Quy chế hoạt động Ban Chấp hành Hội Khuyến học

UBND XÃ HÁT LỪU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMHỘI KHUYẾN HỌC Độc lập- Tự do- Hạnh phúcSố : 01/QĐ-KH Hát Lừu ,ngày …..tháng 9 năm 2010QUYẾT ĐỊNH V/v Phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ HÁT LỪU Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;Căn cứ kết quả Đại hội Khuyến học xã Hát Lừu lần thứ IICăn cứ quyết định số …/QĐ-UB ngày … tháng … năm …. của UBND Xã Hát Lừu v/v thành lập Hội Khuyến học xã;Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Khuyến học xã Hát Lừu QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học Hát Lừu Bản Quy chế ban hành kèm theo quyết định này gồm 7 chương 14 điều do BCH Hội Khuyến học xã xây dựng và thông qua ngày …. tháng …. năm 2010.Điều 2. UBND xã , Chủ tịch Hội Khuyến học, các chi hội khuyến học toàn xã chịu trách nhiệm thi hành triển khai quyết định .Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.UBND XÃ HÁT LỪU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMHỘI KHUYẾN HỌC Độc lập- Tự do- Hạnh phúcSố : 01/QC-KH DỰ THẢOQUY CHẾTỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI KHUYẾN HỌC XÃ HÁT LỪUKHÓA II- NHIỆM KỲ 2010- 2012*********************************************** CHƯƠNG ITÔN CHỈ MỤC ĐÍCHĐiều 1. Hội khuyến học xã Hát Lừu là tổ chức tự nguyện của mọi người dân có tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, tích cực tham gia xã hội hoá giáo dục, góp sức phấn đấu cho phong trào "toàn dân tham gia giáo dục” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và của địa phương.Điều 2. Hội Khuyến học xã Hát Lừu là thành viên của Hội Khuyến học huyện Trạm Tấu và là thành viên của Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã Hát Lừu -Hoạt động trong khuôn khổ Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Hội có tư cách pháp nhân, có tài sản và tài chính riêng.CHƯƠNG IINHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGĐiều 3. Hội Khuyến học xã Hát Lừu có nhiệm vụ phấn đấu nhằm đạt được 3 mục tiêu cơ bản:1. Khuyến khích và hỗ trợ phong tào học tập, xây dựng một xã hội học tập, nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp của mọi người trong nhà trường và trong xã hội, góp sức phấn đấu cho công bằng xã hội và Quyền lợi học tập của mọi người dân địa phương đặc biệt chú ý tới những người nghèo không có điều kiện học tập, những người có năng khiếu.2. Cổ vũ xã hội trân trọng vai trò của người thầy và chăm sóc người thầy trong sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo, khuyến khích người thầy phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp và đạo đức, kiến nghị với nhà nước về việc ban Hành chính sách và chế độ đãi ngộ người thầy tương xứng với yêu cầu đào tạo và với vị thế trong xã hội.3. Làm tư vấn về giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các nhà giáo dục, khoa học và những nhà tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, kiến nghị với các cấp lãnh đạo về chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển giáo dục.Điều 4. Để thực hiện tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ, Hội thực hiện các nguyên tắc sau đây trong tổ chức và hoạt động.1. Tuân thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp Nhà nước, các quy định của UBND xã và chịu sự quản lý của chính quyền, hợp tác với các nhà trường , tranh thủ sự hướng dẫn, hỗ trợ của UBMT Tổ quốc các cấp.2. Phát huy quyền chủ động, sáng tạo của các tổ chức, Hội liên kết với các tổ chức kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội các đoàn thể nhân dân tham gia xã hội hoá giáo dục.3. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ về tinh thần, vật chất của mọi tổ chức, cá nhân vì sự nghiệp khuyến học.CHƯƠNG IIIHỘI VIÊNĐiều 5. Công dân Việt nam ở trong và ngoài địa bàn có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục xã Hát Lừu , tán thành Điều lệ ,quy chế của Hội Khuyến học ,tự nguyện hoạt động theo sự phân công của Hội đều được xem xét và Công nhận là hội viên.Điều 6. Hội viên có nhiệm vụ:- Tôn trọng và thực hiện quy chế và Nghị quyết của Hội.- Tuyên truyền cho Hội và phát triển hội mới.- Đóng góp và tham gia xây dựng Hội.