Pháp Luật Việt Nam có cấm cơ quan nhà nước Quân đội thành lập doanh nghiệp

  • Thành lập doanh nghiệp là ước mơ và mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp, theo quy định của Luật doanh nghiệp có rất nhiều đối tượng không có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp, các bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu xem mình có thuộc đối tượng bị cấm khi thành lập doanh nghiệp hay không? Nam Việt Luật xin chia sẻ các thông tin về nội dung trên nhằm giúp Quý khách hàng có thêm tài liệu tham khảo để nắm bắt được mình có nằm ngoài những đối tượng dưới đây hay không, để tránh bị xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền.

            Những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp 

    Theo quy định tại khoản 2, điều 18 Luật doanh nghiệp 2014, các đối tượng sau không có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp.

    “Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

    Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a] Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b] Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

    c] Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    d] Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    e] Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    f] Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

    a] Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b] Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

    a] Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

    b] Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước;

    c] Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.”

    Các trường hợp cấm quản lý doanh nghiệp theo Luật phá sản

    Theo quy định của Điều 130 Luật phá sản năm 2014 quy định như sau:

    Điều 130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản:

    1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp Nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
    2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
    3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
    4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.” 

    Như vậy, những cá nhân đã từng giữ vị trí quản lý hoặc đại diện phần vốn góp của Nhà nước trong các doanh nghiệp có vốn Nhà nước nhưng bị tuyên bố phá sản thì không được quyền tham gia quản lý ở các doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước. Ngoài ra, Người quản lý của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã mà cố ý vi phạm quy định của Luật phá sản thì sẽ tùy thuộc vào xem xét cảu Thẩm phán về việc có được quyền tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản. Tất cả các hạn chế này sẽ không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản do các trường hợp bất khả kháng.

    Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty có thành lập được doanh nghiệp nữa hay không?

    Trước đây, theo quy định tại Khoản 3 Điều 70 Luật doanh nghiệp 2005 Giám đốc và Tổng giám đốc công ty “ không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty ” Như vậy, theo quy định tại điều này, người đã quản lý doanh nghiệp này thì không được quyền quản lý doanh nghiệp khác. Tuy nhiên hiện nay, luật này đã hết hiệu lực. Vì vậy, hiện nay một người có thể làm quản lý cho nhiều doanh nghiệp trong 1 lúc mà vẫn được cơ quan nhà nước cho phép.

    Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đừng ngần ngại hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với Nam Việt Luật, chúng tôi cam kết sẽ tư vấn và giải đáp miễn phí mọi thắc mắc của khách hàng một cách chuyên nghiệp và tận tình nhất.

  • Kiến ThứcDịch Vụ Giấy PhépDịch vụ kế toán trọn gói

    Trước khi muốn thành lập doanh nghiệp, thì cần tìm hiểu kỹ mình có thuộc vô bị cấm hay không? Những đối tượng nào sẽ bị cấm thành lập doanh nghiệp. Bởi trong Luật doanh nghiệp quy định rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

    Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

     I. CĂN CỨ PHÁP LUẬT

    • Điều 14, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/10/2010
    • Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014

    II. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SAU ĐÂY KHÔNG CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

    • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
    • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
    • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; hay trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý theo đúng quy định;
    • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền  để quản lý phần vốn góp của Nhà nước theo đúng quy định;
    • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
    • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hoạt động kinh doanh.
    • Các trường hợp khác theo quy định của việc phá sản doanh nghiệp

    III. CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

    1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lại lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.

    Tại Điều 14, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định

    Nghiêm cấm các hành vi cũng như sử dụng tài sản của cơ quan để đầu tư, góp vốn và mua cổ phần của các doanh nghiệp để thu lợi riêng.

    Tài sản của Nhà nước và công quỹ quy định bao gồm như sau:

    • Các tài sản được mua và thanh toán bằng tiền của Nhà nước
    • Kinh phí được cấp từ, hỗ trợ Ngân sách của nhà nước
    • Đất được để sử dụng vào những mục đích đúng quy định của pháp luật
    • Tài sản và các lợi nhuận thu được từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí đã nói trên
    • Kinh phí được tài trợ từ Chính phủ, Tổ chức và cá nhân nước ngoài

    Thu lại lợi riêng cho tổ chức là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào một trong các mục đích sau đây:

    • Chia cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị dưới mọi hình thức
    • Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
    • Lập quỹ ngân sách hoặc bổ sung vào quỹ để phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị mình

    Như vậy, việc pháp luật quy định các chủ thể trên không được tham gia thành lập doanh nghiệp là nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc huy động, sử dụng ngân sách nhà nước.

    Đồng thời cũng góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gian lận, tham nhũng gây thiệt hại cho nguồn ngân sách nhà nước.

    2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật

    Các cán bộ, công chức không được phép thành lập doanh nghiệp. Bởi vì họ đang đảm nhiệm công việc công và ổn định, thường xuyên, lương đảm bảo đời sống của họ, họ có nghĩa vụ tận tâm và phục vụ cho xã hội và nhân dân.

    Cũng nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng quyền hạn của mình để làm hại đến lợi ích chung của xã hội và của Nhà nước.

    3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân đội nhân dân; hoặc thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người đã được ủy quyền

    Đây là những người có vai trò quan trọng trong An ninh – Quốc gia của mỗi quốc gia, được nhà đầu tư đào tạo chuyên môn, để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nên không được đầu tư cũng như thành lập doanh nghiệp để tránh bị phân tâm.

    4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác

    Đây là những người được nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Pháp luật quy định như vậy nhằm tránh sự tham ô trong công việc, phục vụ lợi ích riêng.

    5. Người chưa thành niên; bị hạn chế năng hoặc mất hành vi dân sự; tổ chức  không có tư cách pháp nhân; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự , chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hoạt động kinh doanh

    Những trường hợp này bị Pháp luật cấm nhằm đảm bảo an toàn, cũng như nhận định đúng năng lực cũng như khả năng của từng cá nhân. Để tránh sau này thành lập doanh nghiệp và phá sản nhanh chóng mất thời gian làm giấy tờ thủ tục giải quyết.

    6. Các trường hợp khác theo quy định của việc phá sản doanh nghiệp.

    Nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động của công ty được thành lập sau này, tránh tình trạng phá sản doanh nghiệp thêm lần nữa.

    IV. ĐỐI TƯỢNG BỊ HẠN CHẾ

    Trong Luật doanh nghiệp có quy định: Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một Doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

    Cũng như thành viên hợp danh sẽ không được làm chủ của doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh nào khác, trừ trường hợp mà được sự nhất trí của những thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh đó.

     V. KẾT LUẬN

    Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách xác định những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo đúng văn bản pháp luật đang thi hành. Thông qua bài viết bạn có thể liệt kê ra những đối tượng bị cấm đúng nhất mà không sợ nhầm lẫn trong nhiều trường hợp khác nhau. Uy Danh luôn đồng hành cùng bạn, chúng tôi hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn.

    VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Để được tìm hiểu thêm những thông tin về Dịch vụ kế toán và Dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay đến Uy danh để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ và giải quyết những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng – chính xác và tiết kiệm thời gian. Uy Danh – Sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp!

    CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

    Địa chỉ: 45D, Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

    Hotline: 0968.55.57.59 Website: uydanh.vn –

    Prev Post

    TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ

    Next Post

    NHỮNG NGÀNH NGHỀ CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CỦA GIÁM ĐỐC

    error: Alert: Content is protected !!

    Video liên quan

    Chủ Đề