Nghiên cứu phương pháp quản lý đô thị trên địa bàn thành phố hcm những giờ kẹt xe

Dân đông, xe nhiều, đường hẹp

Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2011 đến nay đã xảy ra 23 vụ ùn tắc giao thông (UTGT) kéo dài từ 30 phút trở lên, trong đó có chín vụ kéo dài đến hơn ba giờ. Số liệu này chỉ nói lên một phần nhỏ của tình trạng UTGT tại thành phố. Thật ra, tình trạng này xảy ra thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi, đến nỗi đã lưu truyền một câu cửa miệng 'Cứ ra đường là bị kẹt xe'. Việc đi lại khó khăn thường diễn ra ở các quận: Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp hoặc ở những trục đường chính như: Ðiện Biên Phủ, Trần Hưng Ðạo, Lý Thường Kiệt, Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Nguyễn Kiệm, Lê Văn Sĩ, Tân Hóa, Lạc Long Quân... Những vụ UTGT kéo dài thường tập trung ở những điểm ra vào sân bay, bến xe như: giao lộ Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi - Phan Ðình Giót, trước cửa bến xe Miền Ðông trên đường Ðinh Bộ Lĩnh; Trường Trinh - Âu Cơ, chung quanh công viên Ðầm Sen hoặc ở những vòng xoay, ngã tư, ngã năm như: Hàng Xanh, Cây Gõ, Nguyễn Thái Sơn - Phan Văn Trị, Phan Văn Trị - Trần Quốc Tuấn - Lê Quang Ðịnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh - Ðinh Bộ Lĩnh - Nguyễn Xí, Bạch Ðằng - Ðinh Bộ Lĩnh, Tôn Ðức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh... Ðặc biệt, ở những cửa ngõ ra vào thành phố vẫn là những điểm UTGT nghiêm trọng nhất: Cầu Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13, ngã tư Bình Triệu, ngã ba Cát Lái, quốc lộ 1A...

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này rất dễ nhận biết. Ðó là do đường bị đào bới để xây dựng các công trình ngầm, lưu lượng phương tiện giao thông tăng đột ngột, mưa, triều cường gây ngập, tai nạn giao thông... Rồi ý thức của người tham gia giao thông còn kém, thường vi phạm các lỗi cơ bản như: Không nhường quyền ưu tiên, không chấp hành lệnh của biển báo, đi ngược chiều, lưu thông lấn phần đường... Việc phân luồng giao thông, lắp biển báo, xác định vạch sơn, đặt thời gian đèn đỏ ở các ngã tư chưa hợp lý.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa lại là vấn đề xây dựng và quản lý đô thị, TP Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn nhất nước với hệ thống giao thông chằng chịt. Ở đây có 3.897 con đường, với chiều dài khoảng gần 3.600 km. Tuy nhiên, gần 70% số con đường này có nhiều sông nhỏ hơn 7 m. Hơn nữa, thành phố có tới 4.306 nút giao thông chủ yếu là đồng mức, chỉ có 16 nút là khác mức (có cầu vượt). Ðiều này làm hạn chế việc lưu thông. Trong khi đó, dân số cơ học thành phố tăng quá nhanh kết hợp với việc nhà cao tầng mọc lên quá nhiều ở trung tâm dẫn đến mật độ đi lại của người dân trên đường phố ngày càng đông. Vì thế, số lượng phương tiện giao thông cũng tăng lên chóng mặt. Chỉ trong vòng năm tháng đầu năm nay, đã có 11.921 xe ô-tô và 116.531 xe gắn máy được đăng ký, nâng số phương tiện do thành phố quản lý lên 467.258 xe ô-tô và 4.709.040 xe gắn máy. Ðó là chưa nói đến các phương tiện giao thông khác đăng ký ở tỉnh bạn nhưng vẫn thường xuyên tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố.

