Người bố trong bài Quà của bố không gửi gì cho con trai của mình

Đến tuổi trưởng thành trẻ sẽ là lực lượng lao động chính của xã hội, điều này tạo nên sự trăn trở cho bố mẹ: làm sao để trẻ quý trọng đồng tiền, ham thích lao động chân chính để làm ra tiền; khi trẻ sống xa gia đình (đi học, đi làm,…) trẻ biết tiêu tiền đúng cách, không phung phí. Hơn nữa, nhận thức đúng được vai trò của tiền trong đời sống, có cách ứng xử phù hợp với tiền bạc còn là điều kiện để trẻ giữ được giá trị của chính bản thân mình.

Một số cách dưới dây là những gợi ý mà bố mẹ có thể áp dụng trong việc giáo dục trẻ về lao động và tiền bạc:

Bố mẹ là những tấm gương lao động gần gũi nhất với trẻ. Trẻ thường có xu hướng được giống như bố mẹ - làm giám đốc, kĩ sư, bác sĩ, nhân viên văn phòng,… Bố mẹ càng thể hiện sự tích cực với nghề nghiệp mình đang làm thì trẻ càng có xu hướng này một cách rõ nét, vì trẻ nhận thấy niềm vui trong công việc của bố mẹ. Nếu bố mẹ ngày nào cũng than vãn “nay cơ quan lại cãi nhau”, “sếp ngày nào cũng nhăn nhó”, “tháng này bị trừ lương vì giảm doanh thu”,… thì trẻ sẽ khó mà ước mình như cha mẹ, và đặc biệt là “sợ phải lao động”. Hãy chọn lọc những điều tích cực mà công việc mang lại để chia sẻ với trẻ, hình thành nhận thức cho trẻ về lợi ích của lao động “nhờ làm công việc này mà bố/ mẹ được…”, “may mà đồng nghiệp của bố/ mẹ luôn sẵn sàng …” “công việc không đơn giản và nhàn hạ nhưng nhờ vậy mà bố/mẹ….” “rõ ràng nhờ có công việc mà cuộc sống của chúng ta không thiếu thốn…” Trẻ sẽ thấy đi làm thật tuyệt vời, ngoài kiếm tiền trang trải mọi hoạt động của cuộc sống còn là nơi mọi người san sẻ, gắn kết với nhau như một gia đình.

Lao động không chỉ tạo ra tiền bạc, của cải vật chất mà thông qua quá trình lao động con người còn nhận thức được thế giới và phát triển bản thân. Chỉ khi lao động tạo ra giá trị thì chúng ta mới thấy được giá trị của mình. Do đó, ngay từ sớm hãy để trẻ tham gia lao động với nguyên tắc vừa sức, mà một trong những nhiệm vụ lao động đầu tiên của trẻ sẽ là “lao động tự phục vụ”. Chính sự bồi đắp này sẽ tạo nên một tuổi vị thành niên – thanh niên có khả năng tự lập và tự tạo ra giá trị lao động cho riêng mình. Suốt một quá trình gắn bó chặt chẽ với đời sống gia đình, nhà trường, việc lao động tạo nên sự phát triển toàn diện cho trẻ - ngay cả khi không nhận được “tiền công” trẻ vẫn hưởng thụ được giá trị của điều mình đã làm. Bố mẹ có thể cho trẻ thấy, lợi ích đó chính là: trẻ trách nhiệm hơn trong cuộc sống, trải nghiệm cảm giác về sự có ích khi được mọi người thừa nhận, sứa khỏe được rèn luyện thông qua chính những lao động chân tay như vệ sinh nhà cửa, trường lớp. Tuy lao động có thể chưa tạo ra được tiền nhưng cũng góp phần vào sự phát triển của trẻ và đó chính là giá trị của lao động.

Người bố trong bài Quà của bố không gửi gì cho con trai của mình

Dạy con tiêu tiền hợp lý và biết cách để dành tiền

Bố mẹ nên cho trẻ tiền sinh hoạt một cách vừa phải. Khi trẻ có nhu cầu phát sinh: mua quần áo, đồ dùng học tập, tham gia ủng hộ các chương trình thiện nguyện, quà sinh nhật bạn cùng lớp, tiệc cuối năm với bạn bè… trẻ có thể báo với bố mẹ để xin thêm tiền. Hướng dẫn trẻ ghi lại các khoản chi tiêu cũng là cách kiểm soát việc cho tiêu có hợp lý hay không. Đề nghị trẻ thực hành tiết kiệm để tập dần với việc “làm chủ tài sản” – ví như việc bỏ ống heo để sau đó hoàn toàn có quyền quyết định số dư ấy được dùng vào nhu cầu, hứng thú của bản thân.

