Quy tác cấu tạo câu trong tiếng Anh

Tất cả các câu trong tiếng Anh đều được hình thành bởi 2 thành phấn đó là: Chủ ngữ và Vị ngữ ( Các động từ ).

  • Chủ ngữ: Có thể là người hay vật hoặc một điều gì đó được mô tả trong câu.
  • Động từ: Là hành động mà người hoặc vật thực hiện trong câu.

Nếu một câu thiếu đi chủ ngữ hay động từ nó không thể hình thành một câu hoàn chỉnh. Ví dụ trong câu “go to bed” chúng ta sẽ không thể hiểu ý nghĩa hoàn chỉnh của câu! Hãy cùng tìm hiểu cách để tạo thành câu hoàn chỉnh thông qua các yếu tố cơ bản dưới đây nhé!

Quy tác cấu tạo câu trong tiếng Anh

I. Các yếu tố cơ bản của một câu hoàn chỉnh

Mệnh đề độc lập: Một mệnh đề độc lập có thể đứng một mình như một câu. Nó chứa một chủ đề và một động từ và là một ý tưởng hoàn chỉnh.

Ví dụ: Hereadsmany books.

Mệnh đề phụ thuộc: Mệnh đề phụ thuộc không phải là câu hoàn chỉnh. Nó phải được gắn liền với một điều khoản độc lập để trở nên hoàn chỉnh. Điều này cũng được gọi là một điều khoản phụ.

Ví dụ: Because he reads many books,…

Chủ ngữ: Một người, động vật, địa điểm, sự vật hoặc khái niệm thực hiện một hành động. Xác định chủ ngữ trong câu bằng cách đặt câu hỏi ai là ai hay gì?

Ví dụ: I like music.

Động từ : Thể hiện những gì con người, động vật, địa điểm, sự vật hoặc khái niệm làm. Xác định động từ trong câu bằng cách đặt câu hỏi Đạo hành động hay chuyện gì đã xảy ra?

Ví dụ: I likemusic.

Đối tượng : Một người, động vật, địa điểm, sự vật hoặc khái niệm nhận được hành động. Xác định đối tượng trong câu bằng cách đặt câu hỏi Chủ đề đã làm gì? hoặc ai gửi cho ai? / Dành cho ai?

Ví dụ:I like music.

Cụm từ giới từ : Cụm từ bắt đầu bằng giới từ (nghĩa là in, at for, đằng sau, cho đến, sau, trong, trong) và sửa đổi một từ trong câu. Một cụm từ giới từ trả lời một trong nhiều câu hỏi. Dưới đây là một vài ví dụ: ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào?"

Ví dụ:Ilike music in the library.

Một số cấu trúc ngữ pháp có thể bạn quan tâm 1. Câu điều kiện trong tiếng anh 2. Câu đề nghị 3. Câu bị động

II. Các loại câu trong tiếng Anh bạn cần nắm vững

1. Câu đơn: Chứa một chủ ngữ , một động từ và nó cũng có thể có một đối tượng và bổ nghĩa. Tuy nhiên, nó chỉ chứa một mệnh đề độc lập.

Ví dụ: I rode my bike – Tôi đạp xe

She wrote.

2. Câu ghép : Một câu ghép chứa ít nhất hai mệnh đề độc lập. Hai mệnh đề độc lập này có thể được kết hợp với nhau bằng  dấu phẩy hoặcdấu chấm phẩy .

Ví dụ: I got in my car, and I drove into town – Tôi lên xe và lái xe vào thị trấn

She completed her literature review,andshe created her reference list.

Trong câu này mỗi mệnh đề đều có thể đứng độc lập tạo thành câu hoàn chỉnh

3. Câu phức: Một câu phức tạp chứa ít nhất một mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc. Mệnh đề phụ thuộc có thể đề cập đến chủ đề ( ai, trong đó ) trình tự  thời gian ( kể từ khi, trong khi ) hoặc các yếu tố nguyên nhân ( bởi vì, nếu ) của mệnh đề độc lập.