Hai nhóm giải pháp: Tình thế và cơ bản

Từ nhiều năm nay, TP Hồ Chí Minh mất khá nhiều thời gian để khảo sát, nghiên cứu, hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp chống UTGT. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21, thành phố đã đưa ra 'Chương trình chống kẹt xe nội thị' với mười giải pháp đồng bộ. Ðó là năm giải pháp về kỹ thuật và quản lý giao thông bao gồm: Phân luồng giao thông đô thị, điều khiển giao thông, cải tạo và mở rộng các nút giao thông thường bị ùn tắc, đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi và phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng, đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm. Bên cạnh đó là năm giải pháp về quản lý hành chính và xã hội: Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông và các quy tắc về quản lý đô thị, chống nạn UTGT tại các khu vực đông người qua lại trong giờ cao điểm; ổn định trật tự lòng, lề đường; tăng cường hiệu lực bảo vệ pháp luật về an toàn giao thông và trật tự đô thị; phân bố lại các khu dân cư, các cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, trường học trên địa bàn thành phố và tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị.

Rất tiếc là qua mười năm thực hiện 'Chương trình chống kẹt xe nội thị', mặc dù thành phố đã làm được khá nhiều việc, nhưng điệp khúc 'kẹt xe' vẫn không giảm. Phải chăng các giải pháp này quá dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm?

Theo chúng tôi nên tập trung vào hai nhóm giải pháp đột phá là tháo gỡ và xây mới. Hay nói cách khác là nhóm giải pháp tình thế để đối phó với tình trạng kẹt xe trước mắt và nhóm giải pháp cơ bản nhằm mở rộng 'lộ giao thông'. Nhóm giải pháp tình thế, tập trung vào hai chủ thể. Chủ thể thứ nhất là người điều khiển phương tiện giao thông. Ðối với chủ thể này, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông thì phải tăng cường các biện pháp xử phạt hành chính. Ðiều này đòi hỏi lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông hoạt động tích cực và thường xuyên hơn. Chủ thể thứ hai là các phương tiện kỹ thuật, điều hành phục vụ việc đi lại như: Tuyến đường, đèn hiệu, vạch sơn... Cần phải nghiên cứu và điều chỉnh ngay các luồng chưa hợp lý ở một số tuyến đường. Không phải nơi nào cũng bố trí đi một chiều là thuận lợi mà nhiều khi gây ra tình trạng dồn ép phương tiện giao thông vào một nơi rất dễ gây ra UTGT. Cần nghiên cứu và điều chỉnh cách lập trình thời gian đèn đỏ ở từng giao lộ và các giao lộ đèn đỏ ở các giao lộ tiếp theo trên một tuyến đường sao cho 'vận trù' hơn. Ở những tuyến đường hai chiều rộng từ bốn làn xe trở lên, nên lắp đặt dải phân cách ở giữa. Ở những 'điểm đen' kẹt xe, nhất là ở các giao lộ, vào những giờ cao điểm, lực lượng cảnh sát giao thông cần có mặt đông hơn và thường xuyên hơn để kịp thời gỡ rối khi mới manh nha kẹt xe.

Nhóm giải pháp cơ bản đóng vai trò tích cực và chủ động hơn. Trước hết, thành phố cần ưu tiên xây dựng những cầu vượt tại các ngã tư, giao lộ tại những nơi thường UTGT như: Hàng Xanh, Cây Gõ, Thủ Ðức... để tạo ra các nút giao thông khác mức, khắc phục tình trạng chờ đợi lâu ở các ngã tư. Mặt khác, cần tiếp tục cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch phát triển giao thông thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó đặc biệt ưu tiên cho những dự án cửa ngõ ra vào thành phố như cầu Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc, xa lộ Hà Nội, cầu Bình Triệu, quốc lộ 13, quốc lộ 1A, các đường vành đai số 2, số 3... Ngoài ra, cần đẩy nhanh các dự án liên quan việc đào đường như: cải thiện môi trường nước, vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, các dự án cấp nước, thoát nước khác...

