng và sửa chữa xe sử dụng động cơ turbo cũng đòi hỏi chi phí do đó cao hơn do vật liệu thay thế và sửa chữa đắt đỏ hơn.

Trước đây động cơ turbo thường chỉ được trang bị trên các dòng xe sang hoặc xe thể thao nhằm mục đích tăng hiệu suất vận hành nhưng gần đây, các dòng xe phổ thông cũng đã sử dụng động cơ này. Tại thị trường Việt Nam, một số mẫu xe có sử dụng động cơ turbo có thể kể đến như Honda Civic, Hyundai Tucson, Huyndai Elantra,...

Một số lưu ý khi đi xe sử dụng động cơ Turbo

Xe turbo có bền hay không phần lớn sẽ do cách vận hành và bảo dưỡng. Do đó để kéo dài tuổi thọ động cơ turbo, người dùng nên lưu ý một số điều sau:

1. Hạn chế di chuyển ngay sau khi nổ máy

Động cơ ô tô hiện đại ngày nay do sử dụng hệ thống phun xăng điện tử nên sẽ không cần phải để xe nổ máy quá lâu trước khi di chuyển. Tuy nhiên, nếu dùng xe động cơ tăng áp thì theo nhiều chuyên gia khuyên vẫn nên cho xe vận hành không tải vài phút rồi mới lăn bánh.

Nguyên nhân do turbo tăng áp sử dụng dầu bôi trơn chung với động cơ. Khi xe vừa nổ máy, dầu động cơ còn nguội [đặc hơn] nên lưu chuyển chậm hơn. Và lúc này dầu cũng cần thời gian để bơm lên. Vì thế, hiệu quả bôi trơn động cơ lẫn turbo không tốt.

Nhiệt độ lý tưởng để dầu lưu chuyển bôi trơn các chi tiết là từ 80 – 95 độ C. Thời gian đợi nhiệt độ dầu tăng lên sẽ tuỳ thuộc vào cơ chế làm nóng động cơ khác nhau ở mỗi xe. Tuy nhiên thông thường nên cho xe nổ máy từ 2 – 3 phút trước khi lăn bánh.

2. Không tắt máy ngay sau khi dừng

Với xe sử dụng động cơ hút khí tự nhiên thì tắt máy ngay sau khi dừng xe không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên với xe dùng động cơ tăng áp thì nên hạn chế điều này. Bởi với động cơ tăng áp, nhiệt độ sinh ra rất cao. Dầu nhớt đóng vai trò vừa là chất bôi trơn, vừa là chất làm mát nên sẽ hấp thụ nhiệt từ động cơ.

Nếu tắt động cơ đột ngột khi động cơ còn nóng, dầu trong động cơ sẽ không được lưu chuyển mà chỉ tiếp xúc cục bộ ở một số vị trí nóng. Điều này dễ khiến dầu bị giảm chất lượng, thành phần phụ gia trong dầu phân huỷ nhanh hơn, dầu biến chất nhanh hơn. Vì thế khi đi xe turbo, người lái nên chú ý giảm tốc độ vài kilomet trước điểm đến. Sau khi dừng xe nên để xe nổ máy từ 2 – 3 phút sau đó mới tắt máy.

3.Tránh chạy xe ở vòng tua máy quá thấp

Bộ turbo tăng áp được dẫn động bởi khí xả động cơ. Nếu động cơ vận hành ở vòng tua máy quá thấp, turbo sẽ không đạt được ngưỡng vòng quay nhất định. Điều này đồng nghĩa công suất xe sẽ không đạt được mức tối ưu nhất. Do đó chạy xe ở vòng tua máy quá thấp tưởng rằng sẽ tiết kiệm nhiên liệu nhưng thực chất là không.

4. Chú ý khi xe vào cua

Khác với động cơ hút khí tự nhiên, động cơ tăng áp sẽ có độ trễ nhất định khi tăng tốc. Do đó nếu không chú ý đến độ trễ này, người đi xe turbo dễ bị hiện tượng thiếu lái hoặc dư lái khi vào cua, dẫn đến xe bị trượt, mất kiểm soát, thậm chí xe bị mất lái. Vì thế một lưu ý khi đi xe turbo quan trọng đó là không nên đạp ga sâu khi lái xe thoát khỏi cua.

5. Sử dụng xăng có chỉ số octane đúng khuyến cáo

Trong sách hướng dẫn sử dụng xe, nhà sản xuất thường khuyến cáo rất rõ về loại xăng có chỉ số octane phù hợp. Người dùng nên tuân thủ theo khuyến cáo này. Không nên dùng xăng có chỉ số octane thấp hơn. Bởi có thể khiến xe bị kích nổ nhiên liệu sai thời điểm, ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ lẫn bộ turbo tăng áp.

