Một con bò sữa cho bao nhiêu lít

Cho ăn thức ăn tinh trước, thô sau, đảm bảo thức ăn cỏ tươi ngon, bổ sung thức ăn giàu Protein là cám hỗn hợp và các loại củ, quả, cho uống nước đầy đủ để có nhiều sữa.

Bò cái sau khi đẻ 1 tháng trở đi, ta phải theo dõi để biết bò động dục trở lại, tốt nhất là sau 2 tháng trở đi ta mới phối giống.

Bò vắt sữa nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, bò sẽ cho năng suất sữa cao. Người chăn nuôi cần chú ý những điểm sau đây:

1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vắt sữa:

Thời gian vắt sữa:

Mùa hè:

+ Sáng: 5 giờ - 6 giờ

+ Chiều: 17 giờ - 18 giờ

Mùa đông:

+ Sáng: 5 giờ 30' - 6 giờ 30'

+ Chiều: 16 giờ 30' - 17 giờ 30'.

2. Người chăn nuôi phải hiểu được đặc tính của bò mình nuôi:

Thích ăn gì, hoạt động thế nào? Không thay đổi người chăm sóc và vắt sữa.

3. Đảm bảo tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho bò sữa:

Một bò sữa bình thường cần một lượng thức ăn để duy trì mọi hoạt động gọi là khẩu phần duy trì một lượng thức ăn cho nuôi con và một lượng thức ăn cho sữa. Bò cho lít sữa thứ 6 mới tính thức ăn tinh, cứ 0,4kg thức ăn thì tính cho 1kg sữa.

Thức ăn tinh 1 con bò sữa khoảng 6 - 8kg/ngày.

Cỏ tươi cho 1 con bò sữa khoảng 30 - 40kg/ngày.

4. Chế độ vắt sữa:

Những ngày đầu bò mới đẻ thường bầu vú còn cứng, do đó, lúc vắt sữa ta phải lấy nước nóng chườm bầu vú cho mềm lại đồng thời tăng cường xoa bóp bầu vú 3 - 4 lần/ngày, cho đến khi bầu vú bò mềm hẳn thì lúc đó lượng sữa mới tăng dần lên được.

Cho bò ăn và vắt sữa đúng giờ tạo phản xạ có điều kiện cho bò sữa và kích thích tiết sữa khi đến giờ được ăn.

Cho bò ăn cùng lúc với vắt sữa, thức ăn tinh và củ quả cho ăn thuốc, thức ăn xanh thô cho ăn sau.

Những quy định về vắt sữa:

- Vắt đúng giờ, cố định người vắt.

- Giữ yên lặng nơi vắt sữa, không hút thuốc lá không gây cảm giác khó chịu đối với bò vắt sữa.

- Dụng cụ vắt sữa sạch sẽ, hợp vệ sinh.

- Bò cao sản vắt trước, trung sản và thấp vắt sau. Trong 1 con bò viêm vú, vú nào không viêm vắt trước vú nào viêm vắt sau. Sữa bò viêm phải vắt ra ngoài, không được sử dụng.

- Sữa bò trong vòng 7 ngày đầu chỉ cho bê uống. Không được nhập chung vào sữa hàng hóa.

Quy trình vắt sữa:

- Đưa bò vào vị trí vắt, cho bò ăn thức ăn tinh theo khẩu phần.

- Cố định cổ cột chân bò.

- Rửa vú bằng nước sạch, dùng khăn lau khô, vắt mỗi vú vài tia sữa vào miếng vải đen để kiểm tra viêm vú [nếu lợn cợn là bị viêm].

- Xoa kích thích: Mục đích gây cảm giác dễ chịu, kích thích sữa xuống và bò bình tĩnh cho vắt sữa.

5. Giữ cho bò đứng:

Bò sữa có thói quen là khi đến giờ được ăn, đang nằm nghỉ hoặc nhai lại sẽ đứng bật dậy, ỉa, đái và bắt đầu ăn. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc chuẩn bị vắt sữa.

Ngay sau khi vắt sữa, núm vú còn mở nên dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn của môi trường gây ra. Vì vậy, phải khuyến khích bò giữ tư thế đứng cho vắt sữa.

6. Cho bò sữa uống đủ nước:

Bò sữa cần có đủ nước uống và nhu cầu nước cũng cần thiết, nếu thiếu nước uống một ngày, ngày hôm sau lượng sữa tụt ngay và 10 ngày sau lượng sữa vẫn chưa hồi phục được như mức cũ.

Một bò sữa có thể uống từ 20 - 60 lít nước/ngày, do đó, máng uống phải luôn có nước sạch mát để bò uống tự do.

7. Tắm chải, vận động:

Mỗi ngày tắm cho bò 1lần cho sạch sẽ và dùng bàn chải xoa chải 1 - 2 lần. Nếu nuôi bò sữa tại chuồng, ít nhất 1 ngày phải cho bò ra ngoài vận động 2 lần để tránh bệnh thiếu Vitamin D.