Một giải pháp cơ bản khác, mang tính chiến lược là phát triển các phương tiện vận tải hành khách công cộng bao gồm xe buýt và các phương tiện vận tải hành khách khối lượng lớn như: Hệ thống xe điện ngầm, xe điện mặt đất hoặc tàu điện một ray (monorail). Bên cạnh đó, cần khai thác hệ thống vận tải hành khách bằng đường sông. Lâu dài hơn là việc phân bố lại các khu dân cư, di dời một số bệnh viện, trường học, cơ quan ở trung tâm thành phố ra các quận, huyện có mật độ dân cư thấp để giảm tải cho các tuyến đường.

Sáng 12.7, tại buổi làm việc với Bộ KH-ĐT về tình hình thực hiện Nghị quyết 53 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam bộ, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM Phan Công Bằng cho biết qua tính toán của Sở và Viện Nghiên cứu phát triển, TP mỗi năm thiệt hại khoảng 6 tỉ USD vì tình trạng ùn tắc giao thông.

TP.HCM mất 6 tỉ USD mỗi năm do kẹt xe

Tình trạng kẹt xe tại TP.HCM và khu vực Đông Nam bộ được lãnh đạo Sở GTVT lý giải do quy hoạch giao thông mới đầu tư giai đoạn 1, liên kết còn thiếu và gặp nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Khu vực này chưa có hệ thống vành đai hoàn chỉnh, các tuyến quốc lộ, nút giao quan trọng cũng chưa được đầu tư, mở rộng.

Ngoài ra, các loại hình vận tải như đường sắt, đường thủy cũng chưa được quan tâm đúng mức, luồng tuyến giao thông thủy không đồng cấp, nhất là về độ sâu.

Nghiên cứu phương pháp quản lý đô thị trên địa bàn thành phố hcm những giờ kẹt xe

Kẹt xe trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) vào giờ cao điểm

Về giải pháp kéo giảm ùn tắc, ông Bằng cho hay Sở GTVT đã nghiên cứu thực hiện một số đề án nhằm giảm phương tiện cá nhân, phát triển phương tiện công cộng. Bên cạnh đó, các dự án đường vành đai 2, 3, 4 đã và đang được triển khai. Khi hoàn thành, các phương tiện đi vào khu vực trung tâm TP sẽ được giảm đi, tình trạng ùn tắc sẽ cải thiện.

Đồng quan điểm, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận kẹt xe đang có những tác động lớn tới sự phát triển của địa phương. Để giải quyết bài toán này, TP đã triển khai đề án tổ chức lại giao thông công cộng, trong đó có nghiên cứu cả hành vi, thói quen, văn hóa giao thông. Như các tuyến metro, nếu chỉ làm từng tuyến rời rạc thì đến năm 2045, hệ thống metro trên địa bàn cũng chưa xong mà xong thì cũng không thể phát huy hiệu quả.

Để phát triển giao thông cho vùng Đông Nam bộ, ông Mãi cho rằng cần tập trung đầu tư đồng bộ mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt, trong đó cần ưu tiên phát triển giao thông công cộng.

Tin liên quan

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

(TN&MT) - Tình trạng kẹt xe trong nhiều năm nay ở TP.HCM gây ra nhiều hệ lụy đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được TP.HCM...

(TN&MT) - Tình trạng kẹt xe trong nhiều năm nay ở TP.HCM gây ra nhiều hệ lụy đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được TP.HCM đưa đưa ra, nhưng cho đến nay, kẹt xe vẫn là một bài toán khó đối với chính quyền và người dân TP.

