Quản trị Công nghệ truyền thông ra làm gì

Ngành Công nghệ truyền thông là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực về truyền thông. Mục tiêu đào tạo của ngành là trang bị giúp sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng về sản xuất, phát triển, quản trị và kinh doanh các sản phẩm truyền thông phục vụ cho nhu cầu công việc tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện, giải trí đa phương tiện…

Ngành Công nghệ truyền thông học gì?

Theo học ngành Ngành Công nghệ truyền thông, Khoa Truyền thông đa phương tiện, sinh viên được rèn luyện, nghiên cứu chuyên sâu về báo chí – truyền thông, kết hợp với các kiến thức công nghệ thông tin và mỹ thuật để tạo ra các sản phẩm truyền thông như phát thanh, truyền hình, điện ảnh, đa phương tiện.

Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi và rèn luyện những kỹ năng rất hữu ích, phục vụ đắc lực cho công việc sau này:

  • Kỹ năng biên tập.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng sáng tạo.
  • Kỹ năng quản trị và kinh doanh quảng cáo truyền thông.

Ngành Công nghệ truyền thông có lĩnh vực làm việc đa dạng?

Những kiến thức được đào tạo giúp sinh viên có thể tham gia làm việc trong cả lĩnh vực truyền thông gián tiếp và truyền thông trực tiếp ở các loại hình như: quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, báo chí truyền thông, phát triển thương hiệu, xử lý biên tập âm thanh, hình ảnh phục vụ các chương trình truyền thông số, internet, blog, forum…Đây là một nghề thú vị, dễ dàng đạt mức thu nhập tốt, luôn tạo ra sự năng động và trải nghiệm trong cuộc sống.

Nếu như trước đây, người ta quen với việc sử dụng những công cụ đơn giản để làm truyền thông thì trong giai đoạn hiện nay, song song với những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thì truyền thông cần đến sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin để tạo ra những sản phẩm có giá trị và mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn. Đây là một trong những xu hướng hot nhất hiện nay và hứa hẹn mang đến một tương lai việc làm rộng mở cho người học.

Học Ngành Công nghệ truyền thông ra trường làm gì?

Sau 04 năm theo học tại trường, sinh viên có nhiều cơ hội làm việc đáng mơ ước vào các vị trí:

  • Lãnh đạo các bộ phận truyền thông của các cơ quan, doanh nghiệp.
  • Chuyên gia tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng.
  • Biên tập viên, phóng viên tại các tòa soạn báo in, báo điện tử; đài phát thanh, đài truyền hình; nhà xuất bản…
  • Chuyên gia marketing, quan hệ khách hàng tại các doanh nghiệp.
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực Ngành Công nghệ truyền thông.

Học Ngành Công nghệ truyền thông ở đâu?

Các trường đại học có đào tạo ngành Công nghệ truyền thông ở Việt Nam hiện nay:

  • Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  • Học viện Báo chí và tuyên truyền
  • Đại học FPT
  • . . .

Đăng ký tư vấn chọn ngành Công nghệ truyền thông miễn phí với Tư vấn tuyển sinh AUM Việt Nam tại đây!

Lĩnh vực Công nghệ truyền thông đang thu hút đông đảo giới trẻ lựa chọn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguồn nhân lực cho các công ty, doanh nghiệp. Ngành Công nghệ truyền thông tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho mình, tuy nhiên, để đạt được thành công trong lĩnh vực này bạn cần có tài năng sự kiên trì, bền vững với công việc.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé! 

1. Giới thiệu chung về ngành Công nghệ truyền thông

Ngành Công nghệ truyền thông [Mã ngành: 7320104]: là ngành học nghiên cứu về quá trình sản xuất truyền thông thông qua các công nghệ hiện đại. Cụ thể là sản xuất phim điện ảnh, chương trình truyền hình, phim quảng cáo, phim ngắn, tiểu phẩm... và quá trình kinh doanh truyền thông như kinh doanh và marketing phim ảnh, chương trình, nội dung, quảng cáo...

2. Các trường đào tạo ngành Công nghệ truyền thông 

Danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ truyền thông gồm:

3. Các khối xét tuyển ngành Công nghệ truyền thông 

Mã ngành 7320104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A01 [Toán, Vật Lý, Hóa Học]

  • A16 [Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn]

  • C00 [Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý]

  • C02 [Ngữ văn, Toán, Hóa học]

  • C15 [Ngữ văn, Toán, Giáo dục công]

  • D02 [Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga]

  • D14 [Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh]

  • D15 [Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh]

4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ truyền thông 

STT Học phần
1 Những NLCB của CN Mác Lênin 1
2 Anh văn 1
3 Mỹ học đại cương
4 Cơ sở văn hóa Việt Nam
5 Toán cao cấp
6 Tiếng Việt thực hành
7 Tin học đại cương
8 Những NLCB của CN Mác Lênin 2
9 Anh văn 2
10 Lý thuyết truyền thông
11 Quan hệ công chúng đại cương
12 Pháp luật đại cương
13 Nhập môn đa phương tiện
14 Cơ sở đồ họa máy tính
15 Tư tưởng Hồ Chí Minh
16 Anh văn 3
17 Đồ họa 2D ứng dụng 1
18 Công chúng truyền thông
19 Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
20 Truyền thông Internet
21 Nhiếp ảnh cơ bản
22 Đường lối cách mạng của ĐCS VN
23 Anh văn 4
24 Biên tập audio và video
25 Đồ họa 2D ứng dụng 2
26 Tâm lý học truyền thông
27 Ngôn ngữ truyền thông
28 Xây dựng chương trình phát thanh
29 Thực tập cơ sở
30 Tổ chức sản phẩm truyền thông
31 Xây dựng chương trình truyền hình
32 Kỹ năng viết truyền thông
33 Nhập môn quảng cáo
34 Truyền thông tiếp thị tích hợp
35 Thiết kế web
36 Các phương tiện truyền thông đại chúng
37 Xã hội học truyền thông
38 Thiết kế truyền thông
39 Phát triển web CMS
40 Tổ chức sự kiện
41 Thiết kế dàn trang
42 Truyền thông quốc tế
43 Thực tập chuyên ngành
44 Kỹ năng giao tiếp
45 Quản lý và đánh giá chiến dịch truyền thông
46 Xây dựng và phát triển thương hiệu
47 Tự chọn 1
48 Tự chọn 2
49 Tự chọn 3
50 Thực tập tốt nghiệp
51 Khóa luận tốt nghiệp

Theo Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông có cơ hội đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

  • Chuyên viên nghiên cứu về các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông chương trình truyền hình, quảng cáo, game, website... chuyên điều phối sản xuất, quản lý sản xuất, chương trình, kinh doanh thời lượng phát sóng, tác phẩm truyền hình, phát thanh.

  • Biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo in, báo mạng đài phát thanh, đài truyền hình từ trung ương đến địa phương.

  • Chuyên viên marketing, quan hệ khách hàng, quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, công ty.

  • Chuyên viên tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông, sự kiện quảng cáo, quảng bá doanh nghiệp, cá nhân, quan hệ công chúng.

  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường THPT đào tạo về lĩnh vực ngành Công nghệ truyền thông.

  • Làm việc tại các doanh nghiệp truyền thông như: công ty quảng cáo, công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, công ty nghiên cứu thị trường, phòng PR Marketing và quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Công nghệ truyền thông. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
 

Ngọc Sơn

Theo tuyensinhso.vn

Video liên quan

Chủ Đề