- Sinh hoạt trong các tổ chức của HộiĐiều 7. Hội viên có quyền lợi:- Trao đổi, thảo luận công việc của Hội, đề xuất ý kiến nhằm phát triển phong trào khuyến học và sự nghiệp giáo dục.- Bầu cử, ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của Hội.- Hưởng các quyền lợi do hoạt động của Hội mang lại.- Các thành viên của Hội được giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hoạt động.CHƯƠNG IVTỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘIĐiều 8. Tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học xã Hát Lừu bao gồm:1. Hội Khuyến học xã:1.1. Đại hội đại biểu Hội khuyến học xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội khuyến học Xã được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần; khi cần thiết có thể triệu tập sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng không quá 1 năm nếu 2/3 số uỷ viên Ban chấp hành thành Hội yêu cầu. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động của Hội trong nhiệm kỳ, quyết định chương trình hành động nhiệm kỳ tiếp theo, sửa đổi, bổ sung “Quy chế của Hội khuyến học xã” bầu cử Ban chấp hành thành Hội mới.1.2. Ban chấp hành hội khuyến học xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ đại hội, thực hiện Nghị quyết của Đại hội cấp mình, phân công công tác các uỷ viên BCH; bầu BCH, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên- BCH họp ít nhất 6 tháng một lần và họp bất thường khi cần thiết.Trong quá trình hoạt động, xuất phát từ nhu cầu công tác và đề nghị của lãnh đạo -BCH có thể tổ chức bầu cử bổ sung uỷ viên BCH với số lượng không quá 10% tổng số uỷ viên BCH do đại hội đã bầu.1.3. BCH có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Đại hội, hướng dẫn, giúp đỡ kiểm tra hoạt động của các tổ chức Hội ,quản lý các tổ chức của Hội ,quản lý tài chính, tài sản và lãnh đạo hoạt động của quỹ khuyến học, triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của BCH.1.4. Các tổ chức trực thuộc hội khuyến học: BCH hội lập các tổ chức trực thuộc giúp việc theo hướng tinh gọn: Ban hỗ trợ giáo dục và đào tạo và phát triển phong trào khuyến học; Ban tổ chức, Ban tuyên truyền….1.5. Quỹ khuyến học của hội có chức năng vận động và tiếp nhận các nguồn tài trợ để hỗ trợ cho các hoạt động khuyến học, hoạt động theo điều lệ của quỹ và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Người được giao quản lý quỹ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của quỹ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hội trưởng . 1.6. Ban kiểm tra của Hội có nhiệm vụ kiểm tra việc thi hành quy chế, việc thực hiện các Nghị quyết công tác, việc quản lý và sử dụng tài chính, kiểm tra tư cách cán bộ, hội viên, giải quyết đơn Khiếu nại, tố cáo đối với Hội viên và tổ chức, đề xuất các vấn đề về công tác kiểm tra với ban thường vụ hoặc BCH của Hội giải quyết.2. Tổ chức cơ sở:2.1. Hội khuyến học xã Hát Lừu có 10 chi hội ( Mỗi thôn bản, mỗi trường học là 1 chi hội) .Chi hội cử ra Chi hội trưởng, chi hội phó hoặc BCH chi hội từ 3 đến 5 uỷ viên. có nhiệm vụ xây dựng, phát triển và tổ chức phối hợp với các nhà trường, các đoàn thể xã hội, hội cha mẹ học sinh,các dòng họ để cùng vận động nhân dân tham gia các hoạt động khuyến học cơ sở, xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học của Hội cơ sở.2.2. BCH cơ sở điều hành công việc thường xuyên của Hội ,phân công một hoặc một số uỷ viên phụ trách quỹ khuyến học cơ sở và phân công uỷ viên phụ trách các mặt công tác, hỗ trợ và phát triển phong trào khuyến học, tổ chức, kiểm tra, văn phòng...đồng thời phân công công tác cho các hội viên.BCH Hội cơ sở sinh hoạt 6 tháng một lần.2.3. Quỹ khuyến học của Hội do BCH Hội cơ sở trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý dưới sự kiểm tra, hướng dẫn của Đảng ủy và chính quyền xã.2.4. Chi hội khuyến học của các nhà trường, các đơn vị, tổ chức đóng trên địa bàn xã có nhiệm vụ động viên khuyến khích cán bộ, công nhân viên chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ, Khen thưởng, hỗ trợ học sinh là con em của đơn vị học giỏi hoặc vượt qua hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học tập. Xây dựng quỹ khuyến học của đơn vị để hỗ trợ cho công tác khuyến học.

HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH 59B Nguyễn Thị Minh Khai.Q.I.TP.HCM ĐT: 39309634 – ĐT/Fax: 39301288 E.mail:

Số: 06/2009-HYH-QC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ————————————–

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 07 năm 2009

CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH

——————

Căn cứ chương IV, điều lệ Hội Y học TP. Hồ Chí Minh, ban hành kèm theo quyết định số 3841/QĐ-UBND ngày 14.08.2009 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

Căn cứ quy chế làm việc số: 06 /2007-HYH-QC ngày 27/01/2007 của Ban Chấp hành Hội Y học Khóa  VI.

Căn cứ biên bản họp Ban Chấp hành Hội Y học Khóa VII  ngày 21.07.2009 về việc sửa đổi bổ sung quy chế làm việc của Ban Chấp hành  Hội Y học TP. Hồ Chí Minh.


Để từng bước cụ thể hóa điều lệ nhằm hoàn thiện công tác quản lý điều hành Hội, góp phần hoàn thành nhiệm vụ nhiệm kỳ công tác Hội.

HỘI Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH BAN HÀNH MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

VỀ QUAN HỆ LỀ LỐI LÀM VIỆC NHƯ SAU:

ĐIỀU I: BAN CHẤP HÀNH, (BCH) Có trách nhiệm và quyền hạn:

1. Cụ thể hóa điều lệ Hội Y học TP. Hồ Chí Minh đã được Đại Hội Đại biểu Hội Y học TP. Hồ Chí Minh, lần thứ VII, nhiệm kỳ 2009- 2014 thông qua;

2. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu của Hội, chỉ đạo toàn bộ họat động của Hội giữa 2 thời kỳ đại hội và quyết định cơ cấu tổ chức của BCH Hội;

3. Tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Thành ủy, của Ủy ban nhân dân TP. HồChí Minh, của Tổng Hội Y học Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

4. Phân công nhiệm vụ các ủy viên Ban chấp hành và các Ban chuyên trách Hội.

5. Thông qua ban kiểm tra, theo dõi giám sát các họat động về tài chính của Hội, họat động của các Hội thành viên, các ban chuyên trách vị các đơn vị trực thuộc.

6. Nghe báo cáo, góp ý kiến về hoạt động của Ban thường vụ, Ban thường trực Hội.

7. Sơ kết công tác họat động Hội, công tác Thi đua, Khen thưởng và Kỷ luật thường  kỳ và đột xuất khi có yêu cầu.

8. Tổ chức hội nghị giữa kỳ và đại hội khi hết nhiệm kỳ.

ĐIỀU II: BAN THƯỜNG VỤ: Ban thường vụ: Có trách nhiệm theo dõi việc tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội và Hội thành viên giữa 2 kỳ họp của Ban chấp hành Hội.


1.
Chủ tịch Hội:

a. Là người đứng đầu tổ chức Hội, chịu trách nhiệm trước Hội, trước cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động đối nội, đối ngọai của Hội Y học Tp. Hồ Chí Minh.

b. Có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ họat động của Hội suốt nhiệm kỳ, triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường kỳ và đột xuất của Ban Chấp hành, Ban thường vụ, Ban thường trực, đề xuất những định hướng có tính chiến lược cho sự phát triển của Hội; quyết định các vấn đề đã được tập thể nhất trí thông qua.

c. Trực tiếp phụ trách về tài chính (chủ tài Khoản) về đối ngọai – báo chí, Chủ tịch đương nhiên các hội đồng của Hội, chỉ đạo công tác tổ chức Hội.

d. Giúp việc Chủ tịch có Ban thường trực, Tổng thư ký, phó tổng thư ký các Ban chuyên trách và Văn phòng Hội.


2. Các Phó Chủ tịch:

a. Khi Chủ tịch vắng mặt, chọn cử một trong các phó chủ tịch làm nhiệm vụ  thường trực, thay Chủ tịch điều hành công tác để thực hiện những vấn đề đã được tập thể nhất trí thông qua trong thời gian vắng mặt.


b. Các phó chủ tịch khác có trách nhiệm giúp Chủ tịch trong những mặt công tác được Chủ tịch phân công cụ thể và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch những kết quả của những mặt công tác đó.


3. Tổng thư ký:

a. Có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội tổ chức triển khai các họat động của Hội theo chủ trương kế họach được Ban chấp hành Ban thường vụ, Ban thừơng trực đề ra.

b. Quản lý điều hành các công việc họat động thường xuyên của các Hội thành viên, các Ban chuyên trách và các đơn vị trực thuộc, báo cáo định kỳ cho Chủ tịch, Ban thường vụ và Ban Chấp hành Hội.


c. Giúp việc cho Tổng thư ký có Ban thư ký.


4. Phó tổng thư ký:
Là cán bộ điều hành chuyên trách Văn phòng Hội để giải quyết công việc hàng ngày tại Văn phòng, Phụ trách một số công tác do Tổng thư ký phân công, thay mặt Tổng thư ký điều hành công việc khi Tổng thư ký vắng mặt.