6. Lưu ý về dầu bôi trơn

Turbo tăng áp sử dụng chung dầu bôi trơn với động cơ. Ở một số xe tăng áp, dầu không bị hao hụt đáng kể trong một chu kỳ thay. Nhưng ở một số xe khác, lượng hao hụt dầu cao hơn bình thường nên cần bổ sung định kỳ. Do đó, tốt nhất người dùng nên nhờ hãng xe tư vấn để được hướng dẫn kiểm tra và bổ sung dầu đúng cách.

7. Thay lọc xăng đúng hạn

Bộ tăng áp Turbo quay bằng khí xả từ động cơ do đó rất nhạy cảm với chất lượng khí xả. Nếu lọc xăng bị bẩn, xăng bị nhiễm tạp chất sẽ lọt vào buồng đốt, tỉ lệ hỗn hợp xăng và không khí bị sai lệch. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng khí xả và trực tiếp gây hại không nhỏ cho turbo. Do đó cần kiểm tra và thay lọc xăng ô tô định kỳ đúng hạn.

8. Bảo dưỡng hệ thống làm mát khi nạp định kỳ

Hệ thống làm mát khí nạp tăng áp cần được bảo dưỡng sau mỗi 160.000 km hoặc sớm hơn tuỳ theo điều kiện vận hành. Bên cạnh đó cũng nên kiểm tra hệ thống làm mát, thay nước làm mát thường xuyên.

9. Kiểm tra hệ thống đường dẫn khí cao áp định kỳ

Nhiều trường hợp bộ Turbo tăng áp bị lỗi do hệ thống đường dẫn khí cao áp gặp trục trặc, ảnh hưởng đến lượng khí nạp vào động cơ. Khi này, turbo phải làm việc vất vả hơn để bù vào. Do đó nên kiểm tra hệ thống đường dẫn khí cao áp định kỳ để xử lý kịp thời nếu xảy ra rò rỉ.

Ùn ùn đi đăng ký xe khi phí trước bạ giảm

Trong hai ngày đầu tiên giảm 50% lệ phí trước bạ, lượng người đi đăng ký ô tô tăng đột biến, nhiều nơi quá tải, ...

Ưu đãi lệ phí trước bạ xe lắp ráp – mẫu xe nào hưởng lợi?

Khi chính sách giảm 50% phí trước bạ có hiệu lực, người mua ô tô sẽ tiết kiệm được từ vài chục đến hàng trăm ...

Honda hỗ trợ 100% phí trước bạ cho ba mẫu xe ô tô nhập khẩu

Trong tháng 12/2021, khách hàng mua các dòng xe của Honda bao gồm Civic, HR-V và Brio tiếp tục nhận được ưu đãi 100% phí ...

Turbo có tác dụng gì?

Turbo tăng áp còn được gọi là Turbocharger 1 thiết bị được vận hành bởi luồng khí thải của động cơ, làm tăng sức mạnh cho động cơ bằng cách bơm thêm không khí vào các buồng đốt. Đốt cháy không chỉ bị giới hạn ở số lượng nhiên liệu được phun vào mà còn cả lượng không khí pha trộn với lượng nhiên liệu đó.

Bộ tăng áp để làm gì?

Bộ tăng áp giúp động cơ đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn bằng cách nén thêm nhiên liệu vào xy lanh trong mỗi chu kỳ nổ. Một bộ tăng áp có thể tăng áp suất hút nhiên liệu lên 6 đến 8 psi [đơn vị đo áp suất: cân Anh trên mỗi phân vuông] Vì áp suất không khí khoảng 14,7 psi nên động cơ sẽ nạp thêm 50% nhiên liệu.

10 L turbo là gì?

Có thể hiểu, máy turbo 1.0L sẽ “uống xăng” tương đương động cơ hút khí tự nhiên 1.5L khi vận hành đến cùng khoảng công suất tối đa. Không chỉ vậy, mức công suất trần càng được tăng lên, khả năng tiết kiệm của động cơ tăng áp càng giảm.

Xăng tăng áp là gì?

Tăng áp cụm từ dùng chung để chỉ các hệ thống nạp nhiên liệu cưỡng bức. Qua đó, có thể hiểu một cách đơn giản động cơ tăng áp xe ô tô chính hệ thống nạp nhiên liệu để nén thêm không khí vào buồng đốt.

Chủ Đề