Nếu một câu bắt đầu bằng mệnh đề phụ thuộc, hãy lưu ý dấu phẩy sau mệnh đề này.Mặt khác, nếu câu bắt đầu bằng một mệnh đềđộc lập, không có dấu phẩy ngăn cách hai mệnh đề.

Ví dụ: Although she completed her literature review,she still needed to work on her methods section.

Trên đây là những cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản mà bạn cần nắm vững. Đây là một trong các bước căn bản đầu tiên giúp bạn có những bước đi vững chắc để chinh phục ngôn ngữ phổ biến toàn cầu này.

Chúc các bạn học tốt!

>>> Vì sao nên học tiếng Anh giao tiếp thay vì IELTS hay TOEIC? 

Để được tư vấn miễn phí về lộ trình học giao tiếp cho người mất gốc, các bạn để lại thông tin tại đây để được hỗ trợ nhé!

Quy tác cấu tạo câu trong tiếng Anh

 

Bài viết này, Benative Việt Nam sẽ giới thiệu cho các bạn cấu trúc của một câu tiếng Anh hoàn chỉnh, cũng như các thành phần trong câu giúp người học dễ hình dung tránh nhầm lẫn khi thành lập câu.

Quy tác cấu tạo câu trong tiếng Anh

I – CÁC CẤU TRÚC CỦA MỘT CÂU TIẾNG ANH HOÀN CHỈNH CƠ BẢN

Trước khi đi vào các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản trong câu, chúng ta cần làm quen với các ký hiệu viết tắt khi viết cấu trúc trong tiếng Anh.

– S = Subject: Chủ ngữ

– V = Verb: Động từ

– O = Object: Tân ngữ

– C = complement: Bổ ngữ

=> Đây cũng là các thành phần chính cấu tạo nên câu tiếng Anh.

1. Cấu trúc: S + V

Quy tác cấu tạo câu trong tiếng Anh

– Chúng ta sẽ bắt gặp một số câu chỉ có duy nhất cặp chủ ngữ và động từ.

Eg: It is raining. (Trời đang mưa.)

      S      V

– Những động từ trong cấu trúc của câu này thường là nội động từ (hay còn được gọi là những động từ không cần tân ngữ đi cùng.)

2. Cấu trúc: S + V + O

Quy tác cấu tạo câu trong tiếng Anh

– Đây là cấu trúc câu rất thông dụng và hay gặp nhất trong tiếng Anh.

Eg: I  like   cats. (Tôi thích mèo.)

       V       O

– Động từ ở trong cấu trúc câu này thường là những ngoại động từ (Hay còn được gọi là những động từ bắt buộc phải có tân ngữ đi kèm.)

3. Cấu trúc: S + V + O + O

Eg: She gave me a gift. (Cô ấy đã đưa cho tôi một món quà.)

         S      V   O     O

– Khi trong câu xuất hiện 2 tân ngữ đi liền nhau thì sẽ có một tân ngữ gọi là tân ngữ trực tiếp (Trực tiếp tiếp nhận hành động), và một tân ngữ là tân ngữ gián tiếp (không trực tiếp, tiếp nhận hành động)

Trong ví dụ trên, thì “me” sẽ là tân ngữ gián tiếp và “a gift” sẽ là tân ngữ trực tiếp. Vì hành động là “gave” (đưa – cầm vật gì đó bằng tay và đưa lại cho ai đó) -> Vậy chỉ có thể cầm “món quà” và “đưa” cho “tôi” nên “món quà” sẽ là tân ngữ trực tiếp tiếp nhận hành động, còn “tôi” là tân ngữ gián tiếp không trực tiếp tiếp nhận hành động.

Quy tác cấu tạo câu trong tiếng Anh

4. Cấu trúc: S + V + C

Eg:  He looks tired. (Anh ấy trông có vẻ mệt mỏi.)

         S     V      C

– Bổ ngữ có thể là danh từ, hoặc là một tính từ, chúng thường xuất hiện ở sau động từ. Ta thường gặp bổ ngữ khi chúng đi sau các động từ như:

+ TH1: Bổ ngữ là những tính từ thường đi sau các động từ nối:

Ví dụ:

S V (linking verbs) C (adjectives)
 She  feels/looks/ appears/ seems  tired.
 It  becomes/ gets  colder.
 This food  tastes/smells  delicious.
 Your idea  sounds  good.
 The number of students  remains/stays  unchanged.
 He  keeps  calm.
 My son  grows  older.
 My dream  has come  true.
 My daughter  falls  asleep.
 I  have gone  mad.
 The leaves  has turned  red.

