Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn thuộc Công ty nào

NSRP đạt mốc cung cấp 20 triệu tấn sản phẩm xăng dầu cho thị trường Việt Nam

Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của Công ty trong việc sản xuất và cung cấp tổng cộng 20 triệu tấn sản phẩm xăng dầu cho thị trường trong nước tính từ chuyến hàng đầu tiên xuất bán cho PVNDB vào tháng 10 năm 2018, tương đương với nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam mỗi năm là 20,5 đến 21 triệu tấn.

Hiện nay, nguồn cung sản phẩm xăng dầu từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cho thị trường Việt Nam đang là 35%, đóng góp vào tỷ trọng chung của nguồn cung xăng dầu cả nước vào khoảng 65-70%. 30% nguồn cung còn lại chủ yếu dựa vào nhập khẩu xăng dầu thành phẩm từ các nước khác trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đang tăng với tốc độ nhanh từ 16,3 triệu tấn năm 2010 lên 20,5 triệu tấn năm 2021, trong khi tỷ lệ cung ứng thông qua hình thức nhập khẩu lại giảm mạnh, từ khoảng 71% năm 2010 xuống 34% năm 2021.

Ông So Hasegawa, Tổng Giám đốc NSRP cho biết: “Chúng tôi rất tự hào về thành tựu quan trọng này, thay mặt cho Ban lãnh đạo Công ty NSRP, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các bên liên quan, bao gồm các Nhà đầu tư, các cơ quan hữu quan, các cán bộ nhân viên và các đối tác thương mại của Công ty, vì sự hỗ trợ tích cực và liên tục của họ đối với chúng tôi trong suốt thời gian qua. Trong bối cảnh “bình thường mới” sau đại dịch COVID-19 kéo dài và phức tạp đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xăng dầu quốc tế và trong nước, thành công đáng kể này của NSRP đã khẳng định mạnh mẽ chất lượng sản phẩm và những đóng góp tích cực của chúng tôi đối với việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.

NSRP là công ty liên doanh được thành lập vào tháng 4 năm 2008, với bốn nhà đầu tư bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [Petrovietnam], Công ty Kuwait Petroleum Europe B.V., Công ty Idemitsu Kosan Co., Ltd. và Công ty Mitsui Chemicals Inc, để phát triển, xây dựng và vận hành Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn [Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn].

Với tổng vốn đầu tư trên 9 tỷ USD và công suất chế biến 200.000 thùng dầu thô Kuwait mỗi ngày [tương đương 10 triệu tấn mỗi năm], Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những dự án trọng điểm quốc gia của Việt Nam và là một trong những nhà máy lọc dầu có thiết kế phức tạp nhất đang hoạt động ở Châu Á hiện nay.

P.V

Công ty TNHH Bồn Bể Công Nghiệp Việt Nam trúng thầu sản xuất, chế tạo, thi công, lắp đặt các thiết bị bồn chứa dầu, bồn lọc dầu, đường ống, sàn thao tác cho nhà máy lọc hóa dầu nghi sơn Thanh Hóa.

Nhà máy hóa lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa được đặt tại khu kinh tế Nghi Sơn, một trong 8 khu trọng điểm kinh tế ven biển của cả nước. Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa hoạt động về lĩnh vực dầu khí, đảm bảo nguồn năng lượng, vấn đề kinh tế của Việt Nam. Đây là một dự án được các nhà đầu tư nước ngoài với số vốn gần 9.3 tỷ đồng, là một trong những dự án lớn được đầu tư tại Việt Nam. Với mức dự kiến năng suất 200.000 thùng dầu thô/ngày tương đương với 10 triệu tấn dầu thô/năm. So với nhà máy lọc dầu Dung Quất sản lượng vượt gần gấp đôi.

Khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa được đi vào hoạt động dự kiến cung cấp đủ 40% lượng dầu khí trên cả nước, tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển.

Các bên liên doanh bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 25,1%; Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI 35,1%; Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản 35,1%; Công ty Hoá chất Mitsui Nhật Bản 4,7%.

Nhà thầu của dự án bao gồm: Công ty Bồn Bể Công Nghiệp Việt Nam, các  nhà thầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…

Các sản phẩm của nhà máy bao gồm: khí hóa lỏng LPG, dầu Diesel, xăng A92, A95, nhiên liệu phản lực, paraxilene, Benzen, Polypropylene và lưu huỳnh.

Thanh Hóa, nhà máy lọc hóa dầu đi vào hoạt động giúp Nghi Sơn Thanh Hóa trở thành trọng điểm kinh tế của cả tỉnh, tạo ra những bước tăng trưởng đột biến về kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế và ngân sách của nhà nước phát triển.

Sau gần 4 năm thi công và xây dựng, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn Thanh hóa đã dần hoàn thành và chuẩn bị đi vào hoạt động.

Vào lúc 23 h ngày 20/8/2017, tàu Milenium 320 nghìn tấn, xuất phát từ Kuwait chở theo 270.000 tấn dầu thô đã về đến điểm neo SPM. Đúng 14h ngày 22/8, dầu thô được bơm trực tiếp từ tàu qua hai đường ống chạy ngầm dưới đáy biển với chiều dài 35 km về các bể chứa dầu của nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đánh 1 dấu mốc quan trọng trong quá trình chuẩn bị vận hành nhà máy.

Và ngày 28/2/2018, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn Thanh Hoá đã sẵn sàng khởi động, để đi vào vận hành thương mại. Các tiêu chuẩn an toàn và an ninh đạt chuẩn quốc tế sẽ giúp cho hoạt động thương mại của nhà máy được suôn sẻ, ổn định và hiệu quả.

Ngày 3/3/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu C, với diện tích hơn 111 ha cho Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn NSRP – để đảm bảo nhà máy vận hành thương mại an toàn và tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 của dự án trong thời gian tới, nâng tổng diện tích đất tỉnh đã bàn giao cho NSRP lên trên 960 ha.

Sau nhiều năm nỗ lực bền bỉ, vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, ngày 13.5 tới đây, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ chính thức đón dòng sản phẩm thương mại đầu tiên. Dòng dầu mới mang thương hiệu Việt sẽ tuôn chảy, mang theo niềm vui và những kỳ vọng lớn lao đối với sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của tỉnh./

Xem thêm các loại bồn chứa xăng dầu

Công ty Bồn Bể Công Nghiệp Việt Nam tự hào là một trong những nhà thầu tham gia cung cấp các thiết bị cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn Thanh Hóa. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tìm hiểu, tư vấn về các thiết bị bồn bể công nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi!

STORAGE TANK ĐIỂM DỪNG CỦA SỰ LỰA CHỌN!

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất từ trung tuần tháng 1 vì thiếu tiền nhập nguyên liệu. Theo Bộ Công Thương, đây chính là khởi nguồn cho sự khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong nước vừa qua. Năm 2021, nhà máy này sản xuất 6,7 triệu m3, tấn xăng dầu các loại, chiếm 34% thị phần cung ứng nội địa.

Dự án trong khu kinh tế mở Nghi Sơn [huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá] này được phê duyệt tháng 4/2008 với công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô một ngày, tương đương 10 triệu tấn mỗi năm. Mức này gần gấp đôi công suất của Lọc dầu Dung Quất [Quảng Ngãi].

Với tổng mức đầu tư 9 tỷ USD, vốn điều lệ của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn là hơn 2,4 tỷ USD, phần còn lại là vay ngân hàng và các bên góp vốn. Trong số bốn nhà đầu tư góp vốn, đại diện cho vốn của Việt Nam có Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam [PVN] với 25,1%. Còn lại là của các đối tác nước ngoài như Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI của Kuwait, Công ty Idemitsu và Công ty Hóa chất Mitsui của Nhật.

Lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu 9 tỷ USD, được hưởng loạt ưu đãi về thuế, bao tiêu sản phẩm. Khi đi vào hoạt động, nhà máy này được giảm một nửa thuế thu nhập doanh nghiệp, tức chỉ phải đóng 10% trong 70 năm; miễn thuế 4 năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Toàn bộ sản phẩm của Lọc dầu Nghi Sơn sẽ được PVN bao tiêu trong 15 năm, với giá mua buôn tương đương giá nhập khẩu cùng thời điểm cộng với ưu đãi thuế nhập khẩu 3-5-7% [tức cộng thêm 3% với các sản phẩm hoá dầu, 5% với LNG và 7% với các sản phẩm xăng dầu].

Mặt khác, trong 10 năm [đến 2028], nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho Lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hoá, tháng 1/2021. Ảnh: Lê Hoàng

Khi nhà máy này chuẩn bị vận hành, khá nhiều tính toán về sự thua thiệt cho ngân sách từng được đưa ra với những cam kết về ưu đãi dành cho nhà máy lọc dầu này.

Trong báo cáo gửi các bộ, ngành, Chính phủ trước đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] từng lo lắng khi phải bù lỗ hàng tỷ USD khi nhà máy vận hành thương mại. Con số bù lỗ khoảng 1,5-2 tỷ USD trong 10 năm [ứng với kịch bản giá dầu 45 USD và 70 USD một thùng], tương đương 3.500-4.500 tỷ đồng một năm bởi trách nhiệm bao tiêu sản phẩm. Tức là khi giá dầu trên thị trường thế giới càng tăng, khoản bù lỗ của PVN cho nhà máy này càng lớn.

Chưa kể, khoản thanh toán chênh lệch thuế nhập khẩu với các sản phẩm xăng dầu của Nghi Sơn mà PVN phải trả, cũng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng do các loại thuế nhập khẩu xăng, dầu giảm nhanh về 0% theo các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam cam kết, vào đúng thời điểm nhà máy này bắt đầu vận hành thương mại [cuối năm 2018]. Như theo Hiệp định hàng hoá ASEAN [ATIGA], thuế nhập khẩu với dầu diesel và dầu madut giảm về 0% từ năm 2016; thuế với xăng giảm xuống 5% từ năm 2023 và về 0% từ năm 2024. Hay theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc [VKFTA], thuế nhập khẩu dầu diesel đã về 0% từ năm 2018, còn thuế nhập dầu madut là 0% từ năm 2016.

Chia sẻ với VnExpress, một chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu phân tích, thời điểm đàm phán dự án này, Việt Nam ở thế cần phải tìm nguồn cung dầu thô thay thế dần, cần tìm thêm nguồn cung xăng dầu để đảm bảo an ninh năng lượng, tránh phụ thuộc 100% vào nhập khẩu như thời kỳ những năm 2000. Cùng đó, nguồn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ, mỏ dầu lớn nhất cả nước, ngày càng cạn kiệt.

3 năm sau vận hành thương mại, tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy lọc dầu 9 tỷ USD lại không mấy khả quan. Bộ Công Thương cho biết, nhà máy này lỗ luỹ kế 3,3 tỷ USD từ năm 2018 đến nay [khoảng hơn 76.000 tỷ đồng, với tỷ giá 23.178 đồng một USD] và khoản nợ nguyên liệu cũng lên tới 2,8 tỷ USD [gần 65.000 tỷ đồng]. Với các khoản lỗ luỹ kế, và nợ nguyên liệu lớn như vậy, việc để nhà máy này hoạt động bình thường không dễ.

Khó khăn tài chính cũng là nguyên nhân được nhà máy này nêu ra, khiến họ phải giảm công suất xuống 80% từ cuối tháng 1 năm nay, do không còn tiền nhập nguyên liệu dầu thô về sản xuất.

Nhưng phía PVN, đơn vị đại diện Việt Nam góp 25,1% vào liên doanh này, cho rằng khó khăn về tài chính của Lọc dầu Nghi Sơn còn xuất phát từ công tác quản trị do phía nước ngoài điều hành còn nhiều bất cập. Trong khi đó, với vốn sở hữu 25,1% tại Lọc dầu Nghi Sơn, PVN không có quyền quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động, điều hành quản trị nhà máy này.

Với vai trò nước chủ nhà, PVN đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết và đã liên tục có nhiều văn bản, ý kiến đóng góp nhằm thúc đẩy tiến độ dự án, cải thiện công tác quản lý quản trị nhằm tăng hiệu quả hoạt động của nhà máy.

Một số nghĩa vụ tài chính ngắn hạn đã được tập đoàn này thanh toán cho phía Lọc dầu Nghi Sơn để nhà máy này tiếp tục vận hành bình thường. Song, phía PVN cho biết, họ vẫn đang nỗ lực đàm phán và thống nhất phương án tái cấu trúc tổng thể nhằm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả với các bên góp vốn nước ngoài.

Dù vậy, theo các chuyên gia cũng phải xem lại trách nhiệm của doanh nghiệp này trong cung ứng xăng dầu cho thị trường. Ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả [Bộ Tài chính], cho rằng, cần rút kinh nghiệm trong đàm phán các dự án đầu tư nước ngoài liên quan tới xăng dầu, khi đây là mặt hàng nhạy cảm, ảnh hưởng tới an ninh năng lượng quốc gia.

Về phía Lọc dầu Nghi Sơn, ông Long nói, doanh nghiệp này cũng chưa làm tròn trách nhiệm trong đảm bảo cung ứng và nghĩa vụ cấp hàng theo hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên thị trường.

"Khi thị trường có biến động mạnh về nguồn cung, giá cả thì nhà máy này lại kêu khó khăn về tài chính và giảm công suất, dừng hoạt động là điều không thể chấp nhận được", ông nêu.

Chia sẻ với VnExpress, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước [Bộ Công Thương] cũng nói, tới lúc cũng cần xem lại trách nhiệm của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong đảm bảo cung ứng xăng dầu, an ninh năng lượng khi Chính phủ, Bộ Công Thương đã tạo điều kiện hết mức, đưa ra nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đầu mối đã cấp tập đàm phán, tăng nhập khẩu từ các nguồn để bù đắp lượng thiếu hụt từ Nghi Sơn. Với giá thành phẩm xăng dầu đang ở ngưỡng rất cao, việc nhập lúc này cũng khiến họ chịu nhiều rủi ro, chưa kể với các đầu mối kinh doanh nhỏ, quá trình nhập khẩu cũng không dễ dàng.

Hiện, những khó khăn tài chính của Nghi Sơn đã tạm thời được giải toả, khi nhà máy này được cấp tài chính ngắn hạn để duy trì sản xuất tới hết tháng 5. Trong lúc này, theo báo cáo của Bộ Công Thương, nhà máy vẫn hoạt động ở ngưỡng công suất 55-60% do cần chờ nguồn nguyên liệu dầu thô cập bến vào cuối tháng 2 này, mới có thể bắt đầu tăng công suất trở lại. Theo kế hoạch, Lọc dầu Nghi Sơn sẽ đạt công suất 80% vào giữa tháng 3 và chỉ có thể đạt 100% công suất từ dầu tháng 4 tới.

Bộ Công Thương cũng cho biết, việc giao hàng của Lọc dầu Nghi Sơn bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc giảm công suất lần này, khi tháng 2 chỉ giao được 43% kế hoạch. Dự kiến tháng 3, nhà máy này cung cấp khoảng 80% so với kế hoạch theo tháng, là 540.000 m3. Nhưng đáng nói, đến nay Nghi Sơn vẫn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5, nhất là sau tháng 5 chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất.

Nếu Lọc dầu Nghi Sơn vẫn hoạt động chưa ổn định sau tháng 5, để đảm bảo nguồn cung, Bộ Công Thương đã yêu cầu 10 doanh nghiệp đầu mối tăng nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng, dầu trong quý II. Ngoài ra, nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tăng công suất lên 105%.

Kỳ Duyên

Video liên quan

Chủ Đề