8. Chống nóng và vệ sinh thú y:

Trong những ngày nóng bức, ngoài việc tắm chải cho bò cần để bò đứng ở những chỗ thoáng mát, khi trời lạnh cần che chắn chuồng nuôi, nền chuồng luôn sạch sẽ, khô ráo, không để ẩm ướt và lầy lội.

Định kỳ chống ve, tẩy giun sán và tiêm phòng các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng... theo quy định của thú y.

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

Khởi nghiệp từ 3 con bò sữa, sau hơn 12 năm gắn bó với nghề nuôi bò sữa, đến nay gia đình anh Lê Minh Nghĩa [SN 1975] trú tại xóm Quán Mít, xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Đàn [Nghệ An] đã có tổng đàn 23 con. Ở thời kỳ khai thác sữa, bình quân mỗi ngày đàn bò của anh Nghĩa cho 200 lít sữa cho thu nhập ổn định 2 triệu đồng/ngày.

Người tiên phong từ mô hình nuôi bò sữa

Từ năm 2006, do kinh tế gia đình khó khăn, anh Lê Minh Nghĩa đã mạnh dạn vay mượn tiền của người thân mua 3 con bò sữa để nuôi. Những năm đầu do chưa nắm vững được kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và tiếp cận các tiến bộ KHKT nên những năm đầu 3 con bò sữa của gia đình chỉ cho thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

Không bằng lòng với kết quả đã đạt được, thời điểm đó anh Nghĩa hàng ngày rong ruổi đến các trang trại trên địa bàn huyện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; đồng thời anh tìm hiểu qua sách báo về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Khi đã lĩnh hội được kỹ thuật, anh Lê Minh Nghĩa mạnh dạn bàn với vợ tiếp tục đầu tư xây chuồng trại, vay mượn thêm vốn mua thêm con giống, trồng cỏ chăn nuôi bò sữa theo hướng hàng hóa.

Để chăm sóc, nuôi dưỡng 23 con bò sữa của gia đình, anh Lê Minh Nghĩa đã mạnh dạn đầu tư trồng hơn 1 ha cỏ để cho bò đủ dinh dưỡng hàng ngày. Ảnh: CT

Sau một thời gian đầu tư, chăn nuôi bò sữa theo hướng KHKT bắt đầu năm 2016 gia đình anh làm ăn có lãi. Hiện nay, tổng đàn bò sữa của gia đình anh 23 con, trong đó có 12 con bò cho mỗi ngày hơn 200 lít sữa, với giá bán 14.000/lít, sau khi trừ chi phí gia đình còn thu lãi trên 2 triệu đồng/ngày.

Trao đổi với Dân Việt, anh Lê Minh Nghĩa, trú tại xóm Quán Mít, xã Nghĩa Tân chia sẻ: “Trước đây mình chăn nuôi nhỏ lẻ nên thu nhập không ổn định, từ năm 2015, được tham gia các lớp tập huấn của hội nông dân xã và huyện cũng như được Hội đứng ra thế chấp vay vốn ngân hàng, gia đình mạnh dạn nuôi số lượng lớn để tăng thêm thu nhập”.

Để đảm bảo vệ sinh cho nguồn sữa, anh Lê Minh Nghĩa còn đầu tư máy vắt sữa để đảm bảo tiêu chuẩn sữa nhập cho nhà máy. Ảnh: CT

“Không phải ai cũng có thể làm nông nghiệp mà giàu sớm được. Việc chăn nuôi bò sữa cũng vậy. Qua tìm hiểu, được biết anh Nghĩa rất chịu khó, siêng năng và biết học hỏi. Từ một người nông dân không biết gì về chăn nuôi bò sữa, anh đã tự mình nghiên cứu, học tập từ nhiều mô hình khác nhau trên địa bàn huyện và các huyện bạn. Đến nay, qua hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăn nuôi bò sữa, anh trở thành điển hình về thu nhập cao cho người nông dân địa phương”, ông Cao Ngọc Chỉnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Tân cho biết thêm.

Bằng nghị lực vươn lên hiện nay anh Lê Minh Nghĩa là một trong những hội viên Hội nông dân xuất sắc của xã, anh trở thành tấm gương tiêu biểu về sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế địa phương. Những mô hình phát triển kinh tế như thế này đã góp phần không nhỏ nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

Hiện nay ở Nghệ An, ngoài các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, hiện đại, được đầu tư bài bản của các tập đoàn lớn TH, Vinamilk với quy mô hàng ngàn con, có hơn 100 hộ dân nuôi trên 1.000 con bò sữa, tập trung chủ yếu ở Tân Kỳ, TX. Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu… Hầu hết các hộ nuôi bò sữa đều nhập sữa cho Nhà máy sữa Nghệ An [thuộc Công ty sữa Vinamilk] thông qua các trạm thu mua ở các địa phương.

Chủ Đề