Ngành Y bao nhiêu một chỉ?

SVVN - Năm học 2020 - 2021, học phí nhiều trường đào tạo ngành Y, Dược trên cả nước dự kiến sẽ tăng mạnh. Điều này tạo ra dư luận trái chiều, tăng học phí thì chất lượng có tăng và làm hẹp cánh cửa vào giảng đường của thí sinh?

Tăng mạnh

Theo dự kiến học phí của các trường đại học đào tạo Y, Dược, năm học tới, học phí của các trường này sẽ tăng mạnh. Điển hình, ngành Răng - Hàm - Mặt hệ chất lượng cao của khoa Y, ĐHQG TP HCM là 88 triệu đồng/năm. Học phí ngành Y khoa chất lượng cao của khoa Y là 65 triệu đồng và 55 triệu đồng đối với ngành Dược học chất lượng cao.

Học phí trường ĐH Y - Dược TP. HCM cũng gây choáng, khi tăng cao nhất gấp 5 lần so với những khoá trước, lên mức 30 - 70 triệu đồng/năm, tùy từng ngành. Còn tại trường ĐH Y Dược Cần Thơ, mức học phí bình quân tối đa là 24,6 triệu đồng/năm cho chương trình đại trà.

Hiện nay, học phí tại trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 13 triệu đồng/năm. Trường đã xây dựng mức học phí 32 triệu đồng/năm nhưng chưa được duyệt. Trường đang liên kết với hơn 60 bệnh viện đào tạo thực hành, thực tập cho sinh viên. Mỗi khóa sinh viên sang thực tập, thực hành, trường đều phải nộp cho bệnh viện khoản phí tương ứng với số sinh viên. Đây là chi phí để bệnh viện trả cho người hướng dẫn, mua đồ dùng, thiết bị cho sinh viên dùng trong quá trình thực tập.

Trong nhóm các trường tư có đào tạo chuyên ngành Y, Dược thì cá biệt đối với ngành Răng - Hàm - Mặt tại trường ĐH Hồng Bàng, mức học phí lên tới gần 200 triệu đồng.

Học phí ngành Y Đa khoa của trường ĐH Tân Tạo [Long An] năm 2020 - 2021 cũng ở mức cao, với 150 triệu đồng/năm. Mức học phí này được duy trì trong suốt 6 năm đào tạo. Còn mức học phí của trường ĐH Yersin [Lâm Đồng] trung bình là 15 - 16 triệu đồng/năm.

Học phí nhiều trường đại học đào tạo ngành Y, Dược sẽ tăng mạnh trong năm học tới.

Tại khoa Y - Dược [ĐHQG Hà Nội], mức học phí các ngành trong năm học 2020 - 2021 là 14,3 triệu đồng. Riêng học phí ngành Răng – Hàm – Mặt hệ Chất lượng cao là 60 triệu đồng/năm. Trường ĐH Y tế Công cộng có mức học phí dao động từ 9,8 – 14,3 triệu đồng/năm, tùy ngành.

Bắt đầu đào tạo khối ngành sức khỏe vào năm 2016, mức học phí được trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đưa ra là 50 triệu đồng đối với ngành Y Đa khoa và 25 triệu đồng đối với ngành Dược học. Năm 2020 - 2021, học phí đối với ngành Y Đa khoa của trường là 50 triệu đồng, ngành Răng - Hàm - Mặt là 60 triệu đồng, ngành Dược học và Điều dưỡng là 25 triệu đồng/năm.

Trong khi đó, các trường như trường ĐH Dược Hà Nội, trường ĐH Y Thái Bình, trường ĐH Y Dược Hải Phòng, trường ĐH Y - Dược [ĐH Thái Nguyên], khoa Y - Dược [ĐH Đà Nẵng], Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, trường ĐH Y - Dược [ĐH Huế] có chung mức học phí là 14,3 triệu đồng/năm.

Bao nhiêu là hợp lý?

Theo PGS. TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Y - Dược TP. HCM, căn cứ để trường xây dựng mức học phí là dựa trên Luật Giáo dục đại học sửa đổi, Nghị định 99, Thông tư số 14. Mức học phí dựa trên chi phí cần thiết để đào tạo sinh viên, cốt lõi là đảm bảo được chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, hiện học phí này vẫn chưa tính đúng tính đủ, kể cả với mức học phí dự kiến mà mọi người cho rằng cao thì thực tế trường vẫn phải bù lỗ cho người học.

“Để nói học phí cao hay thấp, có nhiều yếu tố quyết định. Ví dụ, ít nhất có 3 yếu tố: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên. Đây là 3 yếu tố quan trọng cấu thành mức học phí”, ông Tuấn nói.

PGS. TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nói, học phí khối ngành Y  - Dược quá thấp thì không thể đào tạo được nhân lực bậc cao và để sinh viên cạnh tranh trong khu vực.

Với chính sách học phí hiện nay, rất khó để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, trong khi chương trình, tài liệu, giáo trình “xịn”… đều phải mua. Mức học phí thấp cũng gây khó trong việc giữ chân giảng viên giỏi. Những cái khó như mất giảng viên, khó nâng cao chất lượng giảng dạy, mất mã ngành, thụt lùi so với các nước trong khu vực… là những nguy cơ nhóm trường sức khỏe gặp phải khi mức học phí quá thấp.

