Phương án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường

Đừng để thành chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”

Mặc dù các văn bản, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ về việc bảo đảm tạo thuận lợi cho lưu thông, vận chuyển hàng hóa trong bối cảnh dịch Covid-19, tuy nhiên, một số địa phương lại có quy định riêng hay thủ tục giữa các địa phương khác nhau gây nhiều khó khăn cho DN.

Ngày 25-8, nhiều xe chở hàng hoá bị ách tắc kéo dài tại Cần Thơ.

Dẫn chứng từ vướng mắc thực tế của chuỗi siêu thị MM Mega Market trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa ở TP Cần Thơ, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: "MM Mega Market đã cung cấp tất cả thông tin về xe, hàng hóa và tài xế/phụ lái trước 1 ngày vào 13 giờ hằng ngày cho Sở Công Thương TP Cần Thơ và sau đó có đóng dấu xác nhận của Sở Công Thương trên các danh sách phương tiện đã đăng ký. Tuy nhiên, do hiểu khác nhau về văn bản hướng dẫn của địa phương, về hàng hóa thiết yếu hay không thiết yếu nên chốt kiểm soát đã không đồng ý cho xe vào thành phố. Hoặc như việc không thống nhất về kết quả test nhanh hay PCR giữa các tỉnh khiến một hành trình chồng chéo các loại test gây lãng phí tiền và thời gian. Một số tỉnh như Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang yêu cầu test trước khi vào địa phương mặc dù kết quả test vẫn còn thời hạn [72 giờ theo quy định]... Một số địa phương khác như: Kon Tum, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang... không cho xe tải vào mà yêu cầu phải sang xe, đổi tài xế mới cho lưu thông...".

Ngày 25-8, xe bồn chở gas chờ hàng dài không thể đi qua Cần Thơ để cung ứng hàng cho các địa phương khác.

Không chỉ gặp khó trong vấn đề vận chuyển, lưu thông hàng hóa, nhiều DN tại TP Hồ Chí Minh muốn giải quyết các thủ tục hành chính [TTHC] vẫn phải đến trực tiếp cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện. Theo phản ánh của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, DN này có văn phòng chính đặt tại TP Hồ Chí Minh, có chức năng điều hành hoạt động sản xuất, cung ứng, xuất, nhập khẩu của 9 nhà máy trên cả nước. Trong khi, các thủ tục bắt buộc phải thực hiện trực tiếp [không có thủ tục online] như: Xin cấp chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu hàng hóa [tại Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực tỉnh Bình Dương; hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương... Do đó, việc di chuyển của nhân viên xuất, nhập khẩu hết sức cấp thiết, để giải quyết các thủ tục tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, việc di chuyển của họ ở hai địa phương trên lại không hề đơn giản.

Đánh giá về câu chuyện chuyển đổi số trong bối cảnh dịch bệnh, bàPhạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân [Ban IV] thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách TTHCcủa Thủ tướng Chính phủ cho biết: "Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hiện do các cơ quan có thẩm quyền cấp là bản giấy, không có cơ chế điện tử, nên DN bắt buộc phải đi làm thủ tục trực tiếp. Chúng ta nói rất nhiều về Cách mạng công nghiệp 4.0, về chuyển đổi số, về công nghệ, về hệ thống... và kêu gọi, yêu cầu DN hoạt động online. Vậy thì, các cơ quan nhà nước cũng phải chuyển mình tương tự".

Tiếp sức mạnh mẽ để doanh nghiệp vượt "bão"

Trong giai đoạn cấp bách hiện nay, chống dịch đang là nhiệm vụ được đặt ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức vừa sản xuất, vừa chống dịch hiệu quả, vừa tạo thuận lợi cho sản xuất là điều mà các DN mong mỏi. Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương: DN cần được sản xuất để duy trì sản lượng, giữ chân người lao động. Điều đó cũng đồng nghĩa chuỗi cung ứng mới duy trì, phục hồi. Để hiện thực hóa ý tưởng tạo "vùng xanh" trong sản xuất, nên cho phép những DN có đa số công nhân được tiêm vaccine, đáp ứng yêu cầu giãn cách trong sản xuất, trang bị đầy đủ phòng hộ cá nhân được hoạt động trở lại, không bắt buộc phải "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm". Bộ Y tế cũng cần sớm có hướng dẫn cụ thể các địa phương xây dựng kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các DN có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp; bổ sung quy trình cơ quan y tế phối hợp với DN tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc để DN sớm ổn định lại sản xuất và bảo đảm an toàn cho người lao động...

Kiểm soát phương tiện lưu thông trên "luồng xanh" tại Trạm thu phí Pháp Vân-Cầu Giẽ [Hà Nội]

Để việc lưu thông hàng hóa được thực hiện xuyên suốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ông Trần Duy Đông kiến nghị, văn bản chỉ đạo của các địa phương cần thống nhất các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động. Chấp nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 [theo phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng khuyên] có giá trị trong vòng 72 giờ theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, đề nghị Bộ Giao thông vận tải [GTVT] rút ngắn thời gian cấp QR [phân luồng xanh] cho DN, người dân...