Bố mẹ có thể giúp trẻ hình thành năng lực quản lí tài chính theo giai đoạn. Chẳng hạn, ban đầu cho trẻ giữ số tiền và tự cân đối chi tiêu trong ba ngày, sau đó nâng lên một tuần, nửa tháng, một tháng. Có thể sau 1,2 ngày trẻ nhanh chóng hết tiền và thiếu hụt, nhưng sau đó trẻ sẽ biết chi tiêu hợp lý. Hạn chế hỗ trợ nếu trẻ chi tiêu quá mức quy định vào những mục đích không thỏa đáng hoặc không minh bạch, để tránh tính ỷ lại cho trẻ và đồng thời trẻ cũng sẽ học được cách ra quyết định, xuất phát từ việc đơn giản nhất – chi tiền hay không chi tiền?!

Hướng con đến mong muốn tự lao động để làm ra tiền

Bố mẹ không nên nuông chiều, thỏa mãn hết các nhu cầu không cần thiết của trẻ. Hơn nữa, cuộc sống luôn phát triển theo hướng đi lên nên không bao giờ bố mẹ có thể thõa mãn triệt để các mong muốn của trẻ. Nhìn xa hơn, thì không ai khác ngoài trẻ phải sống chính cuộc đời của mình. Như vậy, ngoài những nhu cầu được bố mẹ đáp ứng, khi trẻ phát sinh nhu cầu mới: đổi điện thoại, mua tai nghe, sắm thêm nhiều quần áo,… Vậy thì, trẻ làm cách nào để có tiền?

Người bố trong bài Quà của bố không gửi gì cho con trai của mình

Cách đơn giản nhất là trẻ tự biết cách bỏ ống heo từ tiền bố mẹ cho cố định.

Cách thứ hai hãy giúp trẻ nhận ra giá trị lao động bằng tiền để ứng xử phù hợp với tiền. Lúc này, bố mẹ gợi ý cho trẻ một số việc làm có thể kiếm tiền như: phụ giúp công việc kinh doanh của gia đình vào cuối tuần hoặc buổi tối, đánh văn bản giúp bố mẹ (bố/mẹ sẽ trả công cho trẻ như thuê dịch vụ và thưởng theo năng suất của trẻ), tập tành kinh doanh nhỏ kiếm ít lợi nhuận như bán quần áo, dụng cụ học tập, đồ thủ công (móc khóa, thiệp, lắc tay tự làm) cho bạn bè, cho người khác qua một cách trực tiếp hoặc online.

Có thể sẽ có những kết thúc rất bất ngờ: sau khi trẻ kiếm được đủ tiền, trẻ lại muốn dùng tiền ấy để tham gia một khóa học tiếng anh hoặc kĩ năng để bản thân mình tiến bộ hơn - vì lúc này, trẻ đã hiểu được giá trị của lao động, hiểu rằng không nên bỏ tiền vào việc đáp ứng các ham muốn vật chất phù phiếm. Dấu hiệu này không phải đã quá rõ cho sự trưởng thành và hiểu biết đúng của trẻ rồi sao?

Nhiều phụ huynh hiện đại còn có cách dạy con về tiền bạc thông qua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tham gia bảo hiểm là cách để dự phòng trước những rủi ro sức khỏe cho cả gia đình, là cách để tiết kiệm và đầu tư tài chính một cách an toàn. Đây là những điều hữu ích, và là sự lựa chọn phù hợp trong cuộc sống mà cha mẹ muốn con hiểu được và noi theo.

Tìm hiểu rõ hơn bảo hiểm nhân thọ TẠI ĐÂY nhé!

Nếu bạn là một người mẹ, đọc "Quà của bố..." để cảm nhận rõ rệt và sâu sắc hơn tâm hồn cảu cha các con mình, để thấm thía câu "Đàn ông nông nổi giếng khơi..."

Nếu bạn là một cô gái sắp lập gia đình, "Quà của bố..." xứng đáng là món quà ý nhị dành cho người đàn ông của bạn. Hơn hết, quyển sách nhỏ này sẽ cho bạn cảm giác vững tin rằng bạn không hề đơn độc trong công cuộc nuôi dạy những sinh linh bé nhỏ - những quả ngọt của cây hôn nhân mà bạn đang háo hức gieo trồng

Và cuối cùng, dù bạn không là ai cả trong số các đối tượng trên, chỉ cần trong nhà bạn có trẻ con, và bạn yêu quý chúng, nhưng nhiều lúc bối rối vì chưa hiểu chúng, chưa tìm được cách trò chuyện với chúng...

Có một tình yêu tuyệt đối, vĩnh hằng

Đó không phải là tình yêu đôi lứa, cũng không phải là tình yêu của những con chiên mộ đạo dành cho đấng Chúa Trời, mà chính là tình yêu của các bậc cha mẹ dành cho con. Tôi đã không nhận ra chân lý giản đơn này cho đến khi đọc "Quà của bố" của Trần Đình Dũng.

Quyển sách nhỏ ghi lại những câu chuyện vụn vặt, giản đơn Dũng viết cho các con của mình từ khi anh được làm bố. Cũng chỉ là chuyện đưa đón con đến trường, giặt quần áo cho con hay dạy con những bài học đầu đời; thế nhưng từng trang viết của anh đều thấm đẫm tình yêu thương, khiến cho người đọc cảm động đến ứa nước mắt. Và như cách anh nói, "sau này, người con yêu cũng chỉ có thể làm đến thế", bởi đã chạm đến ngưỡng cuối của yêu thương rồi.

Anh thương con bằng tình thương của một người cha nhưng lại được thể hiện dưới sự chăm bẵm, lo toan như một người mẹ. Có lẽ, hiếm có ông bố nào lại đảm đang đến mức xăm xoi đừng đường kim mũi chỉ khi gấp quần áo cho con, rồi lại lo cắt móng tay móng chân cho kể cả khi con mình đã lớn. Có lẽ hiếm có ông bố nào lại kỹ lưỡng đến mức dặn con trai phải ứng xử thế nào trong lần đầu tiên đến thăm nhà bạn gái, dặn con gái phải chuẩn bị những gì nếu như "ngày thiếu nữ" chợt đến bất ngờ. Và cũng hiếm có ông nào lo xa đến nỗi đi viết thư "cầu cạnh" người con gái ông sẽ yêu để xin anh ta đừng làm tổn thương con bé. "Bố" Dũng đã làm tất cả những điều đó và nhiều điều tưởng như "rồ dại" khác cho các con anh với một niềm hạnh phúc vô biên.

Phải, nước mắt luôn chảy xuôi! Người yêu có thể bỏ ta đi, vợ chồng có thể phụ bạc, bạn bè cũng có thể phản trắc. Nhưng ngay cả khi lầm đường lạc lối,  ta cũng đều có thể về nương náu bên vòng tay của cha mẹ - những người yêu thương ta vô điều kiện, vô bờ bến và vô thời hạn - như ta rồi sẽ thương yêu các con mình!

Khác với những ông bố Việt vốn đã cục cằn lại ngần ngại thể hiện sự yêu thương; Trần Đình Dũng luôn biết cách bày tỏ tình cảm của mình bằng lời nói, bằng hành động, bằng suy nghĩ để các con anh cảm nhận được điều đó. Có lẽ đó cũng là một nét tính cách Tây mà anh đã tiếp nhận được từ những năm tháng học tập tại Anh quốc. (Trần Đình Dũng là Thạc sĩ Xã hội học và hiện đang là CEO cho một công ty đào tạo nguồn nhân lực). Anh cũng rất có khiếu trong việc gọi đúng tên các trạng thái cảm xúc, các sự vật hiện tượng làm cho những bài viết khá có duyên.

Nếu bạn là một người con hãy đọc tạp bút của Dũng để biết bạn được cha mẹ yêu thương và gửi gắm những gì. Nếu bạn sắp sửa làm bố, bạn hãy đọc để biết một ông bố mẫu mực sẽ phải làm những gì cho các con của mình. Nếu bạn là một người mẹ, hãy đọc để "mách nhỏ" cho chồng cách yêu con. Và nếu bạn thật sự cô đơn, hãy đọc để biết rằng ở đâu đó trên thế giới này vẫn tràn ngập sự yêu thương và một trong số đó được dành cho bạn.

"Quà của bố" - thông điệp của một tình yêu tuyệt dối, vĩnh hằng!

Đặc trưng sản phẩm Quà của bố

© 2019 ShopTreTho.com.vn - Thiên đường cho bé!

GPĐKKD số 0104406702 do sở KHĐT TP.Hà Nội cấp ngày 28/01/2010

Giấy phép MXH số 06/GXN-TTĐT do cục quản lý phát thanh, Truyền hình và TTĐT cấp ngày 16/01/2013.