Năm nhuận có bao nhiêu ngày và năm ko nhuận có bao nhiêu ngày?

Năm nhuận là 1 năm bình thường sẽ có 12 tháng, theo dương lịch năm nhuận chứa một ngày du ra, theo âm lịch thì sẽ chứa tháng thứ 13. Việc này đảm bảo tính đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết. Vậy năm nhuận có bao nhiêu ngày?

Năm nhuận là gì?

Năm nhuận là năm:

– Theo dương lịch, chứa một ngày dư ra.

– Theo âm-dương lịch, chứa tháng thứ 13.

Để đảm bảo đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hoặc năm thời tiết.

Trong trường hợp dương lịch thì các mùa và các sự kiện thiên văn không lặp lại chính xác sau một số ngày, vì thế năm dương lịch cứ sau một khoảng thời gian nhất định phải thêm vào một ngày để đảm bảo việc chỉnh lại các sai số do làm tròn năm.

Trong trường hợp âm dương lịch như lịch Trung Quốc thì do một chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày [làm tròn]. Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng [tháng nhuận] để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

Khái niệm năm nhuận không nên nhầm lẫn với các giây nhuận [dùng để đảm bảo cho thời gian của đồng hồ đồng bộ với ngày].

Năm nhuận có bao nhiêu ngày?

Câu trả lời ngắn gọn cho câu năm nhuận có bao nhiêu ngày? thì năm nhuận sẽ có 366 ngày, theo âm lịch thì năm nhuận sẽ có 13 tháng. Trong lịch Dương thì 4 năm nhuận một lần. Còn lịch âm thì 3 năm nhuận 1 lần.

Năm nhuận theo Dương lịch

Lịch Dương được tính bằng thời gian Trái Đất quay 1 vòng xung quanh Mặt Trời, số thời gian này hết 365 ngày 6 giờ. Như vậy, sau 4 năm thời gian dư đó được cộng thành 1 ngày, năm được cộng thời gian là năm thứ 4 và được gọi là năm nhuận. Như vậy một năm nhuận có nhiều hơn 1 ngày so với năm không nhuận, có 366 ngày. Ngày đó được thêm vào cuối tháng 2, đó chính là ngày 29 tháng 2.

Năm nhuận theo Âm lịch

Lịch Âm được tính theo chu kì quay của Mặt Trăng, do 1 chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất khoảng 29,53 ngày nên 1 năm âm lịch chỉ có 354 ngày. Vậy nên cứ 3 năm Âm lịch lại ngắn hơn năm Dương lịch 33 ngày [hơn 1 tháng]. Để cân bằng thời gian giữa năm Âm lịch và năm Dương lịch, cứ 3 năm Âm lịch phải cho thêm một tháng nhuận để năm Âm lịch và Dương lịch không bị chênh nhau quá nhiều. Vậy nên, một năm nhuận Âm lịch sẽ có 13 tháng.

Thế nhưng, năm Dương lịch vẫn nhanh hơn năm Âm lịch. Tình trạng này được khắc phục bằng cách là cứ 19 năm lại sẽ có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Trong 19 năm Dương lịch có 228 tháng Dương lịch, tương ứng với 235 tháng Âm lịch, thừa 7 tháng so với năm Dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Cách tính năm nhuận

Cách tính năm nhuận theo Dương lịch:

Với những năm tròn thế kỷ không có lẻ [ từ hai số 0 ] thì bạn cứ lấy năm đó chia cho 400, nếu năm đó chia hết thì đó là năm nhuận. Còn cách thứ hai là bạn có thể lấy hai số đầu chia 4 là được.

VD: Năm 1600 hay năm 2000 là năm nhuận, còn những năm như 1700, 1800, 1900 không phải là năm nhuận.

Cứ đến 4 năm là sẽ lại có thêm 1 ngày 29 được đưa vào trong lịch.

Cách tính năm nhuận theo Âm lịch:

Cứ 3 năm liên tiếp thì âm lịch [hay ngày dưới] sẽ ít hơn dương lịch 33 ngày. Để thời gian của âm lịch và dương lịch không bị chênh lệch nhau quá nhiều cũng như 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông không bị sai lệch thì cứ 3 năm theo lịch âm sẽ có 1 tháng nhuận. Cách tính năm nhuận theo âm lịch như sau: lấy số năm chia 19, nếu số dư đó là một trong các số: 0 ; 3; 6; 9; 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó sẽ có tháng nhuận.

VD: 2019 không phải là năm nhuận âm lịch vì 2019 chia cho 19 dư 5.

       2020 là năm nhuận âm lịch vì 2020 chia cho 19 dư 6.

       2021 là năm không nhuận theo âm lịch vì 2021 chia cho 19 dư 7.

       2022 là năm nhuận âm lịch vì 2022 chia hết cho 19 dư 9.

Ngày nào là ngày nhuận?

Lịch Gregory là bản sửa đổi của lịch Julius được sử dụng bởi người La Mã. Lịch La Mã có nguồn gốc là lịch Mặt Trăng [mặc dù từ thế kỷ 5 TCN nó không còn tuân theo chu kỳ Mặt Trăng nữa] và được đặt tên cho các ngày theo ba tuần [pha] của chu kỳ Mặt Trăng: trăng mới [calends, từ đó có từ “calendar” nghĩa là lịch], phần đầu tiên [nones] và trăng tròn [ides]. Các ngày đã được đếm ngược [bao gồm cả ngày này] cho đến ngày kế tiếp được đặt tên, vì thế ngày 24 tháng 2 là ante diem sextum calendas martii [“ngày thứ sáu trước lịch của tháng 3”].

Từ năm 45 TCN, tháng 2 trong những năm nhuận có hai ngày được gọi là “ngày thứ sáu trước lịch của tháng 3”. Ngày dư ra nguyên thủy là ngày thứ hai trong những ngày được gọi như vậy, nhưng từ thế kỷ 3 nó đã là ngày đầu tiên. Từ đó có thuật ngữ ngày nhuận cho ngày 24 tháng 2 trong năm nhuận.

Khi mà tập quán này được tuân theo, những ngày lễ sau ngày thêm vào đã bị dịch chuyển trong năm nhuận. Ví dụ, ngày lễ trước đây của thánh Matthias, vào ngày 24 tháng 2 trong những năm thường sẽ rơi vào ngày 25 tháng 2 trong năm nhuận.

Tuy nhiên điều tế nhị của lịch sử này đang trong quá trình bị loại bỏ: Liên minh châu Âu thông báo rằng, từ năm 2000, ngày 29 tháng 2 sẽ là ngày nhuận chứ không phải là ngày 24 tháng 2, và Giáo hội Công giáo Rôma hiện nay cũng sử dụng ngày 29 tháng 2 như ngày nhuận. Sự khác biệt rõ ràng chỉ có ở những nước kỷ niệm “ngày có tên”.

Trên đây là nội dung bài viết năm nhuận có bao nhiêu ngày? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Chủ Đề