Nhạc sĩ văn cao được nhà nước truy tặng giải thưởng hồ chí minh vào năm nào

Nhạc sĩ văn cao được nhà nước truy tặng giải thưởng hồ chí minh vào năm nào
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho đại diện gia đình Liệt sỹ, Nhà báo Lương Nghĩa Dũng, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Ảnh: TTXVN)

Nhân kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2017), sáng 20/5, tại Nhà hát Lớn - Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật đợt Năm cho 18 tác giả có các tác phẩm, công trình được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 95 tác giả có tác phẩm, công trình được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước.

Đợt xét tặng thứ Năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được 31 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 209 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước của 21 hội đồng cấp cơ sở của 9 hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức họp 9 hội đồng chuyên ngành: âm nhạc, sân khấu, múa, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học và văn nghệ dân gian. Kết quả, có 25 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 133 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Nhà nước đủ điều kiện trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.

Sau phiên họp toàn thể của Hội đồng cấp Nhà nước, có 18 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 95 hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật cho các tác giả, thân nhân tác giả có tác phẩm công trình được trao tặng đợt Năm.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, nền văn học, nghệ thuật nước nhà đã kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đội ngũ văn nghệ sỹ được hình thành, tôi luyện và phát triển trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, là lực lượng tin cậy, trung thành của Đảng, Tổ quốc và nhân dân, có lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc, tâm huyết với nghề nghiệp, có nhiều công hiến tạo nên nền văn học, nghệ thuật cách mạng của dân tộc trong thời kỳ mới, xứng đáng với danh hiệu cao quý người nghệ sỹ-chiến sỹ.

“Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo, cống hiến của các thế hệ văn nghệ sỹ, những người đã góp phần củng cố, chấn hưng và làm vinh quang nền văn học, nghệ thuật cách mạng thời gian qua,” Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định.

Bày tỏ chúc mừng những thành tựu to lớn mà đội ngũ văn nghệ sỹ Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, bằng tài năng sáng tạo đặc biệt và sức lao động bền bỉ, các tác giả có tác phẩm, công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật năm 2017 đã sáng tạo nên các tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình có giá trị đặc biệt về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, bối cảnh tình hình mới đòi hỏi đội ngũ văn nghệ sỹ nước nhà cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về văn học, nghệ thuật, trọng tâm là Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nhạc sĩ văn cao được nhà nước truy tặng giải thưởng hồ chí minh vào năm nào
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các đại biểu dự buổi lễ. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các hội văn học, nghệ thuật tập trung đổi mới phương thức hoạt động nhằm tập hợp, tạo điều kiện để văn nghệ sỹ bám sát thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, phấn đấu sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người, vừa mang tính định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Cùng với đó, phải tích cực động viên, khích lệ các nhân tố mới tiến bộ lên án, phê phán cái xấu, cái ác đang cản trở sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam; phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng; đồng thời tập trung xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp; tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, tiến bộ của bạn bè năm châu.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam và các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, động viên, khích lệ đội ngũ văn nghệ sỹ nước nhà phát huy tài năng, năng lực sáng tạo, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình, đi cùng với việc chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, trân trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật; tôn vinh các văn nghệ sỹ trên cơ sở cống hiến của họ đối với đất nước.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ban, bộ, ngành chức năng để nghiên cứu, đề xuất xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật đối với các văn nghệ sĩ xứng đáng nhưng chưa được vinh danh.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Tới dự lễ tiếp nhận có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; đại diện các ban, bộ, ngành; bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao cùng các thành viên trong gia đình.

Cách đây hơn 70 năm, vào ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, hàng vạn quần chúng nhân dân đã hát vang bài “Tiến quân ca” trong Lễ chào cờ tại buổi Lễ Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1946, Quốc hội Khóa I đã quyết định chọn bài “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được ghi tại điều 3 Hiến pháp năm 1946, theo đề xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua chặng đường lịch sử hơn 70 năm qua, bài “Tiến quân ca” đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong thời kỳ hòa bình, xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 tiếp tục ghi nhận “Quốc ca” nước CHXHCN Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca”.

Nhạc sĩ văn cao được nhà nước truy tặng giải thưởng hồ chí minh vào năm nào

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao tại lễ tiếp nhận bài “Tiến quân ca”.

Trong “Báo cáo tiếp nhận bài “Tiến quân ca””, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: “Nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nhà thơ Văn Cao, người nghệ sĩ tài hoa đã qua đời vào ngày 10-7-1995. Ông đã để lại cho nền văn học, nghệ thuật của nước nhà nhiều tác phẩm, thơ, văn, nhạc, họa quý giá. Đặc biệt, trong lĩnh vực âm nhạc như: Tiến quân ca, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội, Mùa xuân đầu tiên… Với những cống hiến to lớn của mình cho cách mạng, cho đất nước, nhạc sĩ Văn Cao đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất tại Sắc lệnh số 32-SL, ngày 25-4-1949, với nội dung: “Ông Văn Cao, nhạc sĩ. Nhạc sĩ có tài, đã có công sáng tác bài ‘Quốc ca’”. Ngoài ra, ông còn được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất (1993) và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I (năm 1996).

Thể theo tâm nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao cùng toàn thể gia đình mong muốn hiến tặng bài “Tiến quân ca” cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam; thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với Văn phòng Quốc hội và các Ban, Bộ, ngành ký kết văn bản hiến tặng bài “Tiến quân ca” vào ngày 28-12-2015 có chứng thực của công chứng theo quy định của pháp luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các cơ quan liên quan làm thủ tục, hồ sơ đề nghị truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh của Chủ tịch nước đối với cố nhạc sĩ Văn Cao và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đối với bà Nghiêm Thúy Băng. Căn cứ pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý bài “Tiến quân ca”, có trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị bài “Tiến quân ca”. Việc tổ chức buổi lễ hôm nay thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ sáng tạo, văn nghệ, trí thức cả nước.

Nhà thơ, họa sĩ Văn Thao đã công bố bản hiến tặng “Tiến quân ca” với nội dung: “Tôi là Nghiêm Thúy Băng, 85 tuổi, cùng với 5 người con đẻ đồng ký tặng bản “Tiến quân ca” gồm cả nhạc và lời cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Bài “Tiến quân ca” ra đời tháng 10-1944, khi tác giả mới 21 tuổi. In trên trang Văn nghệ báo Độc Lập số đầu tiên và bài “Tiến quân ca” đã là bài hát của nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, bài hát đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong chiến tranh lẫn trong hòa bình. Gia đình chúng tôi bằng văn bản này trân trọng hiến tặng cả phần nhạc và phần lời. Trân trọng đề nghị Quốc hội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo thẩm quyền tiếp nhận bài “Tiến quân ca” và thông báo tới nhân dân. Văn bản này thành lập thành 9 bản, bà Nghiêm Thúy Băng cùng các con đã ký. Bà Nghiêm Thúy Băng đại diện gia đình trao tặng bài “Tiến quân ca””.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tận tay thư cám ơn tới bà Nghiêm Thúy Băng và gia đình.

Tin, ảnh: CHÂU SA