ĐIỀU III: BAN THƯỜNG TRỰC,  có trách nhiệm và quyền hạn như sau:

1. Giúp chủ tịch xử lý công việc, để chỉ đạo cụ thể các mặt họat động  của Hội trong giữa 2 kỳ họp Ban thường vụ.

2. Thay mặt Ban chấp hành, Ban thường vụ, hướng dẫn các họat động của các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước và nghị quyết của đại hội, của Ban Chấp hành và của Ban thường vụ .

3. Chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ và Ban chấp hành về họat động của mình.

ĐIỀU IV: ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH

1. Ủy viên Ban chấp hành do các Hội thành viên đề cử, chịu trách nhiệm theo dõi và đôn đốc mọi họat động của Hội thành viên, ngoài trách nhiệm đã được BCH Hội Y học phân công. Thành viên được đề cử này là gạch nối giữa Ban Chấp Hành  Hội thành viên với  Ban Chấp Hành Hội Y học TP.HCM.

2. Các Ủy viên Ban chấp Hành, được phân công phụ trách một hoặc vài công tác cụ thể , cần xây dựng  kế họach tổ chức thực hiện cụ thể phần việc được phân công, góp phần  vào việc tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội .

3. Các ủy viên Ban Chấp hành khác: Thực hiện việc giám sát sự họat động của Hội Y học và Hội thành viên, thường xuyên tiếp xúc hội viên để góp ý kiến xây dựng Hội ngày càng vững về tư tưởng chặt về tổ chức và mạnh về họat động.

ĐIỀU V: VĂN PHÒNG HỘI: Là bộ phận có chức năng hành chính hậu cần của Hội, có     nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Đảm bảo các họat động về hành chính, văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc của Hội đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo của Chủ tịch, công tác điều hành của Tổng thư ký, theo đúng luật hành chính của Chính phủ qui định.

2. Đảm bảo hậu cần phục vụ cho các họat động thiết yếu của Hội như các dịch vụ để phục vụ cho các cuộc sinh họat hội do Hội tổ chức.

3. Quản lý sử dụng, bảo quản tài sản, giúp chủ tịch Hội quản lý chi tiêu tiền bạc của Hội theo đúng  qui định của Pháp luật.

1. Chánh văn phòng là cán bộ điều hành chuyên trách văn phòng Hội để giải quyết công việc hàng ngày ở văn phòng.

2. Các viên chức giúp việc trong các lĩnh vực tài chính, văn thư, thông tin liên lạc v.v.

ĐIỀU VI: CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, BÁO CÁO:


1. Chế độ sinh hoạt:

a. Ban chấp hành sinh họat mỗi năm 02 lần, vào tháng 01 và tháng 07, trường hợp đột xuất có ít nhất 2/3 Uỷ viên Ban chấp hành yêu cầu.

b. Ban thường vụ sinh họat mỗi 3 tháng, trường hợp đột xuất có ít nhất 2/3 Uỷ viên Ban thường vụ  yêu cầu.

c. Ban thường trực họp mỗi tháng 02 lần vào 14 giờ chiều thứ Ba tuần lễ thứ nhất và tuần lễ thứ ba hàng tháng,

d. Ban chuyên trách: Mỗi quí họp một lần,  trường hợp đột xuất do trưởng ban triệu tập,


Riêng Văn phòng Hội họp vào 14 giờ chiều thứ hai hàng  tuần.


f. Các Hội thành viên: Khi tổ chức sinh họat về Khoa học kỹ thuật hội nghị sơ tồng kết công tác của Hội thành viên. Đề nghị Hội thành viên mời Ban thường trực, để cử cán bộ tham dự nhằm  tạo sự gắn kết giữa Hội Y học và các Hội thành viên.


2. Chế độ báo cáo:

a. Hội Y học TP. Hồ Chí Minh và các Hội thành viên thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, sáu tháng và mỗi năm, trừ báo cáo đột suất theo yêu cầu của cấp trên.

b. Áp dụng thư điện tử (E-mail) trong giao dịch để  báo cáo định kỳ, trao đổi công tác trong nội bộ Hội Y học và các Hội thành viên.

ĐIỀU VII: HIỆU LỰC THI HÀNH

1. Quy chế này đựợc thông qua tại phiên Ban chấp hành ngày 21.07.2009.

2. Giao Ban thường trực tổ chức thực hiện kể từ ngày ký ban hành và thay thế các quy chế ban hành trước đây.


3. Chỉ có Ban chấp hành Hội Y học TP. Hồ Chí Minh mới có quyền thay đổi bổ sung quy chế này.

Nơi nhận:                                                              
– Ban chấp hành – Các Hội  thành viên

– Lưu VP  Hội

TM. BCH Hội Y học TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch ( Đã ký)      VS.TS Dương Quang Trung