+ TH2: Bổ ngữ là 1 danh từ đi sau các động từ nối

Ví dụ:

S V(linking verbs) C (nouns)
 He  looks like  a baby
 She  has become  a teacher
 He  seems to be  a good man
 She  turns  a quiet woman

+ TH3: Bổ ngữ là các danh từ chỉ khoảng cách, thời gian hay trọng lượng thường gặp trong cấu trúc: V + (for) + N (khoảng cách, thời gian, trọng lượng)

Ví dụ:

S V C (Nouns)
 I  walked  (for) 20 miles.
 He  waited  (for) 2 hours.
 She  weighs  50 kilos
 This book  costs  10 dollars
 The meeting  lasted  (for) half an hour.

5. Cấu trúc câu: S + V + O + C

Eg: She considers herself an artist. (Cô ta coi bản thân cô ta là một nghệ sĩ.)

          S       V           O          C

– Bổ ngữ trong cấu trúc câu này là bổ ngữ của tân ngữ. Và thường đứng sau tân ngữ.

II- CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRONG CÂU TIẾNG ANH

Quy tác cấu tạo câu trong tiếng Anh

1. Chủ ngữ: (Subject = S)

– Là một danh từ hay một cụm danh từ, một đại từ (là con người, sự vật hay sự việc) thực hiện hành động (trong câu chủ động) hoặc bị tác động bởi một hành động (trong câu bị động).

Eg:      My father plays football very well.

           This book is being read by my friend.

2. Động từ: (Verb = V)

– Là một từ hoặc một nhóm từ thể hiện hành động, hay một trạng thái.

Eg: She eats very much. (Cô ấy ăn rất nhiều.)

           V => chỉ hành động

  She disappeared two years ago. (Cô ấy đã biến mất cách đây 2 năm). => V chỉ trạng thái (biến mất)

3. Tân ngữ (Object = O)

– Là một danh từ, một cụm danh từ hay là một đại từ chỉ người, sự vật hoặc sự việc chịu tác động/ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của động từ trong câu.

Eg: I bought a new car yesterday.

4. Bổ ngữ (Complement = C)

– Là một tính từ hoặc là một danh từ thường đi sau động từ nối hoặc tân ngữ dùng để bổ nghĩa cho chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.

Eg: She is a student.  => Bổ ngữ cho chủ ngữ “she”.

     He considers himself a super star. (Anh ấy coi bản thân mình là một siêu sao.)

       S     V               O           C

5. Tính từ (Adjective = adj)

– Là những từ dùng miêu tả về (đặc điểm, tính cách, … của người, sự vật hoặc các sự việc), thường đứng sau động từ “to be”, đứng ở sau một số động từ nối, hay là đứng trước danh từ bổ nghĩa cho danh từ.

Eg: She is tall. (Cô ấy cao.)

 He looks happy. (Cậu ấy trông có vẻ hạnh phúc.)

 They are good students. (Họ là những học sinh giỏi.)

6. Trạng từ (Adverb = adv)

– Là những từ từ chỉ cách thức xảy ra của hành động, chỉ thời gian, địa điểm, mức độ, tần suất. Trạng từ có thể đứng ở đầu hoặc ở cuối câu, đứng trước hoặc là sau động từ để bổ nghĩa cho động từ, và đứng trước tính từ hoặc trạng từ khác để bổ nghĩa cho tính từ hoặc là trạng từ đó.

Eg: Yesterday I went home late. (Hôm qua tôi về nhà muộn)

   I live in the city. (Tôi sống ở thành phố.)

   He studies very well. (Anh ấy học rất giỏi.)

Các bạn đã nắm rõ về cấu trúc của một câu tiếng Anh hoàn chỉnh chưa? Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại comment dưới bài viết để được chúng tôi trả lời nhanh nhất nhé.