Mục tiêu cơ bản về cải cách thủ tục hành chính trong CAND

CAND nâng cao chất lượng cải cách hành chính phục vụ nhân dân

Dự thảo Thông tư nêu rõ nguyên tắc quy định tiêu chí cải cách hành chính [CCHC] và xác định chỉ số CCHC trong CAND. Quy định tiêu chí CCHC đảm bảo đầy đủ, chính xác, phù hợp với thực tiễn CCHC trong CAND.

Xác định chỉ số CCHC bằng điểm số cụ thể, gắn với từng nội dung tiêu chí và có tài liệu kiểm chứng hoặc giải trình cụ thể đối với những nội dung không có tài liệu kiểm chứng kèm theo.

Xác định chỉ số CCHC trong CAND đảm bảo đa chiều, lồng ghép các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thuộc chức năng của Bộ Công an đang triển khai thực hiện; đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan trong xác định chỉ số CCHC.

8 tiêu chí khung

Dự thảo Thông tư quy định về 8 tiêu chí khung bao gồm: 1- Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính; 2- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; 3- Cải cách thủ tục hành chính; 4- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; 5- Cải cách chế độ công vụ; 6- Cải cách tài chính công; 7- Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; 8- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ các tiêu chí cụ thể về CCHC của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ không có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thang điểm đánh giá, xác định Chỉ số CCHC tối đa là 100 điểm. Trong đó, các đơn vị thuộc cơ quan Bộ không có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức: tự đánh giá tối đa 100 điểm. Đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức: tự đánh giá tối đa 80 điểm; đánh giá qua điều tra xã hội học, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công: tối đa 20 điểm.

Đối với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: tự đánh giá tối đa 75 điểm; đánh giá qua điều tra xã hội học, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công: tối đa 13 điểm; đánh giá qua việc lấy ý kiến của các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở địa phương: tối đa 7 điểm.

Về nội dung xếp loại, công bố và sử dụng kết quả chỉ số CCHC, dự thảo Thông tư quy định theo hướng căn cứ kết quả thẩm định chỉ số CCHC của Công an các đơn vị, địa phương, Cục Pháp chế và CCHC, tư pháp dự thảo và trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phê duyệt chỉ số CCHC trong CAND với các mức xếp loại như sau:

- Tổng số điểm đạt được từ 95 điểm trở lên, tương ứng với chỉ số CCHC từ 95% trở lên: xếp loại Xuất sắc.

- Tổng số điểm đạt được từ 80 điểm đến dưới 95 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC từ 80% đến dưới 95%: xếp loại Tốt.

- Tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến dưới 80 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC từ 70% đến dưới 80%: xếp loại Khá.

- Tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC từ 50% đến dưới 70%: xếp loại Hoàn thành nhiệm vụ [loại trung bình].

- Tổng số điểm đạt được dưới 50 điểm, tương ứng với chỉ số CCHC dưới 50%: xếp loại Không hoàn thành nhiệm vụ [loại yếu].

Điểm thưởng và điểm phạt

Ngoài ra, dự thảo Thông tư quy định rõ về điểm thưởng và điểm phạt. Điểm thưởng là số điểm được cộng thêm vào tổng điểm thẩm định trước khi xác định chỉ số CCHC trong CAND. Tiêu chí điểm thưởng gồm: Tổ chức tự xác định điểm chỉ số CCHC chặt chẽ, chính xác và báo cáo Bộ Công an đúng thời gian quy định: 01 điểm; có những cách làm đột phá trong công tác cải cách hành chính, được dư luận đánh giá cao: 01 điểm.

Điểm phạt là số điểm phải trừ đi từ tổng điểm thẩm định trước khi xác định chỉ số cải cách hành chính trong CAND. Tiêu chí điểm phạt gồm: Thiếu quan tâm đến công tác cải cách hành chính, để xảy ra tình trạng trì trệ, không đổi mới, không tiến bộ hoặc có nhiều đơn vị trực thuộc thực hiện công tác CCHC yếu, bị dư luận phê phán: 01 điểm.