Liên quan tới việc tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Bộ trưởng Bộ GTVTNguyễn Văn Thể yêu cầu các địa phương phải coi tất cả hàng hóa đều là thiết yếu, trừ hàng cấm. Tất cả các tuyến đường bộ, đường thủy đều là "luồng xanh" để phục vụ vận chuyển hàng hóa. Các địa phương phải lắng nghe những ý kiến đề đạt của DN để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh, qua đó kịp thời điều chỉnh phù hợp với thực tiễn...

Trước những khó khăn của DN, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: "Với tinh thần đồng hành cùng DN, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động; chính sách giãn, hoãn, giảm thuế; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí... Những chính sách này phần nào giảm bớt các khó khăn của DN, góp phần quan trọng duy trì tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết hỗ trợ DN trong bối cảnh đại dịch Covid-19... Dự thảo nghị quyết đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính, gồm: Thực hiện các biện pháp, phòng chống đại dịch Covid-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho DN ổn định và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn; hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho DN; tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia. Đây là những giải pháp được kỳ vọng sẽ tiếp sức mạnh mẽ để DN vượt "bão" Covid-19.

VŨ DUNG

Việc kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh đi kèm với đó là những khó khăn cũng trở nên phổ biến hơn thì việc tuyển dụng và đào tạo đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí là vô cùng quan trọng.

Trước đây, quản lý lao động là xét về hiệu quả và lợi tức đầu tư tốt nhất, nhưng cũng gặp phải một số trở ngại. Công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự phát triển của phương tiện kỹ thuật số và số hóa các ngành công nghiệp, mô hình kinh doanh mới, phát triển hành vi của khách hàng và điều kiện kinh tế đầy thách thức, tất cả đóng một phần quan trọng trong cách thức mà chúng ta vận hành kinh doanh.

Chúng ta bắt buộc phải tìm kiếm những người giỏi nhất: những người biết họ cần làm gì trong vị trí của mình và được trang bị tốt nhất để giải quyết nhu cầu thay đổi của thị trường bảo hiểm và thay đổi của một tổ chức phát triển nhanh.

Tôi đã thấy những bước phát triển khổng lồ trong lĩnh vực này và tôi luôn cố gắng bổ nhiệm những người giỏi nhất. Tôi liên tục đảm bảo nguồn nhân lực của mình tránh trì trệ và luôn duy trì tính cạnh tranh. Điều này liên quan đến việc xác định các kỹ năng cốt lõi nhằm mang lại tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh và nhân rộng hiệu quả đó cũng như khai thác tiềm lực của lực lượng lao động.

Để đảm bảo nhân viên có các kỹ năng cốt lõi cần thiết để thành công trong kinh doanh, có 5 lĩnh vực trọng tâm sau đây:

  1. Xác định điểm mạnh và điểm yếu chung của nhân viên
    Hiểu được những kĩ năng nền tảng của nhân viên hiện tại – gồm kĩ năng và kiến thức cá nhân, ảnh hưởng đến tập thể và hiệu quả kinh Doanh của họ. Sử dụng số liệu bán hàng, dữ liệu hiệu quả kinh doanh, quản lý chất lượng và số năm công tác để phân tích và cung cấp điểm chuẩn hiệu quả.
  2. Mục tiêu của bạn là gì?
    Mục tiêu nhóm và mục tiêu tổ chức là gì? Chắc chắn rằng cả bạn và nhóm của mình đều hiểu mục tiêu sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Phân tích cho phép bạn xác định các yếu tố cần thiết để đạt kết quả mong muốn và phát hiện những yếu tố không hiệu quả.
  3. Thiết lập liên hệ giữa những gì bạn có và những gì bạn muốn
    Hiểu được liên hệ giữa những kiến thức và kĩ năng của nhân viên và kết quả kinh doanh tối ưu của bạn. So sánh với mục tiêu của tổ chức. Sau đó xác định chỗ thiếu sót và chấp nhận các số liệu hiệu suất phù hợp để thực hiện các mục tiêu này.
  4. Tìm và điều chỉnh những thiếu sót
    So sánh từng nhân viên thông qua phân tích hiệu quả. Tìm ra những thiếu sót về kĩ năng, rút ra xu hướng tài năng và cải thiện mục tiêu kinh doanh liên quan. Thay vì đào tạo chung chung, huấn luyện cụ thể có thể mang lại lợi tức đầu tư lớn hơn. Nếu bạn cần một nhân viên mới, hãy tuyển người có kỹ năng phù hợp không phạm phải thiếu sót.
  5. Phân tích và sàng lọc
    Tiến hành đo đếm và phân tích dài hạn thường xuyên. Điều này cho phép bạn thực hiện các hoạt động liên quan và tập trung, đồng thời duy trì hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp có thể liên tục đầu tư vào đúng lĩnh vực dựa trên các mô hình cải tiến tập trung và có thể lặp lại, thay vì các lĩnh vực được cho là cần thiết.

Hiệu quả và tối ưu hóa tuyển dụng là một việc làm liên tục, chứ không phải một sáng kiến đơn lẻ. Mỗi cá nhân cải thiện bản thân thì hiệu quả tổ của chức cũng sẽ được nâng cao.

Nếu cho rằng nhân viên là nhân tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy thành công kinh doanh thì chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên trong tổ chức là đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí.

Video liên quan

Chủ Đề