Nghiên cứu phương pháp quản lý đô thị trên địa bàn thành phố hcm những giờ kẹt xe
Giải quyết vấn nạn kẹt xe là bài toán khó đối với TP.HCM

Ra đường là kẹt xe

Ở hướng phía Tây TP.HCM, dù là ngày nghỉ, nhưng đường Cộng Hòa ô tô vẫn xếp hàng dài, nhích từng chút một. Trong khi đó, xe máy mặc sức leo lề, nhưng cuối cùng đành chịu thua để phơi nắng, vì vỉa hè cũng kẹt. Tại cửa ngõ phía Đông TP, tình hình kẹt xe nghiêm trọng thường xảy ra trên xa lộ Hà Nội, các tuyến đường Mai Chí Thọ, Nguyễn Thị Định và Đồng Văn Cống bất kể giờ nào, chỉ cần lượng xe tải cùng lúc đổ dồn về các cảng. Nút giao Mỹ Thủy là một trong những công trình hạ tầng lớn nhất của khu Đông, được kỳ vọng sẽ giải quyết việc kẹt xe ở cảng Cát Lái.

Trong khi đó, ở cửa ngõ phía Nam, dù TP.HCM đã tăng cường mở rộng, nâng cấp nhiều cây cầu bắc qua các kênh, nhưng áp lực giao thông vẫn không giảm do nhiều tuyến đường nối qua cầu chưa được mở rộng tương xứng. Tại cửa ngõ phía Bắc, tình trạng kẹt xe vẫn diễn biến phức tạp. Là trục giao thông nối TP.HCM với thị xã Thuận An và TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) nhưng QL 13 vẫn nhỏ hẹp, luôn trong tình trạng quá tải. Mỗi ngày tuyến đường này tiếp nhận hàng trăm ngàn lượt xe máy và xe khách từ QL 1A, Bình Dương... hướng về Bến xe miền Đông.

Gần đây nhất, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi dài ngày, hàng trăm ngàn người từ khắp các tỉnh, thành đã trở lại TP.HCM làm việc và học hành. Do người dân chọn thời điểm trở lại TP vào ngày chủ nhật khiến cho tình trạng giao thông, nhất là các tuyến đường cửa ngõ vào TP tê liệt. Hướng xa lộ Hà Nội vào cầu Sài Gòn, hay trên QL 1A qua quận Bình Tân, xe ô tô và xe gắn máy nhích từng chút một trong cái nắng gắt như đổ lửa, trẻ em khóc la trên xe máy vì ba mẹ đi chậm trên đường.

Theo đánh giá của Sở GTVT TP.HCM, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trên là do quỹ đất dành cho giao thông trên địa bàn TP quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Cụ thể, tổng chiều dài các tuyến đường của TP là khoảng 4.205km, đạt mật độ 2km/km2, trong khi đó theo quy hoạch là 10 - 13,3km/km2. Diện tích đất dành cho giao thông khoảng 7.987ha (theo quy hoạch là 22.305ha). Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu chủ yếu do lịch sử để lại, nhiều tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng, năng lực giao thông TP đã quá tải. Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán họp chợ, số lượng phương tiện tham gia giao thông vào các giờ cao điểm quá đông, sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông đã khiến tình trạng kẹt xe ngày càng trầm trọng hơn.

Nghiên cứu phương pháp quản lý đô thị trên địa bàn thành phố hcm những giờ kẹt xe


Cần các giải pháp khả thi

Thống kê của Sở GTVT TP.HCM cho thấy, tính đến đầu năm 2019, TP đang quản lý khoảng 8 triệu xe máy và gần 800.000 ô tô, chưa tính khoảng một triệu xe mang biển số tỉnh đang lưu thông trên địa bàn. Mỗi ngày TP có thêm khoảng 1.000 ô tô và xe máy đăng ký mới. Cũng theo số liệu của Sở GTVT, trung bình TP có gần 100 xe máy trên 1.000 dân - tỷ lệ cao nhất thế giới. Con số này ở Hà Nội là gần 700, Băng Cốc (Thái Lan) 265, Jakarta (Indonesia) 160, New Deli (Ấn Độ) 175... Nghiên cứu của các chuyên gia giao thông cho thấy, xe máy là thủ phạm gây kẹt, TNGT và tiêu tốn nhiên liệu.

TS. Phạm Sanh, Chuyên gia giao thông phân tích, ở TP.HCM hiện có khoảng 80 - 90% người dân đi lại bằng xe máy. Khi phương tiện giao thông cộng cộng ở TP chưa đủ, nếu cấm xe máy thì người dân sẽ không biết đi lại bằng phương tiện gì. Thêm nữa, nếu cấm xe máy thì người có điều kiện sẽ mua ô tô, từ đó sẽ dẫn đến sự lộn xộn, đi từ bất cập này sang một rối loạn khác. Như vậy, ngành chức năng cần nên xem lại là cấm xe máy hay hạn chế sẽ phù hợp thực tế, vì nhu cầu đi lại làm việc, học hành của người dân bằng phương tiện xe máy vẫn còn rất lớn. Muốn người dân bỏ xe máy thì TP phải đầu tư hệ thống xe buýt, giao thông công cộng thật tốt. Bên cạnh đó, TP cần khảo sát nhu cầu đi lại và kết hợp với quy hoạch đô thị, giao thông thì mới giảm được nạn kẹt xe.

Ở một góc nhìn khác, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, tình trạng kẹt xe ở TP.HCM ngày một trầm trọng thêm là do sai lầm về quy hoạch. Những năm qua, việc phát triển các khu đô thị ở TP, người ta chỉ xây dựng chung cư, chú trọng phát triển nhà ở, dịch vụ thương mại mà không dành diện tích đất nhất định để hình thành các dịch vụ hạ tầng, xã hội như khu làm việc, bệnh viện, trường học. Sau một ngày làm việc, đều đặn người dân chỉ về nhà ngủ, còn thì dồn ứ về trung tâm TP. Con cái đi học một nơi, phụ huynh đi làm một nơi thì tất yếu xảy ra kẹt xe. Phía ngoại ô TP, nếu có được hệ thống đường vành đai khép kín, hệ thống đường sắt hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, hạn chế container di chuyển thì tình trạng ùn tắc giao thông sẽ giảm đi nhiều.

Triển khai Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm TNGT trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2018 - 2020, trong năm nay, TP làm mới và đưa vào sử dụng 75km đường bộ và 17 cây cầu, mật độ đường giao thông đạt 2,14km/km2; tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 10,01% đất xây dựng đô thị, tăng khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đáp ứng được từ 11,2% nhu cầu đi lại của người dân. Đến năm 2020, 81km đường bộ và 18 cây cầu sẽ được làm mới và đưa vào sử dụng, đưa tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12,2% đất xây dựng đô thị và mật độ đường giao thông đạt 2,2km/km2. Khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị lúc này sẽ đáp ứng được từ 15% nhu cầu giao thông đô thị. Như vậy, theo kế hoạch mới đặt ra, từ nay đến năm 2020, TPHCM sẽ cố gắng đưa vào sử dụng thêm gần 190km đường bộ và 46 cây cầu.

Song song với việc mở thêm cầu, đường; TP.HCM cũng yêu cầu tập trung nguồn lực từ ngân sách để đầu tư đổi mới xe buýt phù hợp với đặc tính đô thị TP và thân thiện môi trường. Theo đó, ngành GTVT sẽ mở rộng mạng lưới tuyến xe buýt kết nối đến các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đầu mối giao thông, các đô thị vệ tinh; tổ chức các tuyến buýt kết nối với cảng hàng không Tân Sơn Nhất đến các tỉnh lân cận. Đặc biệt, TP sẽ ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dành quỹ đất hợp lý cho phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; phát triển các bến bãi trung chuyển xe buýt gần các khu vực giao cắt giữa đường trục chính với tuyến vành đai 2 nhằm hạn chế phương tiện giao thông vào TP.