Có đơn thư tố cáo, kiến nghị, ý kiến góp ý hay tin, bài trên các phương tiện thông tin về thái độ, hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị mà được cơ quan có thẩm quyền xác minh nội dung phản ánh là đúng sự thật hoặc để xảy ra sai sót trong quá trình xử lý công việc làm ảnh hưởng đến uy tín của CAND: trừ 01 điểm.

Kết quả xác định chỉ số CCHC trong CAND là tiêu chí quan trọng trong đánh giá, bình xét và tính điểm phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc hàng năm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Đức


Nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong Công an nhân dân 10 năm tới 2021 - 2030

Nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong Công an nhân dân. Cuộc thi viết “Tìm hiểu công tác cải cách hành chính trong Công an nhân dân” 2022 đã được phát động và triển khai ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Dưới đây là câu hỏi và đáp án phần thi tự luận vừa được HoaTieu.vn cập nhật. Mời bạn đọc tham khảo.

Lưu ý: Đây là đáp án tham khảo, không phải đáp án chính thức của cuộc thi.

Mục tiêu, nhiệm vụ nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030

Mục tiêu, nhiệm vụ nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030

Câu hỏi: Đồng chí hãy trình bày mục tiêu, nhiệm vụ của các nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong Công an nhân dân trong 10 năm tới tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030?

Tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030 đã nêu rõ những mục tiêu, nhiệm vụ của các nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong Công an nhân dân trong 10 năm tới.

Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể này sẽ được HoaTieu cung cấp chi tiết tại phần dưới đây.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của các nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong Công an nhân dân trong 10 năm tới

Hội nghị được Bộ Công an tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28/10/2020 đã tiến hành, phổ biến, quán triệt đến Công an các đơn vị, địa phương nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2020-2030 trong CAND. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu tổng quát, Chương trình tổng thể xác định rõ nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của cải cách hành chính Nhà nước trong CAND giai đoạn 2021-2030. Trong đó, tập trung vào 6 nội dung: 

  • Cải cách thể chế;
  • Cải cách thủ tục hành chính;
  • Cải cách tổ chức bộ máy;
  • Cải cách chế độ công vụ;
  • Cải cách tài chính công;
  • Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong CAND.

Trọng tâm cải cách hành chính trong CAND 10 năm tới là:

  • Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, nâng cao năng lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật;
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ chính quy, tinh nhuệ, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công tác;
  • Xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong CAND.

- Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trong CAND, xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện gắn liền với các nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính; xác định lộ trình, nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

- Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế trong CAND đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội để phục vụ hiệu quả cho việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính; xây dựng giải pháp đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong CAND để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ điện tử và công dân, doanh nghiệp điện tử.

Tất cả hướng đến mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử và hướng đến chính phủ số, tạo sự thuận tiện cho người dân trong các thủ tục hành chính, tất cả vì người dân.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi tự luận: Đồng chí hãy trình bày mục tiêu, nhiệm vụ của các nội dung trọng tâm cải cách hành chính trong Công an nhân dân trong 10 năm tới tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030?

Đáp án tổng hợp tất cả các câu hỏi tự luận thi Tìm hiểu công tác cải cách hành chính trong Công an nhân dân 2022 đã được HoaTieu cập nhật trong bài viết: Đáp án Tự luận Tìm hiểu công tác cải cách hành chính trong Công an nhân dân 2022. Các bạn có thể tham khảo để tìm đáp án từng câu hỏi dễ dàng và thuận tiện.

Tất cả đáp án trên đều được làm và chia sẻ bởi Lanh Lảnh Lót.

Vì thế các bạn lưu ý, các đáp án trên không phải là đáp án chính thức của cuộc thi do ban tổ chức công bố. Nếu các bạn có bất cứ thông tin hay thắc mắc gì hãy góp ý với chúng mình để cùng hoàn thiện câu trả lời tốt hơn nhé.

Mời bạn đọc tham khảo bài viết liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đáp án tự luận Tìm hiểu công tác cải cách hành chính trong Công an nhân dân 2022

Mục tiêu cơ bản về cải cách thủ tục hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030. Cuộc thi viết “Tìm hiểu công tác cải cách hành chính trong Công an nhân dân” 2022 đã được phát động và triển khai ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Dưới đây là câu hỏi và đáp án phần thi tự luận vừa được HoaTieu.vn cập nhật. Mời bạn đọc tham khảo.

