Ngân hàng vỏ bọc là gì

Để che chắn cho công ty mẹ, các nước phát triển trên thế giới đã phổ biến loại hình công ty vỏ bọc hay công ty lá chắn [shell-company].

Để che chắn cho công ty mẹ, các nước phát triển trên thế giới đã phổ biến loại hình công ty vỏ bọc hay công ty lá chắn [shell-company], một trong những loại hình được được ưa chuộng trong kinh doanh ngầm hiện nay nhưng chưa có những quy định pháp lý cụ thể cho việc thành lập các công ty dạng này.

Các công ty này có tư cách pháp nhân rõ ràng và khai sinh nó dễ dàng hơn khai sinh một đứa trẻ. Theo điều tra của Thượng viện Mỹ, mỗi năm ở Mỹ có hai triệu công ty vỏ bọc được thành lập. Tại Anh, trong số 300.000 công ty được đăng ký, có 250.000 công ty đặt ở nước ngoài, chỉ riêng British Virgin Islands [BVI] đã sở hữu 59.000 doanh nghiệp đăng ký mới năm 2010.

Một số công ty như thế là có thật với văn phòng và nhân viên của họ ở rải rác một số nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều công ty lại chỉ là công ty trên giấy với một cái tên người đại diện, không công bố các số liệu nhằm tránh cho người ngoài biết họ làm gì và sở hữu gì, họ hoạt động ở đâu, ai điều hành họ.

Các công ty vỏ bọc hoàn toàn hợp pháp và thường được sử dụng khi sáp nhập, chuyển giao tài sản trong những giao dịch phức tạp hoặc để đứng ra chịu trách nhiệm trước các vụ kiện liên quan đến chính phủ, rửa tiền hay chống tham nhũng.

Tuy nhiên, các công ty dạng này cũng thường được dùng cho mục đích sai trái như trốn thuế, rửa tiền hay khủng bố. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2011 mang tên kẻ giật dây con rối đã chỉ ra rằng 817 trường hợp tham nhũng giữa những năm 1980-2010 hầu hết đều dùng hình thức công ty vỏ bọc như là một công cụ cơ bản.

Một lý do khiến loại hình này ồ ạt xuất hiện khắp nơi là do phong trào chống tham nhũng do Mỹ dẫn đầu. Với những quy định mới, việc một ai đó có tài khoản nặc danh trong ngân hàng là điều không thể. Kết quả là, các công ty vỏ bọc trở thành cách dễ dàng nhất cho một người bất lương giấu đi danh tính của mình.

Những thiên đường thuế như Thụy Sĩ, Panama, Liechtenstein thường được lựa chọn để đặt công ty vì đây là những nơi cung cấp sự bảo mật cho doanh nghiệp và ngân hàng tốt nhất trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp, chẳng hạn như BAE Sytems, đã sử dụng hình thức công ty lá chắn để hối lộ cho các quan chức dưới dạng công ty tư vấn.

Nhiều người đổ lỗi cho vấn đề pháp lý trong câu chuyện về các công ty vỏ bọc. Ở Anh gần như không có quy định nào áp đặt việc thành lập một công ty. Các doanh nghiệp có thể ra đời mà không cần tên người nắm cổ phần.

Nhiều người vẫn còn nhớ ngôi biệt thự Seven Winnington Close ở London chính thức được đăng ký dưới tên của Capitana Seas Limited, một công ty có trụ sở ở quần đảo Virgin của Anh, nơi luật giữ bí mật thường khiến cho việc tìm ra chủ sở hữu thật sự cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Nhưng trên thực tế, đây lại là cơ ngơi của một trong những người con của Gaddafi.

Ở Mỹ thậm chí quy định còn lỏng lẻo hơn khi luật thành lập công ty là do bang quy định, không phải chính phủ liên bang. Các doanh nghiệp không bị chi phối bởi luật chống rửa tiền mà còn không bị yêu cầu nộp các bản báo cáo về những hoạt động đáng ngờ của mình.

Phong trào chống tham nhũng, lừa đảo và rửa tiền đang được nhiều nơi chú tâm nhiều hơn. HongKong và Hà Lan đang cân nhắc cho ra đời những quy định pháp lý mới liên quan đến việc hình thành các công ty vỏ bọc trong vòng ba năm tới. Cả Anh và Mỹ cũng sẽ áp dụng yêu cầu các công ty nộp báo cáo về các hoạt động đáng ngờ thường niên. Với những quy định lỏng lẻo trong quá khứ thì đây được cho là những thay đổi đáng được chào đón.

Video liên quan

Chủ Đề