Đại diện nhiều trường khối ngành đào tạo sức khỏe thừa nhận, mức học phí khối ngành đào tạo sức khỏe ở các trường đại học hiện nay vẫn ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới. 

GS Nguyễn Văn Thanh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng cho rằng, việc tăng học phí khối ngành Y - Dược là tất nhiên. Nhưng cơ sở thế nào thì cần có công trình chứng minh tăng bao nhiêu lần là phù hợp, sinh viên sẽ được tăng thụ hưởng cụ thể ra sao… Nếu cần thiết, cần thành lập nhóm giúp khảo cứu về điều này.

Trường ĐH Y Hà Nội là trường y dược công lập đầu tiên ở phía bắc chính thức có quyết định về mức học phí năm học 2022 - 2023.

Cụ thể, học phí các ngành đào tạo bác sĩ gồm răng hàm mặt, y khoa, y học cổ truyền, y học dự phòng có mức tăng mạnh nhất, với mức thu 2,45 triệu đồng tháng, nghĩa là 24,5 triệu đồng/năm học [mỗi năm học có 10 tháng]. Mức của năm học hiện tại khối ngành này là 14,3 triệu đồng/năm học. Mức tăng là 71,3%.

GS Tạ Thành Văn [áo đỏ], Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y Hà Nội, và các sinh viên của trường

Thanh Tùng

Khối ngành cử nhân sức khoẻ gồm điều dưỡng, dinh dưỡng, khúc xạ nhãn khoa, kỹ thuật xét nghiệm y học, y tế công cộng sẽ có học phí 18,5 triệu đồng/năm học. Mức hiện tại các ngành này cũng là 14,3 triệu đồng/năm học. Ngành điều dưỡng chương trình tiên tiến có học phí là 37 triệu đồng/năm học. Mức hiện tại là 31,46 triệu đồng/năm học.

Theo ông Phạm Xuân Thắng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP Chính phủ ban hành từ tháng 8.2021, Trường ĐH Y Hà Nội vẫn là trường thuộc diện chưa tự bảo đảm chi thường xuyên [thường gọi là chưa “tự chủ”]. Vì thế, học phí của trường vẫn phải thu theo khung Chính phủ quy định ở điểm a khoản 2 điều 11 của nghị định. Trường áp dụng mức trần của khung này, cụ thể như đã nói ở trên.

Trường đại học nào có học phí cao nhất Việt Nam?

Ông Thắng cũng giải thích: “Mức thu mới sẽ áp dụng cho cả sinh viên đang theo học tại trường. Khi các em trúng tuyển, mức học phí của các em được thu theo Nghị định 86 [được ban hành từ năm 2015 - PV]. Nhưng Nghị định 86 chỉ quy định mức thu đến năm học 2020 - 2021. Nghị định 81 được ban hành thay thế Nghị định 86, vì vậy Nghị định 86 được áp dụng với tất cả sinh viên chứ không chỉ với sinh viên được tuyển vào từ năm 2022].

Phần lớn các trường y dược công lập đều chưa tự chủ

Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS Nguyễn Văn Khải, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng, cũng cho biết, trường chưa có kế hoạch cụ thể về mức thu học phí cho năm học 2022 - 2023, nhưng tinh thần là sẽ thực hiện theo Nghị định 81.

“Sáng nay, trường nhận được văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, đề nghị trường triển khai việc xây dựng đề án tự chủ. Như vậy, dẫu có sớm thì từ sang năm trường mới thuộc diện tự xác định mức thu học phí, còn năm học này thì vẫn thu theo khung mà Chính phủ quy định”, PGS Khải cho biết.

Khung học phí ĐH Chính phủ quy định trong Nghị định 81 với những trường chưa tự chủ

Quý Hiên

Còn theo PGS Nguyễn Duy Cường, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Thái Bình, hiện nay nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể về mức thu học phí cho năm học tới. Hiện tại, trường đang thu học phí được Chính phủ quy định trong Nghị định 86 ban hành từ năm 2015.

PGS Cường cũng chia sẻ, thông tin một số báo đài cho rằng Trường ĐH Y dược Thái Bình đã áp dụng mức thu học phí mới từ năm học 2021 - 2022 [24,5 triệu đồng/năm học với ngành y khoa, y học cổ truyền, dược học; 18,5 triệu đồng/năm học với các ngành còn lại] là thông tin sai.

“Đúng là ban đầu trường có dự kiến như vậy, nhưng Chính phủ và các bộ liên quan yêu cầu không tăng học phí trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên trường đã không thực hiện dự kiến này”, PGS Cường nói và cho biết thêm: “Trường đã xây dựng đề án tự chủ, nhưng chưa thống nhất được nội dung. Vì thế, trong năm học 2022 - 2023, trường sẽ thu học phí theo quy định của Nghị định 81 với những trường chưa tự chủ”.

PGS Nguyễn Cảnh Phú, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Vinh, cho biết trước đây mức thu học phí của trường do Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định. Nhưng hiện nay tỉnh cho phép trường được thu theo Nghị định 81, với diện trường ĐH chưa tự chủ. Trường ĐH Y khoa Vinh là trường tự chủ một phần chi thường xuyên, theo Nghị định 81 thì những trường này cũng thu học phí như trường chưa tự chủ. Dù Nghị định 81 cho phép ngành y khoa tăng 71,33% nhưng có thể trường cũng chỉ tăng khoảng gấp rưỡi [tức 50%] so với hiện tại.

Chủ Đề