Lưu ý: Đây là đáp án tham khảo, không phải đáp án chính thức của cuộc thi.

Nhiệm vụ Công an các đơn vị, địa phương cần thực hiện để đạt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính

Mục tiêu cơ bản về cải cách thủ tục hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030

Câu hỏi: Đồng chí hãy cho biết mục tiêu cơ bản về cải cách thủ tục hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030? Để đạt được những mục tiêu nêu trên, theo đồng chí, Công an các đơn vị, địa phương cần chú trọng thực hiện những nhiệm vụ nào?

Ngày 28/10/2020, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, định hướng giai đoạn 2021 - 2030 trong lực lượng Công an nhân dân [CAND]; công bố kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính và kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính trong CAND năm 2020.

Trong đó, có mục tiêu cơ bản về cải cách thủ tục hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030. HoaTieu sẽ cập nhật cho bạn đọc thông tin tại phần dưới đây.

2. Mục tiêu cơ bản về cải cách thủ tục hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030

Trọng tâm cải cách hành chính trong CAND 10 năm tới là:

  • Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, nâng cao năng lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật;
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ chính quy, tinh nhuệ, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công tác;
  • Xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong CAND.

Trong đó, mục tiêu cơ bản về cải cách thủ tục hành chính trong Công an nhân dân trong 10 năm tới giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tập trung vào việc:

"Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính; xây dựng giải pháp đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong CAND để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ điện tử và công dân, doanh nghiệp điện tử."

Tất cả hướng đến mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử và hướng đến chính phủ số, tạo sự thuận tiện cho người dân trong các thủ tục hành chính, tất cả vì người dân.

3. Công an các đơn vị, địa phương cần chú trọng thực hiện những nhiệm vụ nào?

Để đạt được mục tiêu cơ bản về cải cách thủ tục hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030, công an các đơn vị, địa phương cần chú trọng thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trong CAND, xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện gắn liền với các nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính; xác định lộ trình, nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

- Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế trong CAND đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội để phục vụ hiệu quả cho việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính; xây dựng giải pháp đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong CAND để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ điện tử và công dân, doanh nghiệp điện tử.

- Thứ trưởng Lê Quý Vương đề nghị, trên cơ sở kết quả thực hiện xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020, Công an các đơn vị, địa phương thực hiện:

  • Tổ chức rút kinh nghiệm để đánh giá các kết quả đã đạt được, những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xác định chỉ số cải cách hành chính trong những năm tiếp theo; tiếp tục đề xuất lãnh đạo Bộ Công an kịp thời điều chỉnh những vấn đề chưa hợp lý về nội dung, phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính.
  • Bên cạnh đó, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung bộ phiếu hỏi, nội dung đánh giá các tiêu chí và đề xuất về phương pháp, cách thức tổ chức đo lường sự hài lòng của người dân bảo đảm khoa học, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính trong CAND.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi tự luận: Đồng chí hãy cho biết mục tiêu cơ bản về cải cách thủ tục hành chính trong Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2030? Để đạt được những mục tiêu nêu trên, theo đồng chí, Công an các đơn vị, địa phương cần chú trọng thực hiện những nhiệm vụ nào?

Đáp án tổng hợp tất cả các câu hỏi tự luận thi Tìm hiểu công tác cải cách hành chính trong Công an nhân dân 2022 đã được HoaTieu cập nhật trong bài viết: Đáp án Tự luận Tìm hiểu công tác cải cách hành chính trong Công an nhân dân 2022. Các bạn có thể tham khảo để tìm đáp án từng câu hỏi dễ dàng và thuận tiện.

Tất cả đáp án trên đều được làm và chia sẻ bởi Lanh Lảnh Lót.

Vì thế các bạn lưu ý, các đáp án trên không phải là đáp án chính thức của cuộc thi do ban tổ chức công bố. Nếu các bạn có bất cứ thông tin hay thắc mắc gì hãy góp ý với chúng mình để cùng hoàn thiện câu trả lời tốt hơn nhé.

Mời bạn đọc tham khảo bài viết liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề