Nhà thơ nguyễn đình chiểu được sinh ra ở đâu

Nguyễn Ðình Chiểu – người mở đầu cho giai đoạn văn học của nửa cuối thế kỷ XIX. Tên tuổi của ông tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam. Để hiểu rõ hơn về ông, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Nguyễn Đình Chiểu là ai?

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822 ở làng Tân Thới, phủ Tân Bình, Gia Ðịnh và mất ngày 3-7-1888 tại Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngay từ khi còn nhỏ, Nguyễn Ðình Chiểu đã theo cha chạy giặc. Từ một cậu ấm bỗng chốc đã thành một đứa trẻ thường dân sống trong cảnh chạy loạn. Lớn lên, ông bị bệnh mù mắt, bị gia đình giàu có bội ước; công danh đang còn dang dở. Mặc dù gặp nhiều bất hạnh nhưng cuộc đời của ông lúc nào cũng gắn bó với nhân dân. 

Tuy bị mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã tiến thân thành danh bằng con đường hành đạo của chính mình. Ông đã mở lớp để dạy học; viết văn và bốc thuốc chữa bệnh cho dân và quan tâm lo lắng cho chiến sự. Lúc nào ông cũng làm cùng một lúc ba nhiệm vụ của ba người tri thức để cứu dân, giúp đời.

Nguyễn Đình Chiểu có nghị lực phi thường, vượt qua những bất hạnh của cá nhân và thời cuộc. Tất cả điều đó cô đúc lại thành khí tiết của một nhà nho yêu nước tiêu biểu cho giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

Nguyễn Đình Chiểu là ai

II. Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu

1. Gia đình

Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai. Sinh vào ngày mùng 1 tháng 7 năm 1822, tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, Gia Định; [nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh]. Ông xuất thân trong một gia đình nho giáo. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Phong An, huyện Phong Điền [nay thuộc huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế]. Khi lớn lên, ông Huy cưới vợ ở đây và có hai con [một trai và một gái]. 

Mùa hạ tháng 5 năm 1820, Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn ở Gia Định Thành. Đầu mùa thu, ông Huy đi theo Tả quân để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Tại đây, ông Huy có vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt; người làng Tân Thới và có bảy người con [4 trai, 3 gái], Nguyễn Đình Chiểu là con trai đầu lòng.

Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu

2. Cuộc đời 

a. Thuở nhỏ

Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ; và nổi trội là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc khởi nghĩa này đã khiến cha ông bỏ trốn ra Huế và bị cách chức. Năm 1833, cha ông trở lại Nam, gửi ông cho một người bạn ở Huế để tiếp tục việc học. Từ 12 đến 19 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế.

b. Lúc lớn lên

 Năm 1843, tức năm 21 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định. Khi ấy, có một nhà họ Võ đã hứa gả con gái cho ông. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu năm 1849. Nhưng chưa kịp thi thì ông nhận được tin mẹ mất tại Sài Gòn [1849]. Trên đường về chịu tang mẹ, do vất vả và khóc thương mẹ nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt; phải nghỉ lại Quảng Nam để chữa bệnh. Tuy không khỏi bệnh nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy cho nghề thuốc.

Đui mù, mất mẹ, hôn thê bội ước, cảnh nhà sa sút;… ông đóng cửa chịu tang cho đến năm 1851 mới mở trường dạy học và làm thuốc. Năm 1854, do cảm phục và mến thương ông; nên học trò Lê Tăng Quýnh đã xin gả em là Lê Thị Điền cho thầy.

c. Sự nghiệp sáng tác thơ văn 

Ngày 17 tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm được thành Gia Định. Ông cùng với gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Ở  đây, ông đã sáng tác ra Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay của quân Pháp, không chịu sống trong vùng bị chiếm đóng; Nguyễn Đình Chiểu cùng với gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, Vĩnh Long [nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre]. Tại nơi đây, ông vẫn dạy học, bốc thuốc. Ông cũng giữ mối liên hệ với những sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông cùng với lực lượng kháng chiến; từ chối mọi cám dỗ của quân địch.

Trong lúc này, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã sáng tác nhiều thơ văn bi tráng; tiếc thương đồng bào, bạn bè và những nghĩa sĩ đã mất. Ngày 3 tháng 7 năm 1888, ông mất tại Ba Tri, Bến Tre. 

Sự nghiệp sáng tác thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

III. Tác phẩm để đời của Nguyễn Đình Chiểu

Không chỉ là nhà giáo, thầy thuốc mà Nguyễn Đình Chiểu còn là một nhà thơ. Ông là “ngôi sao sáng nhất trong nền văn học ở miền Nam nửa sau thế kỷ 19”.

1. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 

Năm 1851, ông viết truyện thơ Lục Vân Tiên để tỏ rõ lòng yêu chính nghĩa, ghét gian tà. Số phận của nhân vật Lục Vân Tiên có những điểm tương đồng với số phận của ông như.: bỏ dở việc thi cử về quê để chịu tang mẹ, trên đường về bị bệnh và mù hai mắt.

Không những thế, chàng còn bị gia đình đã hứa gả con gái cho hãm hại; hết đẩy xuống sông lại bỏ vào hang sâu ở trong rừng. May mắn thay, Vân Tiên được Hớn Minh cứu giúp và được tiên cho thuốc nên mắt sáng lại. Đến khoa thi, chàng đã đỗ trạng nguyên và được cử đi dẹp giặc Ô Qua.

Trên đường thắng giặc trở về, chàng gặp Kiều Nguyệt Nga – người được Vân Tiên cứu giúp, nguyện gắn bó suốt đời. Khi về, Vân Tiên tâu hết mọi sự tình với vua để trừng trị kẻ gian ác, đền đáp người nhân nghĩa. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sống hạnh phúc bên nhau.

Truyện thơ Lục Vân Tiên có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều tầng lớp nhân dân và được lưu truyền dưới nhiều hình thức như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên”. 

2. Các tác phẩm khác

Trong thời gian dạy học, Nguyễn Đình Chiểu viết Dương Từ Hà Mậu; bênh vực Nho giáo chân chính, chống bọn đạo đức giả, tham danh lợi. Ngoài ra, ông còn nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như.: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; bài thơ Chạy giặc; Tan chợ,… góp phần cổ vũ, động viên tinh thần nhân dân chiến đấu chống giặc. Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu hầu hết được viết bằng chữ Nôm; với ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm. 

Tác phẩm để đời của Nguyễn Đình Chiểu

Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả sẽ biết thêm những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Hãy chia sẻ và góp ý cho chúng tôi ở phía dưới để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. 

Xem thêm: Chử Đồng Tử là ai? Tìm hiểu sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

Xem thêm: Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa – “Kho tàng sống” về ngôn ngữ và kinh kệ

Video liên quan

Chủ Đề